Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lụ cở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 41)

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.4.Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lụ cở Nhật Bản

Theo các nguồn tư liệu đã thu thập được, tại Nhật Bản đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề văn bản cũng như so sánh và định giá tác phẩm.

Tác giả người Nhật Bản Kawamoto Kurivé trong tiểu luận Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn lục (lịch sử sáng tác, xuất bản và nghiên cứu theo cái nhìn văn học so sánh) nhấn mạnh tính cộng đồng về mặt thể loại, vấn đề tác giả, thời điểm ra đời và phương pháp cải biến gắn liền với đặc điểm văn hóa mỗi dân tộc Việt Nam và Nhật Bản khi cùng tiếp nhận ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại. Học giả Kawamoto Kurivé đề cập đến nhiều vấn đề như tác giả và thời gian sáng tác truyện, hệ thống các bản in, phương pháp cải biên và đi đến xác định: “Tuy nhiên, trong bản cải biên Việt Nam nổi lên một tinh thần văn học đặc biệt ở chỗ các mô tip được sắp xếp theo cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

phát triển quan điểm về thế giới và nêu lên giá trị của người Việt Nam nhằm đề cao ý thức dân tộc (…). Nguyễn Dữ tuy vẫn tôn trọng thế giới văn học của nguyên bản nhưng ở đâu cũng tìm rút ra những đề tài và mô tip đáng chú ý đều nhằm tạo ra một thế giới đặc biệt khác lạ dù phải đưa vào những yếu tố của bản gốc” [21; 62]. Đối sánh với ý kiến của các nhà nghiên cứu Pháp cũng như Nhật Bản từ nửa đầu thế kỷ XX mà Kawamoto Kurivé đã dẫn ra: “Những mối quan hệ sâu xa giữa Truyền kỳ mạn lục và tập truyện của Cù Hựu có thể thấy rõ qua lời tựa của hai cuốn sách này mà tôi sẽ nói sau. Dù sao nhà nghiên cứu đầu tiên đã nêu lên nhận xét này là Giáo sư Emile Gaspardone, người đã viết trong Thư mục An Nam đăng trong BEFEO (Tạp chí Viễn Đông Bác Cổ) năm 1943 rằng: “Đại thể nó mô phỏng tập truyện Tiễn đăng của một nhà Nho đời Nguyên (…). Tiếp đó, Giáo sư S. Okuno ở Nhật Bản năm 1940 trong bản luận văn nhan đề

“Truyền kỳ mạn lục, tác phẩm nổi bật của văn học An Nam” đã nêu lên nhiều truyện của Nguyễn Dữ để nhận xét rằng nhìn tổng thể thì đây là tập truyện viết lại theo mô hình tác phẩm của Cù Hựu” [21; 58] đã cho thấy rõ những chuyển biến trong nhận thức cũng như đánh giá, tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục qua thời gian gần một thế kỷ, ghi nhận những đóng góp mới trong vài ba chục năm gần đây.

Cách mấy năm sau, Kawamoto Kuniye trong tiểu luận “Bàn về các bản in sách Truyền kỳ mạn lục” tiếp tục bàn lại vấn đề văn bản tác phẩm. Có thể coi đây là một thế mạnh của tác giả cũng như giới nghiên cứu cổ văn Nhật Bản vì họ am hiểu chữ Hán và có kinh nghiệm xử lý các văn bản Hán Nôm. Sau khi mô tả, so sánh 5 bản khắc in Truyền kỳ mạn lục khác nhau, Kawamoto Kuniye đi đến xác định: “Về phần mình, bản in 1763, sau phần mục lục, có mấy lời Nhà xuất bản như sau: “Vào một ngày tháng giêng năm Cảnh Hưng 24, đã in lại bản sách của gia đình Nguyễn Bích, người làng Liễu Chàng”, “Gia bản” ở đây dĩ nhiên có nghĩa là một bản in do gia đình bảo quản, như cách giải thích của GS. Emile GASPARDONE về “Nguyễn Bích”, ta có thể hiểu đây là cuốn sách do một người có tên là Bích, thuộc họ Nguyễn, lưu giữ. Gia đình này có lẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

là một gia đình thợ khắc ở làng Liễu Chàng, và lời Nhà xuất bản vạch chỉ một người thuộc làng Liễu Chàng là Nguyễn Bích vào ngày nói trên đã in và xuất bản cuốn sách do gia đình ông tàng trữ. Đúng như điều vừa xác nhận, đáng lẽ giữ lại những tấm ván khắc đã dùng để in, thì theo thói quen, không nghi ngờ gì nữa, người ta lại giữ những bản sách nổi tiếng của gia đình cho những thợ khắc thuộc dòng họ mình trong tương lai, đây cũng là cách tạo điều kiện để tái bản một tác phẩm theo yêu cầu bạn đọc” [22].

Trong một trường hợp khác, tác giả Nguyễn Thị Oanh (người Việt Nam) đã có bài viết với nhan đề “Ca tỳ tử (Otogiboko) và “Vũ nguyệt vật ngữ

(Ugetsumonogatari) với Truyền kỳ mạn lục” [59]. Trong bài viết này tác giả tiếp nhận nhiều kết quả từ một số nhà nghiên cứu người Nhật và tiếp tục so sánh Ca tỳ tửVũ nguyệt vật ngữ với Truyền kỳ mạn lục trên những chi tiết có liên quan đến Tiễn đăng tân thoại. Từ đó tác giả so sánh giữa Mẫu đơn đăng lung (Botan doro) (Truyện chiếc đèn mẫu đơn) với Mộc Miên thụ truyện

(Truyện Cây gạo) trên những chi tiết chính có liên quan đến Mẫu đơn đăng kí

(Truyện chiếc đèn mẫu đơn) của Tiễn đăng tân thoại. Và một bảng nữa Zigoku o mite yomigaeru (Truyện sống lại sau khi xuống âm phủ) với Hạng Vương từ ; Tản Viên từ Phán sự lục; Long đình đối tụng trên những chi tiết có liên quan đến Lệnh Hồ sinh minh mộng lục của Tiễn đăng tân thoại). Khi so sánh Mộc miên thụ truyệnMẫu đơn đăng lung, tác giả chú ý đến nhận xét của các Giáo sư Nhật Bản cho rằng ở Mộc miên thụ truyệnMẫu đơn đăng lung, thế giới của Tiễn đăng tân thoại từ nhân vật, địa điểm, và thời đại cho đến phong tục tập quán đã được thay đổi sang Việt Nam và Nhật Bản. Nguyễn Dữ đã dùng hình ảnh cây gạo làm nhan đề cho câu chuyện của mình. Ở Việt Nam trong các câu chuyện từ ngàn xưa còn lưu lại, chuyện ma cây đề, tinh cây gạo là đề tài mà bất cứ làng quê nào cũng có. Nói đến cây đa, cây đề, cây gạo là nói đến hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Ở Mộc miên thụ truyện, thông qua pháp thuật của đạo sĩ, các hiện tượng thiên nhiên kì quái đã xảy ra dữ dội trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

bầu trời, dưới mặt đất, trên sông... trong chốc lát không cần xét xử họ đã bị đưa xuống Địa Ngục.

Tác giả đưa ra ý kiến của Giáo sư Xuyên Bản nhận xét Nguyễn Dữ đã không có ý vay mượn trung thành nội dung tập truyện Trung Quốc, Nguyễn Dữ mượn một số mô típ có sẵn của Lệnh Hồ sinh minh mộng lục đã xây dựng lại nhân vật, tổ chức lại kết cấu, nhằm tạo ra một tác phẩm có phong thái hoàn toàn mới lạ. Hơn thế nữa, trong khi cải biên theo truyện gốc, Nguyễn Dữ đã làm nổi lên một tinh thần văn học đặc biệt ở chỗ cho các mô típ phát triển trên nền các sự kiện lịch sử có thật ở Việt Nam. Do vậy tác phẩm của Nguyễn Dữ mang tính dân tộc ở một mức độ nhất định. Tác giả so sánh các truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu; Nghiệp oan Đào thị (Truyền kỳ mạn lục) với Ái Khanh truyện (Tiễn đăng tân thoại).

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 41)