5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Khái quát về đội ngũ các nhà nghiên cứu Truyền kỳ mạn lụ cở Việt
Trên cả hai cấp độ dân tộc và quốc tế, việc khảo sát thực thể tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục cũng như đặt trong tương quan với các nền văn học khu vực đều đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giới hạn ở việc khai thác độc lập những đặc điểm riêng của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục thấy rõ dấu ấn một thế hệ các nhà nghiên cứu thời Đổi mới với việc khẳng định “Một thành tựu của truyền kỳ văn học viết bằng chữ Hán và đi sâu vào phân tích, tổng kết các nội dung: “Trong Truyền kỳ mạn lục có loại truyện vạch trần chế độ đen tối hủ bại của giai cấp phong kiến lúc suy thoái, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan, nhũng lại”, “Ngoài việc phản ánh tinh thần tự hào dân tộc vốn là truyền thống của văn học. Truyền kỳ mạn lục lại phản ánh tư tưởng của thời đại”, “Tư tưởng của Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục
trước hết thể hiện ở lý tưởng chính trị xã hội của ông”, “Truyền kỳ mạn lục có nhiều truyện miêu tả tình yêu nam nữ hạnh phúc gia đình trong hoàn cảnh khó khăn và đầy biến động của xã hội phong kiến”, “Đáng chú ý hơn cả trong
Truyền kỳ mạn lục là thành tựu về mặt xây dựng nhân vật” [80]. Về sau này Nguyễn Phạm Hùng góp phần tổng thuật và phân tích khuynh hướng tư tưởng của Truyền kỳ mạn lục qua một số nội dung sáng tác như “Phẩm chất dân tộc”, “địa vị của lực lượng phong kiến thống trị”, “vấn đề người trí thức phong kiến”, “vấn đề người phụ nữ” và những khía cạnh nghệ thuật: “Nhưng vấn đề cơ bản có thể nói các mâu thuẫn, xung đột của nhiều truyện được triển khai khá thống nhất, tần số lặp lại các mô thức nghệ thuật trong việc thể hiện các mối xung đột ở một loạt các tác phẩm viết về người phụ nữ, người trí thức hay các lực lượng thống trị đã làm thành một loạt các tác phẩm viết về người phụ nữ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
người trí thức hay các lực lượng thống trị đã làm thành một cơ sở đáng tin cậy cho việc xác định khuynh hướng sáng tác của nó” [13].
Tác giả Đinh Thị Khang đã tiến hành nghiên cứu so sánh hai tác phẩm
Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục ở góc độ chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong bài viết có nhan đề: “So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục”.
Tiếp theo là tác giả Phạm Tuấn Vũ với bài viết “Bàn góp về tiếp thụ và Đổi mới trong Truyền kỳ mạn lục”. Tác giả chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của Tản Viên từ phán sự lục (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) thuộc
Truyền kỳ mạn lục với Thái Hư tư pháp truyện (Chức tư pháp ở điện Thái Hư) thuộc Tiễn đăng tân thoại, tiêu chí so sánh là hai truyện của hai quốc gia nhưng đồng loại hình văn học trung đại, cùng thể loại truyện truyền kỳ và đều viết bằng chữ Hán. Và đối sánh hai truyện Nam Xương nữ tử lục (Chuyện người con gái Nam Xương) thuộc Truyền kỳ mạn lục với Người thiếu phụ ở Nam Xương, một truyện dân gian Việt Nam. Tiêu chí so sánh hai truyện này đều là của văn học Việt Nam nhưng khác loại hình.
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Thế kỉ XVI) có nhiều vấn đề về tác giả, văn bản, dịch thuật và các phương tiện nội dung, nghệ thuật đều đã được tìm hiểu khá toàn diện. Ở đây có thể kể đến một số nhà nghiên cứu từng có đóng góp theo nhiều mức độ khác nhau trong quá trình tiếp cận Truyền kỳ mạn lục như Bùi Duy Tân, Nguyễn Duy Hinh, Trần Đình Sử, Phạm Tú Châu, Nguyễn Nam, Nguyễn Đăng Na, Trần Nho Thìn, Vũ Thanh, Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Công Lý, Đinh Phan Cẩm Vân… Trong đội ngũ trên, có người hướng đến nghiên cứu từng phương nội dung và nghệ thuật Truyền kỳ mạn lục; có người đã thực hiện cả những chuyên luận, chuyên khảo và chương mục trong giáo trình; có người thiên về nghiên cứu so sánh; có người thiên về dịch thuật, giới thiệu; có người tập trung phân tích, bình giảng, bình luận… Tất cả làm nên sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
phong phú và được nhận diện trên bốn bình diện tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục
cơ bản sau: Các phương diện nội dung - Các phương diện nghệ thuật - Nghiên cứu so sánh - Truyền kỳ mạn lục trong nhà trường…
3.2. Tiếp nhận các phƣơng diện nội dung Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục toát lên tinh thần dân tộc, phản ánh tính thần tự hào dân tộc dù được viết bằng chữ Hán (Sau đó không lâu tác phẩm được Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm). Hầu hết nhân vật chính của hai mươi thiên truyện diễn ra trong bối cảnh nước ta, thời gian xảy ra các truyện là đời Lý, đời Trần hoặc Lê sơ, không gian của các truyện là từ Nghệ An trở ra. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ thể hiện được quan niệm “địa linh nhân kiệt” - một quan niệm đã hình thành từ lâu trong giới trí thức yêu nước và rất phù hợp với tâm lý chung của nhân dân ta ngày xưa.
Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên: ca ngợi khí phách của Ngô Tử Văn trong việc truy nã vong hồn tướng giặc, Tử Văn dũng cảm đốt ngôi đền mà tên tướng giặc Minh bị quân ta giết, vong hồn hưng yêu tác quái đánh đuổi một vị thần thổ địa bị chiếm phần hương lửa
Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, mục nát, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan ô lại, nhũng nhiễu dân lành, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, phản ánh được ít nhiều cảnh khổ cùng cực của nhân dân, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật… tác phẩm phản đối kẻ đương quyền bằng thái độ bất hợp tác, đi ở đợ và qua hình tượng người ẩn sĩ trong tác phẩm đã thể hiện lý tưởng của mình (Câu chuyện đối đáp người tiều phu ở núi Na, Từ Thức lấy vợ tiên, bữa tiệc đêm ở Đà Giang): lý tưởng thoát tục
Cảnh chiến tranh khiên cho nhân dân đau khổ: Người nghĩ phụ ở Khoái châu
Nạn cướp bóc, quấy nhiễu của bọn lưu manh: chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Tố cáo bọn vua quan dối trá, tham dục, vung vãi: chuyện đối đáp Người Tiều phu ở núi Nưa, chuyện Bữa tiệc đêm ở Đà Giang.
Với hôn quân bạo chúa, Nguyễn Dữ phê phán những lượt sai bảo của chúng, Nguyễn Dữ dựng lên bạn tham quan ô lại gian ác, hiểm độc: nhân vật Lý Hữu Chi (chuyện Lý tướng quân) nhân vật Trụ quốc họ Thân (truyện nàng Túy Tiêu).
Dưới ngòi bút của tác giả, tính cách tham bạo xuất phát từ bản chất giai cấp của nhân vật, được khắc họa rõ nét với những tình tiết có lựa chọn. Nguyễn Dữ đã nhìn thấy sự thật: bọn tướng quân, quan lại trong thời ông nhiều kẻ không hề có lý tưởng “trí quân trạch dân” mà lại dùng thủ đoạn xấu xa trèo lên bậc thang danh vọng để vinh thân, phi gia.
Sĩ phu không ít kẻ hư hỏng, trụy lạc. Tình hình Nho học suy đồi, việc học việc thi trở thành bậc thang công danh bám đầy bùn nhơ. Kẻ sĩ chỉ chuộng hư văn, bo bo mưu lợi ích cho mình. Hơn nữa, kẻ sĩ lắm khi chạy theo sự hưởng lạc đồi bại (nhân vật Hà Nhân trong “Truyện kì ngộ ở Trại Tây”)
Thế kỷ XV – XVI là thế kỷ của truyện truyền kì. Con người trở thành trung tâm và đối tượng phản ánh của văn học - đây là nét đặc trưng nổi bật của văn xuôi tự sự thời kỳ này. Nguyễn Dữ bắt đầu lấy con người là đối tượng phản ánh trong tác phẩm của mình, con người là đối tượng của văn học và là trung tâm phản ánh nghệ thuật. Nguyễn Dữ bên cạnh đó còn dành khá nhiều tâm huyết để viết về những kiếp người bị áp bức, đặc biệt ông hướng ngòi bút của mình về người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Nguyễn Dữ đã dành khá nhiều tâm huyết để khắc họa những người phụ nữ không được hưởng hạnh phúc trong thời đại của ông, dù đó là người phụ nữ có đầy đủ công – dung – ngôn – hạnh như: thủy chung, làm tròn phận sự của người con, người mẹ, người vợ như Nhị Khanh trong Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Thị Thiết trong Người con gái Nam Xương, tiết hạnh như Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương hay phá phách như: Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, lẳng lơ như Đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị… Và với họ cái chết dương như là số mệnh, số phận sẵn có khi họ có mặt trên thế giới này.
Truyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào: với niềm tự hào theo kiểu nhà Nho, Nguyễn Dữ đã đặt Tô Hiến Thành, Chu Văn An - hiền tài đạo cao đức cả nổi tiếng một thời – nổi trội giữa hàng ngàn danh thần Hán, Đường trong động “Nho thần”
Truyện Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa bao hàm niềm tự hào về văn vận của đất nước.
Các truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện Lệ Nương phản ánh ký ức của nhân dân về cuộc kháng chiến chống Minh hồi đầu thế kỉ XV và niềm tự hào về cuộc kháng chiến ấy.
Trong Truyền kỳ mạn lục có thế giới do con người tưởng tượng ra – thế giới thần kỳ, thế giới tín ngưỡng dân gian, của Đạo giáo đầy rẫy những việc quái dị, Nguyễn Dữ có sự nghi ngờ có tình cảm duy lý của nhà Nho đối với thế giới này.
Truyện Từ Thức lấy vợ tiên – một truyện đầy màu sắc Đạo giáo, tác giả khuyên “những bậc quân tử sau này, khi để mất đền sẽ liệu mà thêm bớt, bỏ chỗ quái mà để chỗ thờ phỏng có hại gì đâu”.
Lời bình Truyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào: không muốn tin những truyện quỷ thần nhưng vì các truyện đó quan hệ đến cương thường phong hóa nên chép ra để truyền lại cho đời sau.
Nhà Nho Nguyễn Dữ không tin vào sự quái dị nhưng nhà văn Nguyễn Dữ lại xây dựng những nhân vật, những tình tiết dưới ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng thần linh của Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong Truyền kỳ mạn lục, thế giới thần cũng tồn tại với thế giới người, những quái dị xen kẽ với những điều bình thường, tình tiết thực lẫn ảo, việc người quan hệ với việc thần tiên ma quỷ. Những phương thuật bói toán, cầu cúng, tu tiên, những tư tưởng luân hồi, nghiệp báo… đầy rẫy trong tác phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Lý do trong bước suy thoái của chế độ phong kiến, trước những thăng trầm khôn lường, khó liệu của một xã hội hỗn loạn, kinh truyện Nho gia không đủ giúp Nguyễn Dữ giải đáp những vấn đề đặt ra cho cuộc sống. Ông đi tìm cách giải đáp những vấn đề đó thì đã một phần tìm thấy được những thuyết pháp của Đạo giáo, Phật giáo lúc này được phục hồi.
Để lý giải những vấn đề của cuộc sống trong lúc trật tự đảo điên, cương thường đổ nát, Nguyễn Dữ phải mượn đến những quan niệm nghiệp duyên, quả báo, họa phúc của Phật giáo.
Bên cạnh những thuyết pháp của Đạo giáo, Phật giáo và những điều mê tín gắn với các tôn giáo ấy, những yếu tố phi Nho giáo trong Truyền kỳ mạn lục
lại bao gồm cả những tư tưởng lưu hành trong dân gian, kể cả những tín ngưỡng dân gian.
Tất cả những yếu tố phi Nho giáo quyện lẫn với nhau, khó phân ranh giới. Mặt tích cực của những yếu tố ấy làm cho tác phẩm phản ánh một cách sinh động đời sống dân tộc với phong tục, tập quán, tính mô hình, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm; mặt tiêu cực là làm cho tác phẩm khó tránh khỏi nọc độc của tư tưởng mê tín, hoang đường, túc mệnh, nhân quả; Những tư tưởng phi Nho giáo đưa vào tác phẩm làm cho tác phẩm thêm phong phú, đa dạng.
Tố cáo những tiêu cực trong đạo Phật, suy đồi đạo đức của Nhà sư (Nghiệp oan của Đào Thị), nạn trộm cướp của những kẻ ẩn nấp trong chùa (Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào), nhà chùa lúc này hay chứa những kẻ hoang dâm, du đãng, thầy chùa phần nhiều là những kẻ đầy dục vọng, không theo được lối sống chân tu, khổ hạnh.
Truyền kỳ mạn lục cho thấy một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy đồi của xã hội phong kiến là đồng tiền và một số quan niệm nhân tính có tính chất thị dân. Những tên lái buôn dựa vào thế lực đồng tiền để tác phúc tác họa vung vãi bạc vàng để thỏa mãn khoái lạc vật chất. Lối sống của chúng tiêu biểu cho tình cảm trụy lạc của tầng lớp thị dân hư hỏng và của cả giai cấp phong kiến lúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
đương thời Trình trung Ngộ (Truyện cây gạo), Đỗ Tam - tên lái buôn giàu có (Người nghĩa phụ ở Khoái Châu), gã phú thương họ Phạm (Yêu quái ở Xương Giang).
Nhìn chung Truyền kì mạn lục đã nghiêm khắc phê phán những tệ lậu của xã hội phong kiến đang mục rỗng, đã miêu tả rất thực diện mạo, tính cách của giai cấp bóc lột, ít nhiều tác phẩm đã thể hiện được cảnh cùng cực của nhân dân. Chưa phản ánh được cuộc đấu tranh của nhân dân chống chế độ phong kiến mục nát. Song khi miêu cảnh nghèo khổ của nhân dân, tác giả làm nổi bật sự đối kháng giai cấp và vạch ra nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh mà nhân dân đang ngày càng đẩy mạnh lên.
Nếu như ở ẩn là một thái độ tiêu cực, là biểu hiện của sự bất lực, là trốn đời để vui thú lâm tuyền, ngao du sơn thủy, thì sự phủ nhận kẻ đương quyền và khẳng định phẩm tiết của những kẻ sĩ, không ham danh lợi, không chịu luồn cúi lại ít nhiều có mặt tích cực. Vì vậy, chấp nhận con đường ẩn dật là sự chấp nhận sự thất bại đối với lý tưởng hành đạo của nhà Nho thì Nguyễn Dữ vẫn không quên việc miêu tả đời sống khổ cực của nhân dân , cảnh sống xa hoa, dâm đãng của vua quan bạo chúa trong cung đình.
Rõ ràng ở ẩn chẳng qua là bất đắc dĩ, khi đã bất đắc dĩ chọn con đường lánh đục về trong, Nguyễn Dữ vẫn coi vị trí của mình là ở giữa cuộc đời. Vì thế mà tuy có lúc bi quan nhưng Nguyễn Dữ vẫn không tuyệt vọng: lối sống thoát ly ảnh hưởng trong Từ Thức lấy vợ tiên.
Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ...Truyền kỳ mạn lục thể hiện ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian thần lũng đoạn triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, ngang ngược tới mức chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, tệ nạn cờ bạc, trộm cướp lan tràn, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Người dân lương thiện, đặc biệt là phụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
nữ phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật “phản diện” như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị