Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lụ cở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 35 - 38)

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.3.Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lụ cở Hàn Quốc

Như đã nêu, phải đến năm 1995, với bài viết tóm lược công trình So sánh thể loại tiểu thuyết truyền kỳ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam (Qua ba tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục) của nhà nghiên cứu Joan Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh) trên mục “Thông tin văn học” của Tạp chí Văn học [17; 52], bạn đọc Việt Nam mới biết đến nhiều hơn tác phẩm truyền kỳ Kim Ngao tân thoại của tác gia Hàn Quốc Kim Thời Tập (1435-1493), trong khi trên thực tế, vấn đề đã trở thành phổ biến trong học giới Nga chí ít từ thập kỷ 60 ở thế kỷ XX.

Cũng chính vào năm 1995, tác giả Kim Seona (Kim Thiện Nhi) với tiểu luận Đề tài tình yêu trong Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc (So sánh với Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam) đã bước đầu giới thiệu tóm tắt hai truyện tập trung vào đề tài tình yêu là Vạn phúc tự xư bồ kýLý sinh khuy tường truyện

rồi đi tới kết luận: “Ở hai truyện trên đây, Kim Thời Tập muốn đề cao thứ tình yêu tự do, nhưng đó là thứ tình yêu tự do giữa người và ma, tức muốn dùng thần linh ma quái để thể hiện tình yêu con người. Điều đó có phần giống với nhiều truyện trong Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam (...). Nói chung các truyện viết về tình yêu của Nguyễn Dữ là đa dạng, giàu sắc thái cảm xúc, hầu như đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

có đề cập đến số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ. Có truyện, người phụ nữ đã trở về với chồng con, với người yêu dưới dạng hồn ma tựa như các truyện ở Kim Ngao tân thoại. Có thể thấy loại truyện truyền kỳ của Việt Nam và của Hàn Quốc khi nói về tình yêu có những điều rất gần nhau” [26; 33-35]. Dù mới chỉ đặt vấn đề tìm hiểu một khía cạnh đề tài tình yêu nhưng cũng góp phần giúp người đọc làm quen với nội dung trữ tình và giá trị nhân văn của Kim Ngao tân thoại.

Trong công trình Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục in tại Việt Nam năm 2004, nhà nghiên cứu Hàn Quốc Jeon Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh) xác định hai tác phẩm Kim Ngao tân thoại Truyền kỳ mạn lục đều chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại, nhưng tác giả cũng lý giải hai tác phẩm đó không hoàn toàn là sự mô phỏng vay mượn một cách đơn giản mà chịu ảnh hưởng một cách toàn thể từ phương diện thể loại tiểu thuyết truyền kỳ để sáng tạo nên tác phẩm truyền kỳ của riêng mỗi nước - vừa mang những đặc điểm thể loại tác phẩm chung, vừa mang những nét riêng về tác giả cũng như văn hóa, địa lý mỗi quốc gia. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để làm sáng tỏ đặc trưng của tác phẩm, trong đó lấy Tiễn đăng tân thoại làm thước đo để xem xét diện mạo biến đổi của Kim Ngao tân thoạiTruyền kỳ mạn lục về tác giả, tác phẩm và văn hóa, từ đó nêu ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ ba nước.

Tác giả có kết luận sự giống nhau và khác nhau như sau:

Về điểm giống nhau: Thông qua so sánh các truyện có nhiều nét giống nhau giữa Tiễn đăng, Kim ngao, Truyền kì, đặc biệt là mặt thể loại truyền kỳ, chúng tôi đã xác nhận chứng cứ có quan hệ ảnh hưởng cho - nhận của tiểu thuyết truyền kì ba nước Hàn - Trung - Việt. Lại nữa thể loại truyền kì có mô típ truyền kì nên ta cũng có thể thấy thể loại này là thể loại văn học có đặc điểm có thể ngụ ý ý đồ của tác giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

Về điểm khác nhau: theo tiêu điểm biến đổi dung mạo mà xét, cùng một tác phẩm ở một nước khác nhau khi gặp tác giả và “thổ nhưỡng” khác nhau thì có sự biến đổi. Tác giả chia sự biến đổi dung mạo đó theo các mặt tác phẩm, tác giả, văn hóa và quan hệ ảnh hưởng như sau: 1) Về mặt tác phẩm, ba tác phẩm Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục đều có đặc điểm của thể loại tiểu thuyết truyền kì loại diễm tình, kì quái. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ngoài chủ đề diễm tình, kì quái, còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như nêu cao lòng yêu nước, diệt trừ yêu quái, giáo huấn con người, nêu cao trinh tiết của người phụ nữ, phê phán hiện thực. Tác phẩm Kim ngao tân thoại

ngoài chủ đề diễm tình kì quái còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như giải mối hận không thi thố đươc tài năng và không nhận được chức quan gì ở thế giới hiện thực, đồng thời còn thể hiện được lòng trung thành đối với nhà vua trước: 2) Về mặt tác giả, tác giả Nguyễn Dữ của Truyền kỳ mạn lục đã trích dẫn nhiều điển tích điển cố mang tính lịch sử nên đã tỏ ra là người có tri thức uyên bác về lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời Nguyễn Dữ đã xây dựng cốt truyện trên cơ sở truyện cổ dân gian Việt Nam có tính sáng tạo cao. Tác giả Kim Thời Tập của Kim ngao tân thoại thể hiện rõ tài thơ trong tác phẩm và về mặt phương pháp sáng tác có phần đặc biệt hơn so với Tiễn đăng tân thoại; 3) Về mặt văn hóa, Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục

đều có tư tưởng Nho giáo nhưng Truyền kỳ mạn lục còn có yếu tố nhân quả báo ứng và tín ngưỡng linh vật; Kim ngao tân thoại lấy yếu tố thê giới hiện thực làm trung tâm nhiều hơn so với Truyền kỳ mạn lục nên có thể thấy sự biến đổi về mặt cốt truyện kết hợp giữa tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc với Nho giáo và Phật giáo. Hơn nữa, qua ba tác phẩm còn có thể thấy được sự biến đổi về mặt văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời cũng có thể thấy Truyền kỳ mạn lục đã phản ánh được cốt truyện dân gian và đặc điểm văn hóa, bối cảnh lịch sử và địa lý của đất nước mình cụ thể hơn so với Kim ngao tân thoại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Từ những dẫn giải trên, học giả Jeon Hye Kyung đi đến kết luận: “Về quan hệ ảnh hưởng, ta thấy Truyền kỳ mạn lục Kim ngao tân thoại có nhiều chỗ được coi là chứng cứ chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại, nhưng

Truyền kỳ mạn lục có thể được coi là chịu ảnh hưởng toàn diện về nhiều mặt của Tiễn đăng tân thoại; còn Kim ngao tân thoại đã mô phỏng nhiều phần các mô típ của các truyện cá biệt trong Tiễn đăng tân thoại nhưng về mặt phương pháp sáng tác, tác giả đã sử dụng lối viết một cách nhất quán để thể hiện tư tưởng của mình nên đã thể hiện rõ động cơ sáng tác và ý thức sáng tác của tác giả trong ba tác phẩm” [26; 187-188].

Từ những kết luận đó tác giả đánh giá cao giá trị mỹ học của Tiễn đăng tân thoại được thể hiện một cách điển hình, tự nhiên và đúng mức của tiểu thuyết truyền kì loại diễm tình, kì quái. Đối với Truyền kỳ mạn lục, tác giả nhận xét “giá trị của tác phẩm thể hiện qua đặc điểm văn hóa và tín ngưỡng bản địa trong truyện cổ dân gian Việt Nam… Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng về mặt thể loại tiểu thuyết truyền kì của Tiễn đăng tân thoại” [26; 189].

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 35 - 38)