Mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ atm của ngân hàng đầu tư & phát triển tại địa bàn thành phố nha trang (Trang 25 - 29)

8- Nội dung luận văn

1.3.2-Mô hình nghiên cứu đề nghị

Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng thông qua việc tham khảo các nghiên cứu liên quan (cụ thể nghiên cứu của Lê Văn Huy & Lê Thế Giới – 2006) động thời kết hợp với thảo luận nhóm.

Nghiên cứu “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết

định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam” của Lê Văn Huy & Lê Thế Giới (2006) đề cập

đến quyết định sử dụng hay không sử dụng thẻ ATM nói chung tại Việt Nam, trong khi nghiên cứu hiện tại của tác giả nghiên cứu quyết định lựa chọn thẻ ATM của ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển. Hai nghiên cứu khác nhau về đối tƣợng phỏng vấn: Nghiên cứu của Lê Văn Huy & Lê Thế Giới xác định đối tƣợng là những công dân Việt Nam đang sử dụng hay chƣa sử dụng thẻ ATM nói chung của tất cả các ngân hàng, mục tiêu tìm ra nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hay không sử dụng thẻ ATM; còn

26

nghiên cứu của tác giả đối tƣợng phỏng vấn đƣợc xác định là những ngƣời đang sử dụng thẻ ATM của bất cứ ngân hàng nào, mục tiêu tìm ra các yếu tố tác động đến việc lựa chọn thẻ ATM do ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển cung cấp. Vì thế mô hình nghiên cứu áp dụng cho nghiên cứu này chỉ có thể kế thừa đƣợc hai nhân tố từ mô hình của Huy & Giới: (i) Chính sách marketing và (ii) Hạ tầng công nghệ. Đồng thời cần loại bỏ yếu tố thẻ ATM đƣợc dùng để trả lƣơng – do cơ quan (nơi làm việc của chủ thẻ) lựa chọn hay thẻ do ngƣời chu cấp lựa chọn đối với đối tƣợng học sinh sinh viên.

Nghiên cứu “Ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu

Ebanking ở Việt Nam” của Trƣơng Thị Vân Anh & Lê Văn Huy (2008) nghiên cứu về

quyết định lựa chọn ngân hàng điện tử của ngƣời dân Việt Nam. Nội dung và phạm vi nghiên cứu khá rộng so với nghiên cứu hiện tại, nghiên cứu của Vân Anh và Huy đề cập đến tất cả các dịch vụ thuộc lĩnh vực điện tử hiện có tại tất cả các ngân hàng ở Việt Nam (trong đó có dịch vụ thẻ ATM), trong khi nghiên cứu của tác giả chỉ thực hiện ở phạm vị rất hẹp: quyết định lựa chọn thẻ ATM do ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển cung cấp của những khách hàng đã và đang sử dụng thẻ ATM của bất kỳ ngân hàng nào.

Nhƣ đã phân tích, nghiên cứu thực hiện trên đối tƣợng là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ ATM, nên họ đã có thói quen dùng thẻ, họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng và vai trò của dịch vụ thẻ ATM. Vấn đề của nghiên cứu hiện tại là tìm ra các nhân tố kiến khách hàng lựa chọn dịch vụ thẻ ATM do ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển cung cấp hay của ngân hàng khác. Vì thế phạm vi khảo sát của nghiên cứu tập trung vào các yếu tố cá nhân tác động đến việc lựa chọn thẻ ATM do ngân hàng nào cung cấp, vì thế trong thảo luận nhóm các câu hỏi xoay quanh nhân tố nào khiến chủ thẻ lựa chọn thẻ ATM do ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển cung cấp làm thẻ sử dụng chính trong việc quản lý tiền mặt của mình (phụ lục 1).

Kết quả thảo luận nhóm kết hợp các yếu tố kế thừa từ nghiên cứu của Lê Văn Huy & Lê Thế Giới, ngƣời nghiên cứu xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn thẻ ATM do ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển cung cấp bao gồm 3 nhân tố chính: (i) Chính sách marketing; (ii) Hạ tầng công nghệ; (iii) Độ an toàn (kết quả thảo luận nhóm). Bên cạnh nhằm làm phong phú thêm các biến trong mô hình và giải quyết triệt để các nhân tố ảnh hƣởng đến biến mục tiêu, nhóm thảo luận đề nghị thêm vào mô hình các biến sau: (i) Nhận thức vai trò; (ii) Thói quen sử dụng; (đƣợc lấy từ mô hình của Huy & Giới – 2006); (iii) Uy tín của ngân hàng cung cấp (từ mô hình của

27

Nguyễn Thành Công & Phạm Ngọc Thúy 2007); và (iv) Nhân khẩu học. Đây là nhóm biến phụ nên dự kiến sẽ xây dựng thang đo đơn giản (đo lƣờng trực tiếp bằng một chỉ báo cho một khái niệm).

Mô hình nghiên cứu đề nghị đƣợc xây dựng nhƣ sau: (hình 9)

Hình 9: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển

Mô hình đƣợc xác định dùng để đo lƣờng sự đánh giá của các chủ thẻ về các nhân tố trong mô hình, nên cần xây dựng các chỉ báo cho các khái niệm tiềm ẩn, đồng thời thang đo Likert 5 mức độ (theo các nghiên cứu trƣớc) sẽ đƣợc sử dụng để các chủ thẻ tự đánh giá các chỉ báo – yếu tố trong mô hình.

Giả thuyết nghiên cứu:

Các biến trong mô hình tác động đƣợc đo lƣờng thông qua các chỉ báo (sẽ trình bày ở phần sau) với thang đo Likert 5 mức độ, thiết kế theo chiều tăng của mức độ đồng ý. Ngƣời nghiên cứu kỳ vọng các nhân tố sẽ tác động thuận chiều đến nhân tố mục tiêu, có nghĩa là khi chính sách marketing, hạ tầng công nghệ và độ an toàn của thẻ ATM do ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển cung cấp đƣợc các chủ thẻ đánh giá tốt thì chủ thẻ sẽ lựa chọn sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển làm thẻ chính trong quản lý tiền mặt của cá nhân.

Chính sách marketing Hạ tầng công nghệ

Độ an toàn

Quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tƣ &

Phát triển

Nhân khẩu học Nhân thức vai trò Thói quen sử dụng Uy tín NH cung cấp

28

Kết luận chƣơng 1: Chƣơng II ngƣời nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm, phạm vi cần thiết và xác định các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển, trên cơ sở kế thừa các nhân tố từ nghiên cứu của Lê Văn Huy & Lê Thế Giới (2006) kết hợp với thảo luận nhóm.

29

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ atm của ngân hàng đầu tư & phát triển tại địa bàn thành phố nha trang (Trang 25 - 29)