Phân tích đường cong đa dạng ưu thế (Dominance Diversity Curve)

Một phần của tài liệu nghiên cứu động thái cấu trúc quần thể ươi (scaphium macropodum) tại khu vực nam trung bộ việt nam, làm cơ sở đề xuất phương án bảo tồn (Trang 53 - 55)

4. Thời gian nghiên cứu

4.1.3.Phân tích đường cong đa dạng ưu thế (Dominance Diversity Curve)

Đường cong "Đa dạng ưu thế" cho phân tích "chia sẻ cạnh tranh sử dụng" nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các loài trong quần xã thực vật.

Trên cơ sở số liệu về chỉ số giá trị quan trọng IVI của các loài, đường cong "Đa dạng ưu thế" ( D - D) được xây dựng để phân tích trật tự chiếm ưu thế và sự "chia sẻ cạnh tranh sử dụng" nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các loài trong quần xã thực vật. Giá trị IVI được sử dụng như là thước đo cho nơi ở của loài và sự chiếm dụng nguồn tài nguyên. Điều này dựa trên cơ sở sự tương quan thuận giữa không gian mà một loài chiếm cứ trong cộng đồng với khối lượng nguồn tài nguyên mà loài đó chiếm giữ và sử dụng (Whittaker 1975, Pandey 2002). Các kết quả nghiên cứu phân tích đường cong D-D cho thấy rằng có 3 dạng phân bố chủ yếu của đường cong đa dạng ưu thế như sau:

Dạng hình học (Geometric distribution Series): đường cong có phân bố dạng này nói lên rằng trong hiện trường có một đến 2 loài đang chiếm ưu thế cao, cạnh tranh và lất át sinh trưởng các loài thực vật khác. Trên đường cong D - D chúng chiếm cứ phần lớn giá trị IVI ở phần đỉnh của không gian sống và các loài còn lại trong cộng đồng đó sẽ chia sẻ sử dụng công bằng phần giá trị IVI ít ỏi còn lại. Thông thường, các khu vực có đường cong D-D phân bố dạng này thể hiện tính cạnh tranh thấp giữa các loài, các cá thể, tính đa dạng loài thấp và sử dụng không hiệu quả nguồn tài. Dạng này cũng cho biết rằng thảm thực vật chưa đạt độ bão hoà ổn định và định kỳ hàng năm bổ xung, xâm nhập của các loài thực vật từ bên ngoài vào các khoảng trống (Pandey, 2002).

Dạng Logaris - bình thường (Lognormal distribution Series): dạng này cho biết rằng, trong khu vực không có loài nào chiếm ưu thế cao và có giá trị IVI cao, tất cả các loài cùng chia sẻ giá trị IVI "tương đối" ngang bằng. Điều này nói lên là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính cạnh tranh giữa các loài cao, đa dạng sinh học cao và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (Verma, 2000; Pandey, 2002 ). Thảm thực vật có D-D phân bố "Log - normal" và do đó có vai trò quan trọng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Dạng logris (Log distribution Series): các khu vực có D-D dạng này thì có rất nhiều yếu tố của môi trường sống tác động quyết định lên tính đa dạng sinh học.

Kết quả nghiên cứu đường cong đa ưu thế của VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã được thể hiện qua hình 4.1

Đƣờng cong đa dạng ƣu thế các loài cây gỗ lâm phần nghiên cứu Ƣơi tại VQG Cát Tiên

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 Trật tự loài C hỉ số I V I

Đƣờng cong đa dạng ƣu thế các loài cây gỗ lâm phần nghiên cứu Ƣơi tại VQG Bạch Mã

0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 55 Trật tự loài C hỉ s ố I V I

Hình 4.1: Đƣờng cong dạng ƣu thế D_D Curve tại VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua hình 4.1 ta thấy, đường cong D-D tại khu vực VQG Cát Tiên có dạng Hình học (Geometric distribution Series), dốc đứng, gãy, trong đó Lồ ô và Ươi chiếm ưu thế hơn các loài khác. Sự chiếm ưu thế của một số loài trong quần thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nguyên nhân chính có thể do sự phát triển mạnh của các loài cây tiên phong và do tác động tiêu cực của con người. Điều này thể hiện sự không ổn định ở đây.

Ở VQG Bạch Mã cho ta thấy đường cong D-D có dạng Logaris- bình thường (Lognormal Series), có nghĩa trong khu vực không có loài nào chiếm ưu thế quá cao, lấn át các loài khác. Tất cả các loài này chia sẻ giá trị IVI tương đối ngang bằng. Điều này chứng tỏ ở đây có sự cạnh tranh cao giữa các loài, tính đa dạng sinh học và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu động thái cấu trúc quần thể ươi (scaphium macropodum) tại khu vực nam trung bộ việt nam, làm cơ sở đề xuất phương án bảo tồn (Trang 53 - 55)