4. Thời gian nghiên cứu
4.1. Tổng hợp giá trị IVI của các loài cây gỗ trong các lâm phần nghiên cứu có cây
TT
VQG Cát Tiên VQG Bạch Mã
Tên
địa phƣơng Tên khoa học IVI
Tên
địa phƣơng Tên khoa học IVI
1 Ươi Scaphium macropodum 80,5 Đào Pruns persica 22,8
2 Lồ ô Bambusa procera 66,0 Chiết tam lang 20,7
3 Tung Hernandia nymphiifolia 25,8 Ươi Scaphium macropodum 17,5
4 Chai Shorea thorelii 12,8 Trâm đỏ Syzygium Zyzeylani urin 14,1
5 Chiết tam lang 9,2 Sơn Sophora subprostrata 11,8
6 Dung giấy Symplocos laurina varacuminata 8,6 Nấm lửa 11,5
7 Dầu rái Dipterocarpus alatus 8,5 Bách bệnh Eurycoma longifolia 10,4
8 Hậu phát Cinnamomum polyadelphum 7,6 Ngát Gironniera subacqualis 9,4
9 Cuống vàng Gonocaryummaclurei 7,5 Trám trắng Canarium album 9,1
10 Ba soi Mallotus paniculatus 7,1 Trâm chủy 7,8
11 Sp2 6,3 Dẻ gai Castanopsis indica 7,6
12.. Bụp lá lớn Hibiscus macrophylla 6,2 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv 7,1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 4.1 ta thấy, Chỉ số giá trị quan trọng IVI ở hai khu vực nghiên cứu. Tại VQG Cát Tiên, nơi được đánh giá là đang chịu tác động mạnh của các yếu tố bên trong và bên ngoài như chặt cành, ngọn để khai thác quả, xâm canh, sự xâm lấn của loài tre Lồ ô. Ươi cùng loài Lồ ô có giá trị IVI khá cao 80,5/300 (26,8%), chiếm vị trí thứ 1 trong trật tự ưu thế các loài cây gỗ trong lâm phần.
Tại VQG Bạch Mã, nơi được đánh giá cũng có sự tác động nhưng so với VQG Cát Tiên thì sự tác động ở đây ít hơn, có nghĩa là ở khu vực này trong quá trình khai thác quả Ươi, bên cạnh việc nhặt quả rụng thì vẫn có hiện tượng chặt cành. Kết quả trên cho thấy Ươi, Chiết tam lang và Đào (Pruns persica) có giá trị IVI khá cao, Ươi chiếm 17,5/300 (5,8%), chiếm vị trí thứ 3 trong trật tự ưu thế các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu.
Kết quả thu được ở trên cho thấy, ở VQG Cát Tiên có hai loài đó là Lồ ô và Ươi có giá trị IVI cao nhất, cao hơn nhiều loài đứng sau đó trong trật tự ưu thế, chiếm ưu thế mạnh và theo Pandey (2001), khu vực nghiên cứu này có sự cạnh tranh tài nguyên mãnh liệt giữa các loài trong quần xã, tính đa dạng sinh học thấp. Bên cạnh đó còn có sự tác động từ bên ngoài như: chặt cành, ngọn, có sự xâm canh để trồng Điều.
Ở khu vực VQG Bạch Mã cho thấy, không có loài nào có giá trị IVI quá cao. Điều này cho thấy không có sự cạnh tranh, lấn át mạnh các loài khác trong quần xã thực vật, các loài chia sẻ nguồn tài nguyên tương đối ngang bằng nhau. Qua đó cho thấy, quần xã thực vật ở đây tương đối ổn định và có xu hướng phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên cũng trùng với kết quả nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn Mỹ Đức Hà Tây của Lê Thành Công và Lê Quốc Huy (2009)
4.1.2. Phân tích tỷ lệ A/F (Abundance/Frequency)
Theo Odum (1971), Verma, (2000), tỷ lệ (A/F) giữa độ phong phú (abundance) và tần xuất (frequency) của mỗi loài riêng rẽ được sử dụng nhằm xác định các dạng phân bố của các loài trong quần xã thực vật nghiên cứu gồm 3 dạng như sau: Dạng phân bố liên tục; Dạng phân bố ngẫu nhiên; Dạng phân bố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Contagious.
Loài có dạng phân bố liên tục (regular pattern) nếu A/F <0,025, thường gặp ở những hiện trường mà trong đó có sự cạnh tranh giữa các loài xảy ra gay gắt.
Loài có dạng phân bố ngẫu nhiên nếu A/F trong khoảng 0,025 - 0,05, thường gặp ở những hiện trường chịu các tác động của điều kiện bên môi trường không ổn định.
Loài có giá trị A/F > 0,05 thì có dạng phân bố Contagious. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và thường gặp ở hiện trường ổn định. Odum (1971), Verma (2000), kết quả tính toán A/F được thể hiện thông qua bảng 4.2.
Bảng: 4.2 Tổng hợp tỷ lệ A/F tại hai khu vực nghiên cứu
STT Địa điểm Tỷ lệ A/F < 0.025 0.025 - 0.05 > 0.05 Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1 Cát Tiên 3 11,5 15 57,7 8 30,8 26 2 Bạch Mã 9 16,0 10 17,9 37 66,1 56 Tổng 12 27,6 25 75,5 45 96,8 82
Kết qủa ở bảng 4.2 cho thấy, tại khu vực VQG Cát Tiên số loài có tỷ lệ A/F nằm trong khoảng 0,025 - 0.05 khá lớn chiếm 57,7%, trong khi đó tại khu vực VQG Bạch Mã là tương đối thấp chiếm 17,9 %.
Tại VQG Bạch mã có tỷ lệ A/F > 0,05 tương đối cao 66,1 %; ở VQG Cát Tiên thì tương đối thấp 30,8 %.
Theo Odum (1971), Verma (2000), loài có giá trị A/F nằm trong khoảng từ 0.025- 0.05, là có dạng phân bố ngẫu nhiên, thường gặp nhiều ở những hiện trường có nhiều các tác động của điều kiện môi trường sống không ổn định, điều này phù hợp với những kết quả khảo sát đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố ngoại cảnh, nội tại của các hiện trường nghiên cứu, như là chặt phá khai thác quả, xâm canh, loài xâm lấn. Loài có giá trị A/F > 0.05, có dạng phân bố Contagious, đây là dạng phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên và thường gặp nhiều ở những hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường ổn định. Thực tế, nó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu chỉ số giá trị quan trọng ở khu vực này như đã nêu ở phần trên và kết quả khảo sát thức tế cho thấy, ở khu vực này quá trình quản lý và khai thác của người dân là tương đối tốt.
4.1.3. Phân tích đường cong đa dạng ưu thế (Dominance Diversity Curve)
Đường cong "Đa dạng ưu thế" cho phân tích "chia sẻ cạnh tranh sử dụng" nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các loài trong quần xã thực vật.
Trên cơ sở số liệu về chỉ số giá trị quan trọng IVI của các loài, đường cong "Đa dạng ưu thế" ( D - D) được xây dựng để phân tích trật tự chiếm ưu thế và sự "chia sẻ cạnh tranh sử dụng" nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các loài trong quần xã thực vật. Giá trị IVI được sử dụng như là thước đo cho nơi ở của loài và sự chiếm dụng nguồn tài nguyên. Điều này dựa trên cơ sở sự tương quan thuận giữa không gian mà một loài chiếm cứ trong cộng đồng với khối lượng nguồn tài nguyên mà loài đó chiếm giữ và sử dụng (Whittaker 1975, Pandey 2002). Các kết quả nghiên cứu phân tích đường cong D-D cho thấy rằng có 3 dạng phân bố chủ yếu của đường cong đa dạng ưu thế như sau:
Dạng hình học (Geometric distribution Series): đường cong có phân bố dạng này nói lên rằng trong hiện trường có một đến 2 loài đang chiếm ưu thế cao, cạnh tranh và lất át sinh trưởng các loài thực vật khác. Trên đường cong D - D chúng chiếm cứ phần lớn giá trị IVI ở phần đỉnh của không gian sống và các loài còn lại trong cộng đồng đó sẽ chia sẻ sử dụng công bằng phần giá trị IVI ít ỏi còn lại. Thông thường, các khu vực có đường cong D-D phân bố dạng này thể hiện tính cạnh tranh thấp giữa các loài, các cá thể, tính đa dạng loài thấp và sử dụng không hiệu quả nguồn tài. Dạng này cũng cho biết rằng thảm thực vật chưa đạt độ bão hoà ổn định và định kỳ hàng năm bổ xung, xâm nhập của các loài thực vật từ bên ngoài vào các khoảng trống (Pandey, 2002).
Dạng Logaris - bình thường (Lognormal distribution Series): dạng này cho biết rằng, trong khu vực không có loài nào chiếm ưu thế cao và có giá trị IVI cao, tất cả các loài cùng chia sẻ giá trị IVI "tương đối" ngang bằng. Điều này nói lên là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tính cạnh tranh giữa các loài cao, đa dạng sinh học cao và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (Verma, 2000; Pandey, 2002 ). Thảm thực vật có D-D phân bố "Log - normal" và do đó có vai trò quan trọng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Dạng logris (Log distribution Series): các khu vực có D-D dạng này thì có rất nhiều yếu tố của môi trường sống tác động quyết định lên tính đa dạng sinh học.
Kết quả nghiên cứu đường cong đa ưu thế của VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã được thể hiện qua hình 4.1
Đƣờng cong đa dạng ƣu thế các loài cây gỗ lâm phần nghiên cứu Ƣơi tại VQG Cát Tiên
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 Trật tự loài C hỉ số I V I
Đƣờng cong đa dạng ƣu thế các loài cây gỗ lâm phần nghiên cứu Ƣơi tại VQG Bạch Mã
0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 55 Trật tự loài C hỉ s ố I V I
Hình 4.1: Đƣờng cong dạng ƣu thế D_D Curve tại VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua hình 4.1 ta thấy, đường cong D-D tại khu vực VQG Cát Tiên có dạng Hình học (Geometric distribution Series), dốc đứng, gãy, trong đó Lồ ô và Ươi chiếm ưu thế hơn các loài khác. Sự chiếm ưu thế của một số loài trong quần thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nguyên nhân chính có thể do sự phát triển mạnh của các loài cây tiên phong và do tác động tiêu cực của con người. Điều này thể hiện sự không ổn định ở đây.
Ở VQG Bạch Mã cho ta thấy đường cong D-D có dạng Logaris- bình thường (Lognormal Series), có nghĩa trong khu vực không có loài nào chiếm ưu thế quá cao, lấn át các loài khác. Tất cả các loài này chia sẻ giá trị IVI tương đối ngang bằng. Điều này chứng tỏ ở đây có sự cạnh tranh cao giữa các loài, tính đa dạng sinh học và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4.1.4. Phân tích các chỉ số đa dạng sinh học loài
Độ phong phú loài SR đơn giản là số lượng loài phát hiện thấy trong quần thể thực vật của khu vực nghiên cứu.
Chỉ số đa dạng loài H’ và chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd có mối quan hệ thuận nghịch với nhau, có nghĩa là nếu số lượng loài trong một quần thể nhiều thì mức độ chiếm ưu thế của một loài nào đó sẽ giảm. Các loài chia sẻ cho nhau chỉ số giá trị quan trọng IVI và sử dụng tương đối hiệu quả nguồn tài nguyên và ngược lại, nếu chỉ số mức độ chiếm ưu thế tăng thì sẽ làm giảm tính đa dạng sinh học. Ngoài ra chỉ số H’ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc điểm khí hậu, vĩ độ, độ cao tương đối, mức độ ô nhiễm môi trường.
Kết quả phân tích đánh giá định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật tại VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã được thể hiên thông qua bảng 4.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.3: Tổng hợp các chỉ số đa dạng sinh học loài
STT Địa điểm Chỉ số đa dạng loài
SR H’ Cd
1 VQG Cát Tiên 26 2,4 0,13
2 VQG Bạch Mã 56 5.4 0,03
Qua bảng 4.3 cho thấy, tại VQG Cát Tiên có 26 loài và có chỉ số H’= 2,4 và chỉ số Cd= 0,13. Tại VQG Bạch Mã có 56 loài, chỉ số H’= 5,4; chỉ số Cd= 0,03. Thông qua hai chỉ số ở hai khu vực cho thấy ở khu vực VQG Cát Tiên có chỉ số Cd cao thì dẫn đến chỉ số H’ thấp, ngược lại ta thấy ở VQG Bạch Mã có chỉ số Cd thấp do đó chỉ số H’ tương đối cao. Điều này cũng trùng với nghiên cứu chỉ số IVI và chỉ số A/F như đã phân tích ở phần trên, ở VQG Cát Tiên có 2 loài chiếm chỉ số IVI quá cao Ươi và Lồ ô so với loài thứ 3, chứng tỏ tính đa dạng ở đây thấp còn ở VQG Bạch Mã hầu như không có loài nào chiếm chỉ số IVI cao như ở VQG Cát Tiên. Do đó, tính đa dạng ở khu vực này cao.
Kết quả nghiên cứu độ phong phú loài SR, chỉ số Cd và chỉ số đa dạng sinh học H’ của thảm thực vật một số hệ sinh thái ôn đới ẩm Tây Himalaya (cây gỗ, bụi và thảo) cho thấy, chỉ số H’ của thảm thực vật rừng ôn đới ẩm là tương đối thấp so với rừng nhiệt đới ẩm, giá trị H’của cây gỗ đạt cao nhất 22,5.(Pandey, 2002)
Theo Pandy et al., 1988, giá trị H’ trong các rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm thường là khoảng 5,06 - 5,40 so với 1,16 - 3,40 cho các ôn đới và cũng cho cả rừng trồng nhiệt đới.
Chỉ số H’ thấp dần nếu đi từ xích đạo tới cực Bắc và cực Nam và đi từ các vùng núi thấp lên các vùng núi cao. Chỉ số H’của các lưu vực nước ô nhiễm nặng chỉ là 1 hoặc nhỏ hơn, trong khi đó ở các lưu vực nước sạch có thể là 2,3 hoặc cao hơn.
Qua kết quả trên cho thấy, khu vực VQG Cát Tiên có chỉ số đa dạng sinh học là tương đối thấp so với kết quả từ các khu vực nghiên cứu ở các khu vực nhiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đới khác, qua đây nó thể hiện sự bất ổn của khu vực này. Cần phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo tồn và cải thiện mức độ đa dạng sinh học ở đây. Ở khu vực VQG Bạch Mã có chỉ số H’cao, đó là minh chứng cho quá trình phát triển, chuyển hoá và bền vững của khu vực này.
4.2. Cấu trúc tầng cây cao của quần thể Ƣơi
4.2.1. Cấu trúc ngang của quần thể Ươi
Từ số liệu điều tra trên các OĐV tại hai VQG và tiến hành kiểm tra sự thuần nhất của các OĐV. Kết quả cho thấy OĐV tại VQG Cát Tiên sau khi tính toán ta thấy H0 được chấp nhận, nghĩa là sinh trưởng theo đường kính của 3 OĐV chưa có sự sai khác rõ rệt. Hay nói cách khác các mẫu độc lập được rút ra từ cùng 1 tổng thể, từ đó ta tiến hành gộp các OĐV lại và tính toán. Còn tại VQG Bạch Mã sau khi tính toán ta thấy H0 không được chấp nhận có nghĩa là các mẫu độc lập không được rút ra từ một tổng thể. Do vậy, cần phải tính toán riêng từng OĐV. Thông qua chỉnh lý và dựa vào tần số phân bố thực nghiệm đề tài mô hình hoá cấu trúc N/D1,3theo hàm Weibull và Mayer, kết quả mô phỏng quy luật cấu trúc theo chiều ngang của hai khu vực VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã được thể hiện qua bảng 4.4 và hình 4.2; 4.3; 4.4.
Bảng 4.4: Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 bằng các hàm lý thuyết
Địa điểm OĐV Năm điều tra Hàm Weibull Hàm Mayer tính tính VQG Cát Tiên Số 1;2;3 Năm 1 8,89 14,07 H+ 60,97 15,50 H- Năm 2 6,44 11,07 H+ 49,48 15,50 H- Năm 3 10,8 11,07 H+ 53,03 12,59 H- VQG Bạch Mã Số 1 Năm 1 8,04 9,49 H+ 2,5 11,07 H+ Năm 2 10,76 11,07 H+ 2,3 11,07 H+ Năm 3 8,01 11,07 H+ 2,7 11,07 H+ Số 2 Năm 1 5,14 7,81 H+ 12,56 9,48 H- Năm 2 7,43 7,81 H+ 12,56 9,48 H- Năm 3 9,00 9,49 H+ 22,34 11,07 H-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phân bố số cây theo cỡ kính là một đặc điểm quan trọng của quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực thực vật rừng theo không gian và thời gian, nó được xem là một cấu trúc cơ bản nhất vì đường kính là thành phần tham gia vào việc tạo nên thể tích thân cây rừng, từ đó quyết định trữ lượng, sản lượng gỗ của rừng. Trong hoạt động kinh doanh và lợi dụng rừng, con người có thể