4. Thời gian nghiên cứu
4.9. thị biểu hiện xu hƣớng phát triển của Ƣơi tại VQG Cát Tiên và VQG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cấu trúc quần thể Ƣơi theo giai đoạn phát triển tại VQG Cát Tiên - 0,1000 0,2000 0,3000 0,4000 0,5000 0,6000 0,7000 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Giai đoạn phát triển
G iá tr ị( %) Thực nghiêm Lý thuyết
Cấu trúc quần thể Ƣơi theo giai đoạn phát triển tại VQG Bạch Mã 0,0000 0,1000 0,2000 0,3000 0,4000 0,5000 0,6000 0,7000 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Giai đoạn phát triển
G iá tr ị (%) Thực nghiêm Lý thuyết
Hình 4.10: Biểu đồ cấu trúc lý thuyết và cấu trúc thực tế của quần thể Ƣơi qua các giai đoạn phát triển tại VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua phụ biểu số 59; 60, ta chia các giai đoạn phát triển của quần thể Ươi thành 9 giai đoạn theo chiều cao và theo đường kính.
Về mật độ tái sinh ở cả hai khu vực có sự biến động mạnh giữa năm trước và năm sau: có thể chúng bị chết do quá trình đào thải tự nhiên, sự tác động từ bên ngoài và có sự chuyển lớp từ lớp chiều cao này sang lớp chiều cao khác. Cụ thể ở VQG Cát Tiên mật độ ban đầu là: 2131 cây/ha, sang giai đoạn 2 giảm xuống còn 1361 cây/ha, ở VQG Bạch Mã mật độ ban đầu là: 1257 cây/ha, sang giai đoạn 2 giảm xuống 728 cây/ha
Qua quan sát thực tế cho thấy khả năng nảy mầm của Ươi là rất cao khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt khi qua chín vào khoảng tháng 7 và tháng 8 thời điểm này ở cả hai khu vực có lượng mưa cao, độ ẩm ở đây thuận lợi cho việc nảy mầm của Ươi. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng loài này khả năng cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng với các cây xung quanh nó là rất kém, vì vậy nó chết rất nhanh hoặc khi gặp điều kiện bất lợi như mưa lớn tạo thành dòng chảy trên bề mặt đất nên quả và cây mạ của Ươi bị xô đẩy nghiêng ngả hoặc bị trôi dạt tróc dễ và chết hàng loạt. Mặt khác cây mạ ở giai đoạn này có thân và lá rất lớn, mọng nước, non, dòn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với rễ nên dễ dàng bị dòng chảy làm đổ gãy, thối rễ. Giai đoạn chín của Ươi vào tháng 7; 8 nên cây mạ bị gặp mưa lớn nên cũng bị chết hàng loạt, do vậy ở cỡ chiều cao >1 số cây giảm nhiều. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm số lượng cây tái sinh nhanh có thể do nhu cầu ánh sáng của loài cây này ngày càng tăng, khi không đủ ánh sáng thì cây con chết dần, biểu hiện là giai đoạn này cây sinh trưởng về đường kính rất chậm chủ yếu là sinh trưởng về chiều cao.
Số cây tái sinh bổ sung tại VQG Cát Tiên là 408,3 cây/ha, tại VQG Bạch Mã 207,1 cây/ha.
Tỷ lệ sống qua các giai đoạn cũng tăng dần ở cả hai VQG, ở VQG Cát Tiên giai đoan 1 là 61,5%, giai đoạn 2 là 81,0%, ở VQG Bạch Mã tương ứng là (35,4%;82,1%). Qua đây chứng tỏ khả năng thích ứng khá cao đối với môi trường sống của Ươi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tăng trưởng về chiều cao và đường kính ở cả hai khu vực ta thấy, ở giai đoạn cây tái sinh tăng trưởng về chiều cao có xu hướng tăng nhanh, đường kính cũng tăng nhưng so với chiều cao thì mức độ tăng trưởng thấp hơn so với chiều cao, đến giai đoạn về sau ta thấy xu thế sinh trưởng về chiều cao giảm và đường kính có xu thế tăng nhanh đúng theo quy luật tăng tự nhiên.
Số kg quả ở hai khu vực cũng tương đương nhau, ở VQG Cát Tiên 212kg/ha và có xắc suất tái sinh: 0,34, ở VQG Bạch Mã: 190kg/ha có xắc suất tái sinh:1,7.
Qua bảng 4.8; 4.9, bằng thủ tục: Poptools/Matrixtools/ Finete rate ofincrease. Ta có kết quả tính toán chỉ số lam đa ( λ) hệ sốphát triển quần thể.
Tại VQG Cát Tiên có λ là 0,976 < 1, quần thể này đang có xu thế phát triển đi xuống do bị tác động mạnh của các yếu tố bên ngoài như: khai thác quả, xâm canh và chỉ số đa dạng sinh học ở đây cũng rất thấp H’= 2,4,
Tại VQG Bạch Mã có λ là 1,057, quần thể này đang có xu thế phát triển đi lên và ổn định do chúng ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, chỉ số đa dạng sinh học ở đây cũng rất cao H’ = 5,4.
Sử dụng phần mềm Excel ta có được biểu đồ xu hướng phát triển của quần thể Ươi tại hai khu vực VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã. Thể hiện qua hình 4.9, qua đây cho thấy, quần thể Ươi tại VQG Cát Tiên sau 50 năm tới sẽ có xu hướng phát triển đi xuống, còn VQG Bạch Mã cũng sau 50 năm, quần thể này có xu hướng phát triển đi lên và bền vững.
Sử dụng thủ tục: Poptools/Matrixtool/ Draw life Cecle, ta có kết quả ở hình 4.8 thể hiện sơ đồ vòng đời của quẩn thể Ươi. Qua đây cho ta thấy, quần thể này phát triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 9, ở tất cả các giai đoạn đều có hiện tượng lưu lại và chuyển cấp, có thể chuyển từ giai đoạn 1 sang giang đoạn 2 tuy nhiên cũng có thể chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 3 hoặc 4. Qua sơ đồ trên ta thấy, bắt đầu từ giai đoạn thứ 6 cây ra quả và bắt đầu có hiện tượng tái sinh và bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng và phát triển mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua hình 4.10 ta thấy rõ được cấu trúc thực tế và cấu trúc lý thuyết của quần thể Ươi ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong 2 năm theo dõi ta thấy cấu trúc lý thuyết và thực tế của hai khu vực đều có sự chênh lệnh nhau ở các giai đoạn.
- Áp dụng công thức (2.14) và tính toán, ta thu được chỉ số tương đồng của hai khu vực VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã như sau:
VQG Cát Tiên có chỉ số tương đồng Ps = 85,6%, VQG Bạch Mã có Ps = 86,7%. Kết quả trên cho thấy chỉ số tương đồng của hai khu vực nghiên cứu là tương đối cao.
4.6. Đề xuất các phƣơng án bảo tồn
Các giải pháp tác động vào rừng nhằm thoả mãn các mục tiêu của con người trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Đối với các khu bảo tồn Thiên nhiên các giải pháp kỹ thuật tác động cần phải giải quyết hài hoà giữa hai mục tiêu. Một là rút ngắn thời gian phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng và sản lượng rừng trong tương lai. Hai là bảo tồn đa dạng loài nhất là các loài cây bản địa đa tác dụng. Thông qua tìm hiểu hiện trạng rừng, phương thức quản lý và kết quả nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học, cấu trúc, tái sinh và động thái quần thể khu vực VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã, tác giả đề xuất các giải pháp bảo tồn như sau:
- Phƣơng án chung đối với hai khu vực nghiên cứu
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để họ thấy được giá trị to lớn của của cây Ươi đối với đời sống kinh tế. Từ của họ có ý thức bảo vệ và khai thác một cách bền vững.
Duy trì cấu trúc quần thể Ươi hiện tại, tiến hành làm giầu rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ thông qua nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh
Kết hợp trồng bổ sung các loài cây có giá trị như: các loài cây họ Trâm, Dầu rái...Để làm tăng tính đa dạng trong khu vực. Tiếp tục giao khoán diện tích có quần thể Ươi ở các vùng đệm cho người dân tham gia quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tăng cường công tác bảo vệ cây mẹ trong thời kỳ ra quả, để hạn chế việc người dân chặt cây để hái quả.
Tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm đem gây trồng Ươi từ những cây mẹ đã được tuyển chọn để từ đó gây trồng và nhân rộng loài cây đa mục đích này.
Xây dựng phương án bảo tồn tại chỗ quần thể Ươi ở cả hai khu vực này.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng trong mùa thu hái quả Ươi. - Đối với VQG Cát Tiên.
Tuyên truyền vận động bà con thu hái quả Ươi dưới hình thức nhặt quả, nghiêm cấm các hành vi chặt cả cây để thu hái quả. Xử lý nghiêm các trường hợp đóng đinh vào thân cây để chèo lên hái quả và chặt ngọn.
Hạn chế và chấm dứt hiện tượng xâm canh để trồng Điều, khuyến khích bà con làm giầu rừng bằng cách trồng bổ sung Ươi và các cây có giá trị khác, làm tăng tính đa dạng ở khu vực này.
Trong quá trình khai thác Lồ ô tiến hành xúc tiến tái sinh Ươi và các loài cây bản địa có giá trị như: Dầu rái, những cây họ trâm để dần thay thế loài Lồ ô.
- Đối với VQG Bạch Mã
Duy trì hình thức khai như hiện tại, tuy nhiên cũng cần hạn chế và chấm dứt hiện tượng chặt cành, vừa ảnh hưởng đến cây và dễ xảy ra tai nạn.
Có các biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho cây triển vọng phát triển.
Kết hợp trồng Keo lá tràm, Trâm, dẻ với Ươi qua quan sát thực tế các loài cây này sống bên cạnh nhau đều sinh trưởng và phát triển tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
Kết luận
Xuất phát từ thực tế khách quan của sản xuất lâm nghiệp nhằm bảo tồn và phát triển quần thể cây Ươi tại VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã, chúng tôi tiến hành nghiên cứu động thái cấu trúc của quần thể Cây Ươi với những kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Các chỉ số đa dạng sinh học
Kết quả phân tích định lượng Chỉ số giá trị quan trọng IVI của quần xã thực vật cây gỗ tại 2 khu vực nghiên cứu cho thấy: tại khu vực VQG Cát Tiên, có hai loài: Ươi (Scaphium macropodum) và loài Lồ ô (Bambusa procera) chiếm giá trị IVI cao nhất trong dãy trật tự ưu thế tương ứng là (26,5%; 22%), cao hơn nhiều so với loài thứ 3 và tiếp theo và trở thành 2 loài cây đồng ưu thế của hiện trường nghiên cứu; hai loài có cùng giá trị IVI thấp nhất là Sổ bà (Dillenia indica) và Keo (Acacia) với chỉ số IVI tương ứng là (0,53%; 0,53%). Khu vực VQG Bạch Mã, loài cây Ươi đứng vị trí thứ 3 trong dãy trật tự ưu thế với IVI là: ( 5,8%), không khác biệt nhiều so với loài thứ nhất, thứ 2 tương ứng là (7,6%; 6,9%), cũng như so với loài có giá trị IVI đứng sau tương ứng là (4,7%). Tại hiện trường nghiên cứu này, không có loài cây nào chiếm giá trị IVI cao, ưu thế mạnh, lấn át các loài cây khác trong quần xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quần xã thực vật tại khu vực VQG Cát Tiên có 57,7% số loài có tỷ lệ A/F (Abundance/Frequency) nằm trong khoảng 0,025- 0,05, là phân bố ngẫu nhiên random pattern). Tại khu vực VQG Bạch Mã có 66,1% các loài có giá trị A/F >0.05. Đây là phân bố
Contagious..
Kết quả phân tích đường cong đa dạng ưu thế (Dominance Diversity curves-DD) của các quần xã thực vật nghiên cứu cho thấy, tại VQG Cát Tiên, Đường cong D - D có dạng Hình học (Geometric series), tại VQG Bạch Mã có dạng Logarit bình thường (Lognormal series).
Kết quả phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học loài (SR, Shannon-Weiner H’, Simpson Cd), tại VQG Cát Tiên, SR= 26, H’=2,4 và Cd=0,13, tại VQG Bạch Mã, SR=56, H’=5,4 và Cd= 0,03.
- Cấu trúc tầng cây cao:
Qua mô phỏng phân bố bằng các hàm lý thuyết cho thấy: OĐV tại VQG Cát Tiên và OĐV số 2 tại VQG Bạch Mã tuân theo hàm Weibull và có phân bố lệch trái, có số cây tập trung nhiều ở cỡ kính từ 20 - 25cm, sau đó giảm dần khi cỡ kính tăng lên. Tại OĐV số 1 tại VQG Bạch Mã tuân theo hàm phân bố giảm.
Cả hai khu vực nghiên cứu cấu trúc đứng (N/Hvn) không tuân theo các hàm phân bố lý thuyết, điều này chứng tỏ cấu trúc ở đây đã bị phá vỡ không tuân theo quy luật vốn có của rừng nguyên trạng. Đây là kết quả của quá trình phục hồi rừng thứ sinh và có sự tác động bên trong và bên ngoài quần thể. Kết quả tính toán ở hai khu vực đều có
tính > .
Giữa các nhân tố điều tra Hvn - D1,3 của tầng cây cao quần thể Ươi luôn có mối quan hệ đường cong logarit hoá với dạng phương trình: H = a + b*lgD, từ phương trình này ta vẽ được đường cong chiều cao ở các OĐV trên hai khu vực nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chất lượng tái sinh ở cả hai khu vực nghiên cứu đều tương đối tốt, thể hiện số lượng cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình biến động từ 36,1% đến 48,9%, trong khi đó tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng xấu biến động từ 15,3% đến 16,8%. Chất lượng cây tái sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các cây trưởng thành sau này.
Chiều cao cây tái sinh ở cả hai khu vực nghiên cứu có mật độ cây tái sinh chủ yếu tập trung vào cấp chiều cao <1m, ở VQG Cát Tiên: 2957 cây/ha; VQG Bạch Mã: 2107 cây/ha, số cây tái sinh giảm dần khi chuyển sang cấp chiều cao > 1m và đặc biệt giảm nhanh ở cấp chiếu cao > 3 m. Đây nó cũng thể hiện rõ quy luật đào thải của tự nhiên.
- Động thái quần thể Ƣơi.
Thông qua việc xác định chỉ số phát triển λ ta thấy, tại VQG Cát tiên có λ<1 (0,976), tại VQG Bạch Mã có λ>1 (1,057). Qua phân tích chỉ số tương đồng cho ta thấy, ở hai khu vực nghiên cứu có chỉ số tương đồng (giữa cấu trúc thực tế và cấu trúc lý thuyết) là tương đối cao, ở VQG Cát Tiên có chỉ số tương đồng là 85,6%, còn tại VQG Bạch Mã có chỉ số tương đồng là 86,7%
Tồn tại
Do điều kiện thời gian, trình độ còn hạn chế, hơn nữa việc nghiên cứu động thái cấu trúc quần thể rừng tự nhiên là vấn đề khó khăn và phức tạp và yêu cầu thời gian dài, vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài còn một số tồn tại sau:
- Nghiên cứu động thái, cấu trúc quần thể tuy đã thực hiện trên các OĐV tuy nhiên chưa thể nghiên cứu sâu về tất cả chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của ở các vườn ươm cây giống.
- Việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong điều chế rừng mới chỉ dựa trên nghiên cứu định lượng, cấu trúc, tái sinh và động thái quần thể mà chưa có nghiên cứu về việc khảo nghiệm hạt giống và nhân rộng loài cây này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kiến nghị
- Nhà nước cần có sự đầu tư hợp lý theo giai đoạn trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục.
- Thường xuyên vận động người dân địa phương nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng.
- Tăng cường sự phối kết hợp của các bên liên quan trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.. - Cần có những nghiên cứu để khắc phục chiều cao của cây để thuận tiện cho việc thu hái quả.
- Những nghiên cứu quần thể tiếp theo nên tập trung sâu hơn về khả năng sinh trưởng và phát triển của Ươi trên các dạng lập địa khác nhau.
- Xác định phương pháp cất trữ hạt giống để bổ sung hạt giống cho những năm mất mùa.