0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phân tích Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Important Value Index)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC QUẦN THỂ ƯƠI (SCAPHIUM MACROPODUM) TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM, LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN (Trang 49 -51 )

4. Thời gian nghiên cứu

4.1.1. Phân tích Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Important Value Index)

Chỉ số IVI sử dụng để biểu thị sự chiếm ưu thế của các loài trong quần xã thực vật và quá trình diễn thế sinh học bằng một con số đơn giản, khái niệm Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index - IVI) đã được các tác giả Curtis & Mclntosh (1950), Philips (1959) và Mishsa (1968), giới thiệu và áp dụng. Chỉ số IVI có thể biểu thị tốt hơn và toàn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối như tần xuất, mật độ, diện tích tiết diện, vv..IVI của mỗi loài riêng rẽ và kết quả được tính theo công thức (2.1), IVI của một loài đạt giá trị cao nhất là 300 khi khu vực nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó.

Kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn cho thấy ở 2 khu vực nghiên cứu số loài cây tương đối phong phú cụ thể ở VQG Bạch Mã có 56 loài, VQG Cát Tiên có 26 loài. Để xác định được các loài ưu thế trong lâm phần có Ươi, trật tự của các loài và hình thức các loài chung sống, cạnh tranh, chia sẻ các "nguồn tài nguyên" trong các khu vực nghiên cứu, IVI của từng loài được tính toán và được ghi vào bảng 4.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1: Tổng hợp giá trị IVI của các loài cây gỗ trong các lâm phần nghiên cứu có cây Ƣơi

TT

VQG Cát Tiên VQG Bạch Mã

Tên

địa phƣơng Tên khoa học IVI

Tên

địa phƣơng Tên khoa học IVI

1 Ươi Scaphium macropodum 80,5 Đào Pruns persica 22,8

2 Lồ ô Bambusa procera 66,0 Chiết tam lang 20,7

3 Tung Hernandia nymphiifolia 25,8 Ươi Scaphium macropodum 17,5

4 Chai Shorea thorelii 12,8 Trâm đỏ Syzygium Zyzeylani urin 14,1

5 Chiết tam lang 9,2 Sơn Sophora subprostrata 11,8

6 Dung giấy Symplocos laurina varacuminata 8,6 Nấm lửa 11,5

7 Dầu rái Dipterocarpus alatus 8,5 Bách bệnh Eurycoma longifolia 10,4

8 Hậu phát Cinnamomum polyadelphum 7,6 Ngát Gironniera subacqualis 9,4

9 Cuống vàng Gonocaryummaclurei 7,5 Trám trắng Canarium album 9,1

10 Ba soi Mallotus paniculatus 7,1 Trâm chủy 7,8

11 Sp2 6,3 Dẻ gai Castanopsis indica 7,6

12.. Bụp lá lớn Hibiscus macrophylla 6,2 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv 7,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 4.1 ta thấy, Chỉ số giá trị quan trọng IVI ở hai khu vực nghiên cứu. Tại VQG Cát Tiên, nơi được đánh giá là đang chịu tác động mạnh của các yếu tố bên trong và bên ngoài như chặt cành, ngọn để khai thác quả, xâm canh, sự xâm lấn của loài tre Lồ ô. Ươi cùng loài Lồ ô có giá trị IVI khá cao 80,5/300 (26,8%), chiếm vị trí thứ 1 trong trật tự ưu thế các loài cây gỗ trong lâm phần.

Tại VQG Bạch Mã, nơi được đánh giá cũng có sự tác động nhưng so với VQG Cát Tiên thì sự tác động ở đây ít hơn, có nghĩa là ở khu vực này trong quá trình khai thác quả Ươi, bên cạnh việc nhặt quả rụng thì vẫn có hiện tượng chặt cành. Kết quả trên cho thấy Ươi, Chiết tam lang và Đào (Pruns persica) có giá trị IVI khá cao, Ươi chiếm 17,5/300 (5,8%), chiếm vị trí thứ 3 trong trật tự ưu thế các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu.

Kết quả thu được ở trên cho thấy, ở VQG Cát Tiên có hai loài đó là Lồ ô và Ươi có giá trị IVI cao nhất, cao hơn nhiều loài đứng sau đó trong trật tự ưu thế, chiếm ưu thế mạnh và theo Pandey (2001), khu vực nghiên cứu này có sự cạnh tranh tài nguyên mãnh liệt giữa các loài trong quần xã, tính đa dạng sinh học thấp. Bên cạnh đó còn có sự tác động từ bên ngoài như: chặt cành, ngọn, có sự xâm canh để trồng Điều.

Ở khu vực VQG Bạch Mã cho thấy, không có loài nào có giá trị IVI quá cao. Điều này cho thấy không có sự cạnh tranh, lấn át mạnh các loài khác trong quần xã thực vật, các loài chia sẻ nguồn tài nguyên tương đối ngang bằng nhau. Qua đó cho thấy, quần xã thực vật ở đây tương đối ổn định và có xu hướng phát triển bền vững.

Kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên cũng trùng với kết quả nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn Mỹ Đức Hà Tây của Lê Thành Công và Lê Quốc Huy (2009)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC QUẦN THỂ ƯƠI (SCAPHIUM MACROPODUM) TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM, LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN (Trang 49 -51 )

×