4. Thời gian nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp
Số liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập trên hệ thống các ô định vị (OĐV) được thiết lập theo thiết kế của đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã khởi xướng và thực hiện đề tài "Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa đa mục đích Ươi (Scaphium macropodum), Cọc rào (Jatrophacurcas)"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số liệu nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học được thu thập trên các OTC tạm thời.
Các OĐV sử dụng phương pháp ô vuông hệ thống (Grid line method), chia khu hệ sinh thái nghiên cứu thành các ô có kích thước 1 km2, xác định tuyến khảo sát nghiên cứu với các ô diện tích đã chọn. Trong mỗi ô 1 km2
tiến hành xác định tuyến đi khảo sát và kết hợp phương pháp ô tiêu chuẩn (List-Count Quadrats). Xác định tuyến điều tra từ chân thẳng lên đỉnh, vuông góc với đường đồng mức, lập các ô tiêu chuẩn ở các vị trí chân, sườn và đỉnh, mỗi ô tiêu chuẩn cách nhau 50m)
Hình 2.1: Sơ đồ phƣơng pháp lập Ô định vị nghiên cứu động thái quần thể
Địa điểm nghiên cứu là các lâm phần có các quần thể cây Ươi (Scaphium macropodum) đang tồn tại sinh trưởng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (nơi chịu tác động mạnh của các yếu tố như chặt hái khai thác quả, canh tác nông nghiệp của con người, sự xâm lấn của loài tre Lồ ô) và tại VQG Bạch Mã (nơi chịu tác động trung bình).
a. Điều tra các loài cây gỗ trong các lâm phần có Ươi để nghiên cứu định lượng các chỉ số đa dạng sinh học.
Lập OTC tạm thời (1000m2) và tiến hành khảo sát lập tuyến điều tra để thu thập các nhân tố sau: số lượng loài, số lượng cá thể mỗi loài (N), chiều cao và đường tại vị trí 1.3m (Hvn, DBH), số lượng được đo đếm thu thập đầy đủ cho tính toán các số liệu thứ cấp về tần suất, mật độ, độ phong phú và độ ưu thế và cuối cùng
Tuyến đi 100m 150 m 150 m Khoảng cách ô định vị lớn: 50-100m Ô n/c định vị lớn 1,0-2,0ha 20x20m 20x20m 20x20m 20x20m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là phân tích đánh giá các giá trị tổng hợp về Chỉ số giá trị quan trọng IVI của mỗi loài và chỉ số đa dạng sinh học H của cả quần xã.
b. Điều tra tầng cây cao, cây tái sinh của quần thể Ươi để tính động thái, cấu trúc và phân cấp chiều cao cây tái sinh.
- Thu số liệu cần được tiến hành tối thiểu trong 3 năm liên tục.
- Trong ô định vị lớn: tất cả các cá thể cây ươi có đường (D1.3) ≥ 5cm được đánh số thứ tự và thu số liệu hàng năm, cùng thời điểm: đường kính, chiều cao, mức độ ánh sáng (1đến 5), mức độ thương tổn, sản lượng quả, hạt của mỗi cây.
- Trong các ô định vị nhỏ: tất cả cây ươi có đường kính <5cm, bao gồm cả cây con được đánh số thứ tự và thu số liệu hàng năm: đường kính, chiều cao, mức độ ánh sáng (1 đến 5), mức độ thương tổn của mỗi cây.
- Cây con mới xuất hiện (nảy mầm), cây chết.
- Số liệu của tất cả các ô định vị lớn và nhỏ được tổng hợp trong một biểu và tính toán thống kê cho đơn vị diện tích 1ha
- Xây dựng ma trận (matrix construction) động thái, sử dụng phần mềm Poptools để phân tích các chỉ số động thái và phân tích kịch bản dự báo.
- Phân cấp chiều cao cây tái sinh: chia thành 3 cấp. + Cấp 1: là những cấy có Hvn < 1m;
+ Cấp 2 : là những cấy có Hvn từ 1 - 3m; + Cấp 3: là những cấy có Hvn > 3m.
- Đánh giá chất lượng cây tái sinh: chia làm 3 loại. Tốt; Trung bình và Xấu