Phân tích tỷ lệ A/F (Abundance/Frequency)

Một phần của tài liệu nghiên cứu động thái cấu trúc quần thể ươi (scaphium macropodum) tại khu vực nam trung bộ việt nam, làm cơ sở đề xuất phương án bảo tồn (Trang 51 - 53)

4. Thời gian nghiên cứu

4.1.2. Phân tích tỷ lệ A/F (Abundance/Frequency)

Theo Odum (1971), Verma, (2000), tỷ lệ (A/F) giữa độ phong phú (abundance) và tần xuất (frequency) của mỗi loài riêng rẽ được sử dụng nhằm xác định các dạng phân bố của các loài trong quần xã thực vật nghiên cứu gồm 3 dạng như sau: Dạng phân bố liên tục; Dạng phân bố ngẫu nhiên; Dạng phân bố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Contagious.

Loài có dạng phân bố liên tục (regular pattern) nếu A/F <0,025, thường gặp ở những hiện trường mà trong đó có sự cạnh tranh giữa các loài xảy ra gay gắt.

Loài có dạng phân bố ngẫu nhiên nếu A/F trong khoảng 0,025 - 0,05, thường gặp ở những hiện trường chịu các tác động của điều kiện bên môi trường không ổn định.

Loài có giá trị A/F > 0,05 thì có dạng phân bố Contagious. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và thường gặp ở hiện trường ổn định. Odum (1971), Verma (2000), kết quả tính toán A/F được thể hiện thông qua bảng 4.2.

Bảng: 4.2 Tổng hợp tỷ lệ A/F tại hai khu vực nghiên cứu

STT Địa điểm Tỷ lệ A/F < 0.025 0.025 - 0.05 > 0.05 Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1 Cát Tiên 3 11,5 15 57,7 8 30,8 26 2 Bạch Mã 9 16,0 10 17,9 37 66,1 56 Tổng 12 27,6 25 75,5 45 96,8 82

Kết qủa ở bảng 4.2 cho thấy, tại khu vực VQG Cát Tiên số loài có tỷ lệ A/F nằm trong khoảng 0,025 - 0.05 khá lớn chiếm 57,7%, trong khi đó tại khu vực VQG Bạch Mã là tương đối thấp chiếm 17,9 %.

Tại VQG Bạch mã có tỷ lệ A/F > 0,05 tương đối cao 66,1 %; ở VQG Cát Tiên thì tương đối thấp 30,8 %.

Theo Odum (1971), Verma (2000), loài có giá trị A/F nằm trong khoảng từ 0.025- 0.05, là có dạng phân bố ngẫu nhiên, thường gặp nhiều ở những hiện trường có nhiều các tác động của điều kiện môi trường sống không ổn định, điều này phù hợp với những kết quả khảo sát đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố ngoại cảnh, nội tại của các hiện trường nghiên cứu, như là chặt phá khai thác quả, xâm canh, loài xâm lấn. Loài có giá trị A/F > 0.05, có dạng phân bố Contagious, đây là dạng phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên và thường gặp nhiều ở những hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường ổn định. Thực tế, nó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu chỉ số giá trị quan trọng ở khu vực này như đã nêu ở phần trên và kết quả khảo sát thức tế cho thấy, ở khu vực này quá trình quản lý và khai thác của người dân là tương đối tốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu động thái cấu trúc quần thể ươi (scaphium macropodum) tại khu vực nam trung bộ việt nam, làm cơ sở đề xuất phương án bảo tồn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)