Vòng đời của muỗi

Một phần của tài liệu Tách dòng gen cry4A, cry4B mã hóa protein diệt côn trùng bộ hai cánh từ các chủng Baccillus thuringiensis phân lập từ một số mẫu đất thuộc thành phố Nha Trang (Trang 32 - 33)

Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn hoàn chỉnh (hình 1.5), từ trứng nở ra ấu trùng (bọ gậy) rồi phát triển thành bọ gậy, cuối cùng là muỗi trưởng thành. Trừ giai đoạn muỗi trưởng thành ra, các giai đoạn khác của muỗi đều diễn ra ở dưới nước.

Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của muỗi

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng sẽ nở thành ấu trùng (còn gọi là bọ gậy, cung quăng, lăng quăng). Thức ăn của ấu trùng chủ yếu là các sinh vật nhỏ trong nước, ấu trùng muỗi phải thường xuyên bơi lên mặt nước để lấy oxy trong không khí thông qua một ống thở. Sau một thời gian, ấu trùng phát triển thành nhộng rồi biến thái thành muỗi trưởng thành bay lên khỏi mặt nước. Chỉ có muỗi trưởng thành mới có khả năng bay và hút máu. Muỗi cái có vòi đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu tạo nguồn protein sản sinh ra trứng. Muỗi đực không có vòi để hút máu nên chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng chỉ có một nhánh muỗi tên là Toxorhynchites không hút máu.

Tùy vào điều kiện nhiệt độ môi trường nước, vòng đời một con muỗi từ khi là trứng cho đến muỗi trưởng thành có thể kéo dài từ khoảng 4 ngày cho đến một tháng.

Muỗi cái có khả năng xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt, chúng đặc biệt nhạy cảm với CO2 trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ như nam giới béo và thuộc nhóm máu O thì hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Loài muỗi có khả năng cảm nhận tia hồng ngoại phát ra từ người có thân nhiệt cao nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng [55].

Muỗi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất là khoảng 200

đến 250C, vì vậy chúng thường xuất hiện ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tách dòng gen cry4A, cry4B mã hóa protein diệt côn trùng bộ hai cánh từ các chủng Baccillus thuringiensis phân lập từ một số mẫu đất thuộc thành phố Nha Trang (Trang 32 - 33)