Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông khánh hoà (Trang 34 - 152)

L ời mở đầu:

1 .2.3.2 Phương pháp gián tiếp

1.2.7. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.7.1. Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành cũng là đối tượng hạch

toán chi phí là khối lượng xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. + Chi phí thực tế của khối lượng dở dang CK Z dự toán KL dở dang cuối kỳ CP thực tế của KL dở dang đầu kỳ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ Z dự toán KL xây lắp hoàn thành bàn giao + = Dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ x

Khi sản phẩm hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là giá thành đơn vị của sản phẩm. Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.2.7.2. Phương pháp hệ số

Áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là nhóm sản phẩm,

nhóm các hạng mục công trình, nhưng đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định

cho từng sản phẩm trong nhóm để xác định giá thành đơn vị. Tổng số CP của cả nhóm sản phẩm Giá thành của từng hạng mục công trình = Tổng hệ số của các hạng mục công trình x Hệ số của từng hạng mục công trình 1.2.7.3. Phương pháp tỷ lệ

Áp dụng trong trường hợp chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho

từng sản phẩm trong nhóm.

Giá thành của từng loại sản phẩm được xác định bằng phương pháp tỷ lệ như

tỷ lệ giá thành kế hoạch và giá thành dự toán.

Tổng CP thực tế của cả nhóm HMCT Giá thành của từng hạng mục công trình = Tổng CP kế hoạch (dự toán) của cả nhóm HMCT x Chi phí kế hoạch (dự toán) của từng hạng mục công trình 1.2.7.4. Phương pháp tổng cộng chi phí

Áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là bộ phận

sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.

Để tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành phải tổng cộng chi phí của các

Z = Dđk + C1 +C2+…+Cn – Dck

Trong đó:

C1, C2, …, Cn là chi phí sản xuất của bộ phận 1, bộ phận 2, …, bộ phận n.

Dđk, Dck là chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

1.2.7.5. Phương pháp liên hợp

Để tính giá thành sản phẩm phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp tính

giá thành khác nhau:

- Có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số và tỷ lệ trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm nhưng đơn vị

tính giá thành là sản phẩm.

- Có thể kết hợp phương pháp tính trực tiếp với phương pháp hệ số và tỷ lệ trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm nhưng đơn

vị tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.

1.3. KẾ TOÁN XÂY LẮP GIAO KHOÁN NỘI BỘ

Giao khoán nội bộ là một hình thức mới xuất hiện trong xây lắp ở nước ta. Các đơn vị nhận khoán (công trường, xí nghiệp, tổ, đội,…) có thể nhận khoán gọn

khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình.

Giá nhận khoán bao gồm cả tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thi

công, chi phí sản xuất chung,…

Khi nhận khoán, 2 bên (bên giao khoán và bên nhận khoán) phải lập hợp đồng giao khoán, trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi của

mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi công trình hoàn thành, thì bên nhận khoán và bên giao khoán tiến hành lập biên bản nghiệm thu, bàn giao và thanh lý hợp đồng.

1.3.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Quan hệ giữa đơn vị nhận khoán và đơn vị giao khoán được theo dõi qua các tài khoản 136, 336

1.3.1.1. Ở đơn vị cấp trên

Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận thầu sản phẩm xây lắp giao khoán

nội bộ” – phản ánh toàn bộ giá trị tạm ứng về vật tư, vốn bằng tiền, khấu hao tài sản

cố định,… cho các đơn vị cấp dưới để thực hiện khối lượng xây lắp

- Khi doanh nghiệp tạm ứng cho các đơn vị cấp dưới để thực hiện khối lượng

xây lắp nhận giao, căn cứ hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 1362 – Phải thu nội bộ

Có TK 111, 112, 152, 153, 331,…

- Định kỳ hoặc khi thanh lý hợp đồng giao khoán nội bộ, đơn vị cấp trên nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của các đơn vị nhận khoán. Căn cứ

vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ (bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành, phiếu giá công trình và các chứng từ liên quan), ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 1362 – Phải thu nội bộ

- Doanh nghiệp thanh toán cho đơn vị nội bộ, căn cứ biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 1362 – Phải thu nội bộ

Có TK 111, 112, 331

1.3.1.2. Ở đơn vị cấp dưới (đội, công trường xây dựng)

Sử dụng tài khoản 3362 “Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán

nội bộ” để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp

nhận khoán nội bộ với đơn vị cấp trên giao khoán.

- Khi tạm ứng về vốn bằng tiền, vật tư, khấu hao tài sản cố định, các chi phí

chi hộ của cấp trên, đơn vị nhận khoán ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153,…

Có TK 3362 – Phải trả nội bộ

- Khi bàn giao hoặc quyết toán về khối lượng xây lắp nhận khoán với đơn vị

giao khoán, ghi: Nợ TK 3362

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

1.3.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng

- Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng xây lắp nội bộ gồm:

vốn bằng tiền, vật tư, công cụ, ghi:

Nợ TK 1413 – Tạm ứng

Có TK 111, 112, 152, 153

- Khi nhận bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành, bản giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi, ghi:

Nợ TK 621, 622, 623, 627

Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (trong đơn vị nhận khoán)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có TK 1413 – Tạm ứng (giá trị nhận khoán phải trả)

- Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán

Nợ TK 1413 – Tạm ứng

Có TK 111, 112, 331

- Tại đơn vị giao khoán: Tài khoản 141 được mở chi tiết cho từng đơn vị

nhận khoán. Đồng thời phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo

từng công trình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh cả giá nhận thầu và giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí (chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi

phí máy thi công, chi phí sản xuất chung).

- Tại đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán

cả về giá trị nhận khoán và giá trị thực tế phát sinh theo từng khoản mục chi phí. Trong đó chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận

chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế

với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán.

1.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT

Trong hoạt động sản xuất ngành xây lắp có 2 loại thiệt hại chủ yếu:

- Thiệt hại do phá đi làm lại

1.4.1. Thiệt hại do phá đi làm lại

Các khoản thiệt hại do phá đi làm lại phát sinh khi các công trình hoặc một phần

công trình được xây dựng không đúng thiết kế kỹ thuật hoặc chất lượng đã thoả thuận.

Trong quá trình xây lắp có thể phát sinh khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên A, bên B hay do nguyên nhân khác gây ra:

1.4.1.1. Do bên A gây ra

Chủ dầu tư thay đổi thiết kế, kết cấu công trình,…

Nếu khối lượng phá đi làm lại lớn, có dự toán riêng thì xem như tiêu thụ khối lượng xây lắp đó.

Nếu khối lượng phá đi làm lại nhỏ: bên A phải bồi thường thiệt hại.

1.4.1.2. Do doanh nghiệp xây lắp gây ra

Nếu xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường, thì cần theo dõi khoản thu hồi.

Nếu không xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường thì cần theo dõi chờ xử lý hay kết chuyển chung với chi phí xây lắp công trình

1.4.1.3. Do sự kiện khách quan

Thiên tai, hoả hoạn,…(thi công ngoài trời) thì cần theo dõi chờ xử lý tính giá thành xây lắp, tính vào chi phí khác.

1.4.2. Thiệt hại do ngừng sản xuất

Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất có thể do nguyên nhân khách quan

như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn,…cũng xó thể do các nguyên nhân chủ quan như

thiếu nguyên vật liệu, thiếu kinh phí cho thi công,…

Trong thời gian này các phí tổn do ngừng sản xuất sẽ được hạch toán vào chi phí trong kỳ như doanh nghiệp công nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ

XÂY DỰNG GIAO THÔNG KHÁNH HOÀ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần quản lý và xây dựng

giao thông Khánh Hoà

Sau ngày giải phóng, nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để đảm bảo có thể phát triển nhanh và bền vững trong tương lai, nhà nước chú

trọng vào việc phát triển các ngành công nghiệp. Một trong những ngành được ưu

tiên phát triển là ngành xây dựng thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các công

trình thuỷ điện ,…

Để giải quyết nhu cầu cấp bách của ngành xây dựng, đặc biệt là những công

trình mang tầm cỡ quốc gia, đòi hỏi ngành xây dựng phải phấn đấu với một quyết tâm cao để nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu và hoà nhịp với sự phát

triển của đất nước.

Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Khánh Hoà là một doanh

nghiệp nhà nước trực thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh Hoà, là đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân.

Trụ sở chính của công ty đóng tại 60 Lê Hồng Phong – Thành phố Nha

Trang – Tỉnh Khánh Hoà.

Điện thoại: 058.871.849, 058.877.063

Fax : 058.811.151

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng

giao thông Khánh Hoà:

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước ta nằm trong hoàn cảnh bị chiến

tranh tàn phá nặng nề, xí nghiệp cầu đường Nam Phú Khánh ra đời vào thời gian đó để khôi phục đất nước.

Sau 15 năm hoạt động tháng 10 năm 1990 Xí nghiệp cầu đường Nam Phú

Khánh được tách làm hai đơn vị độc lập: Xí nghiệp cầu đường và xí nghiệp quản lý

Tháng 4 năm 1994 theo quyết định số 414 / QĐ - UB của UBND tỉnh Khánh

Hoà quyết định chuyển xí nghiệp quản lý giao thông thành công ty sửa chữa và xây dựng công trình giao thông Khánh Hoà với nhiệm vụ sửa chữa và quản lý, duy tu

các tuyến đường giao thông trong tỉnh, xây dựng các công trình giao thông quy mô vừa và nhỏ, kỹ thuật đơn giản.

Đến đầu năm 1999, UBND tỉnh khánh Hoà ra quyết định số 135 / QĐ – UB

ngày 19/01/1999 đổi tên công ty thành công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông Khánh Hoà.

Đến ngày 02/01/2007 công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Khánh hoà được ra đời theo quyết định số 3703000235 của sở kế hoạch đầu tư

Khánh Hoà.

Ngay những năm đầu thành lập, công ty luôn có sự nỗ lực phấn đấu đầu tư và phát huy năng lực để hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo giao thông thông suốt và

nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.

Do sản xuất của công ty thuộc ngành xây lắp, vì thế một đặc điểm có thể

thấy là sản xuất được tiến hành ngoài trời, công việc thực hiện chịu ảnh hưởng của

thời tiết và địa hình thi công. Bên cạnh đó, chu kì sản xuất phải kéo dài khi thi công

đường phải thực hiện theo tuyến, còn thi công cầu lại chiếm không gian rộng, sản

phẩm làm ra mang tính đơn chiếc và có khối tích lớn. Quá trình sản xuất phải di

chuyển thường xuyên, sản phẩm làm ra và tiêu thụ tại công trường.

Từ ngày thành lập cho đến nay, công ty luôn tích cực tham gia đấu thầu công trình trong và ngoài tỉnh, nâng cao sản lựơng làm ra, góp phần làm tăng nguồn thu,

góp phần làm gia tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Hơn nữa công ty áp

dụng cơ chế khoán gọn công trình cho các đội thi công cũng như áp dụng áp dụng

chế độ tiền lưong hiệu quả công việc.Từ đó gắn trách nhiệm của người lao động với

hiệu quả công việc của mình. Đây chính là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển.

Một số công trình mà công ty đã thực hiện từ năm 1996 đến 2006:

- Xây lắp đường Tu Bông – Khánh Hội

- Xây lắp mới đường Trần Phú Nha Trang

- Xây lắp nền đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước đường Lê Hồng Phong

- Xây lắp mới và trải thảm bê tông nhựa đường số 1 huyện Khánh Sơn

- Nâng cấp và mở rộng đường và hệ thống thoát nước đường quốc lộ 1 A

(Km 1075 – 1086)

- Nâng cấp, mở rộng và làm mới cầu liên hợp và hệ thống thoát nước cầu Tràn Sơn Trung – Khánh Sơn.

- Sửa chữa mặt đường và trải thảm bê tông đường quốc lộ 1 C – Nha Trang - Thi công đường dẫn hai đầu cầu Trần Phú

- Nâng cấp, mở rộng đường, mặt đường, hệ thống thoát nước đường Yết

Kiêu, Lê Lai, Trần Quốc Toản

- Cấp nước và hệ thống vệ sinh thành phố Nha Trang

- Nâng cấp mở rộng đường Trần Phú – Nha Trang (đoạn từ bưu điện đến

quảng trường)

- Đường Hoàng Diệu

- Cải tạo dải phân cách đường Trần Phú

- Đường Nam Sông Lô – Cù Hin - Nâng cấp đường Thuỷ Xưởng

- Nâng cấp đường Trần Hưng Đạo

- Nâng cấp đường Lý Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn - Nâng cấp tỉnh lộ 8 km 2 – Km 4 + 051,62 - Cầu Dinh 1

- Đường giao thông trục chính khu dân cư nhà máy lọc dầu Quảng Ngãi - Quốc lộ 1 A Km 1075 – Km 1086

- Đường nội bộ khu du lịch Hòn Tre. …

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng

Theo quyết định số 3703000235 cấp ngày 2/1/2007 của sở kế hoạch đầu tư

tỉnh Khánh Hoà được phép hoạt động trên các lĩnh vực sau trong cả nước:

Thực hiện các công việc:

- Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, công

trình cấp thoát nước, quản lý và sửa chữa các công trình giao thông - San lấp mặt bằng

- Khai thác, sản xuất đá xây dựng, bê tông nhựa

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Cho thuê thiết bị, xe máy, mặt bằng, nhà xưởng

- Vận tải hàng hoá bằng ô tô

- Tư vấn, quản lý dự án  Nhiệm vụ và quyền hạn

- Quản lý, khai thác nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử

dụng vốn có hiệu quả và phát triển nguồn vốn

- Tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án theo bộ luật xây dựng

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông khánh hoà (Trang 34 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)