Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông khánh hoà (Trang 45 - 152)

L ời mở đầu:

2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1 .2.3.2 Phương pháp gián tiếp

2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Hiện nay công ty có :  3 phòng nghiệp vụ: - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kế toán Ban giám đốc Phòng TC - HC Phòng kế toán Phòng KH – KT

- Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư  9 hạt quản lý: - Hạt Khánh Sơn - Hạt Khánh Vĩnh - Hạt Cam Ranh - Hạt Ninh Hoà - Hạt Diên Khánh - Hạt Nha Trang - Hạt Hòn Bà - Hạt Cù Hin - Hạt Vạn Ninh 1 đội công trình

1 đội cơ giới

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

Giám đốc công ty:

- Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất:

- Có trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.

- Có quyền quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh

- Chủ động quan hệ với bên ngoài, tìm kiếm công trình và đưa ra chiến lược

trong kinh doanh

- Quyết định chỉ tiêu và phân bổ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các

phòng ban cấp dưới

- Là người quyết định cuối cùng đối với các kế hoạch sản xuất kinh doanh

của công ty và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và toàn thể nhân viên.

Phó giám đốc

+ Là người trợ giúp đắc lực cho giám đốc công ty

+ Có trách nhiệm kiểm tra về mặt kỹ thuật các công trình đang tiến hành thi công.

+ Nhận sự uỷ quyền, phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước

những việc mình làm

+ Tham vấn cho giám đốc hướng phát triển sản xuất

- Giao quyền cho các phòng ban, các đơn vị sản xuất thi công tự điều hành công việc.

Phòng tổ chức hành chính

- Phụ trách về nhân sự trong công ty, xây dựng mô hình tổ chức, cập nhật các

pháp chế về chế độ, tiền lương và các chính sách về lao động khác.

- Phụ trách và quản lý các hoạt động thuộc về hành chính quản trị.

- Phụ trách công tác bảo vệ.

- Chỉ đạo thực hiện các phương án chung: biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ tài sản chung của công ty

- Quản lý công văn đến, công văn đi, sắp xếp lưu trữ theo quy định của nhà

nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng kế toán

- Phụ trách về tài chính của toàn công ty.

- Tập hợp các chứng từ phát sinh tại công ty, tổ chức công tác kế toán theo

chuẩn mực kế toán và luật doanh nghiệp

- Lập báo cáo kế toán, thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của nhà nước.

- Quản lý, bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định.

- Kê khai nộp thuế đầy đủ hàng tháng và cuối năm quyết toán thuế với cơ

quan thuế.

- Cuối cùng và quan trọng nhất là định kỳ phân tích hoạt động sản xuất kinh

doanh và báo cáo tình hình tài chính tín dụng của công ty lên ban giám đốc. Tham mưu cho cấp trên hướng giải quyết phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty.

Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư

- Lập kế hoạch, dự toán thi công công trình - Giám sát thi công

- Lập hồ sơ đấu thầu và trực tiếp cùng ban giám đốc tham gia đấu thầu

- Tham mưu chu giám đốc về kí kết hợp hợp đồng kinh tế, về kỹ thuật và chất lượng công trình mà công ty trúng thầu.

- Tổ chức nghiệm thu công trình và làm hồ sơ quyết toán công trình

- Kiểm tra, quản lý vật tư mua vào để sản xuất đá, bê tông nhựa, phụ tùng sửa chữa thiết bị xe, máy thi công

- Nhận và cung ứng vật tư cho thi công công trình

- Kiểm tra quản lý kinh doanh đá thành phẩm và bê tông nhựa

- Lập dự toán các công trình duy tu, sửa chữa thường xuyên

- Lập hồ sơ quản lý các tuyến đường trong tỉnh thuộc công ty quản lý

- Giám sát tiến độ thi công và chất lượng các công trình duy tu, sửa chữa thường xuyên cầu đường

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán công trình sửa chữa thường xuyên.

Đội công trình

Trực tiếp thi công các công trình do ban giám đốc chỉ đạo Đội cơ giới

- Đội trực tiếp quản lý và điều khiển các thiết bị cơ giới của công ty

- Theo dõi, điều động xe phục vụ sản xuất và trải thảm bê tông nhựa trên

công trường

- Định kỳ bảo dưỡng cácc thiết bị thi công cơ giới  Hạt

- Duy tu, sửa chữa thường xuyên hệ thống đường xá, cầu cống từ hương lộ đến tỉnh lộ

- Đảm bảo giao thông các tuyến đường khi bị sạt lở do lũ lụt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 2 năm 2005 – 2006 Bảng 2.1: Bảng khái quát kết quả đạt được qua 2 năm 2005 – 2006

ĐVT: Đồng Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu 2005 2006 +/- % Tổng doanh thu 25.452.340.118 26.335.703.177 883.363.059 3,47 Tổng LN trước thuế 27.921.023 412.229.226 384.308.203 1.376,4 Tổng vốn kinh doanh 17.408.659.423 13.872.213.751 -3.536.445.672 -20,31 Tổng vốn CSH 5.572.419.517 5.117.214.807 -455.204.711 -8,17 Tổng nộp ngân sách 423.210.686 570.319.504 147.108.818 34,76 Tổng quỹ lương 2.070.697.400 3.229.050.000 1.158.352.600 55,94 Tổng số lao động 209 209 0 0 Thu nhập bình quân 9.907.643 15.450.000 5.542.357 55,94 Tỷ suất LN/DT 0,11% 1,57% 1,46% 1.326,89 Tỷ suất LN/VKD 0,16% 2,97% 2,81% 1.752,79 Tỷ suất LN/VCSH 0,5% 8,05% 7,55% 1.507,75 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét:

Qua bảng khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005 – 2006 ta thấy:

Tổng doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 883.363.059 đồng tương đương tăng 3,47% là do năm 2006 công ty có số lượng công trình trúng thầu

nhiều hơn so với năm 2005.

Doanh thu năm 2006 tăng cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho lợi

nhuận trước thuế năm 2006 tăng so với năm 2005. Nguyên nhân là do: năm 2005 công ty đầu tư vào hoạt động tài chính nhiều nên khoản chi phí tài chính của công ty chiếm rất lớn, mặc dù các khoản chi phí làm giảm trừ doanh thu, chi phí quản lý

doanh nghiệp ,… năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng lợi nhuận trước thuế năm

2006 vẫn tăng rất nhiều so với năm 205. Điều đó chứng tỏ: Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 của công ty có hiệu quả hơn năm

vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay công tác đấu thầu thi công các công trình rất

gay gắt. Do đó để có thể cạnh tranh, công ty đã dùng các khoản chi phí này để giao dịch, tìm kiếm các công trình, hoàn thiện bộ máy quản lý của mình và tương ứng

các khoản tăng về chi phí này thì lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh chính

của công ty cũng tăng lên. Có thể nói năm 2006 vừa qua công ty hoạt động có hiệu

quả, cho thấy xu hướng tốt của công ty.

Tổng vốn kinh doanh năm 2006 giảm so với năm 2005 là 3.536.445.672

tương đương giảm 20,31% nguyên nhân là do: năm 2006 các đơn vị thi công đã hoàn thành các công trình còn dở dang năm 2005, làm chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005.

Nộp ngân sách nhà nước năm 2006 tăng so với năm 2005 là 147.108.818

đồng tương đương tăng 34,76% là do doanh thu bán hàng tăng nên thuế giá trị gia tăng phải nộp tăng, lợi nhuận trước thuế tăng nên thuế thu nhập doanh nghiệp tăng.

Số lao động không thay đổi qua các năm nhưng thu nhập bình quân tăng lên 5.542.357 đồng tương đương tăng 55,94%. Đây là điều rất tốt thể hiện hoạt động của công ty có hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2005.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 tăng 1,46% tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận trước

thuế thu được của năm 2006 tăng 146 đồng so với năm 2005.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2006 tăng 2,81% so với năm

2005 tức là năm 2006 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2005 là 281

đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 của công ty là tốt.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 7,55% so với năm

2005 có nghĩa là năm 2006 trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì thu

được lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2005 là 755 đồng. Điều này chứng tỏ

công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu khá tốt.

Thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công ty ta thấy năm 2006 tình hình tài chính có sự biến động rất lớn so với năm 2005 và có xu hướng tốt.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của công ty

2.1.4.1. Các nhân tố bên trong

Vốn

Các công trình xây dựng hầu hết có quy mô lớn nên chi phí cho việc xây

dựng rất cao. Nhưng khó khăn của công ty nói riêng và của toàn ngành xây dựng

nói chung về vốn là hạn chế vì các chủ đầu tư thường chậm trễ trong việc cấp phát

vốn xây dựng và thanh toán chi phí cho công ty. Chính vì thế để đảm bảo cho quá

trình sản xuất diễn ra liên tục và đúng tiến độ, công ty phải vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức kinh doanh khác. Điều này tạo ra chi phí lãi vay trong kỳ tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành và kết quả kinh doanh của công ty.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá phong phú nên công ty đã áp dụng

khoa hoạc kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng công trình và đáp ứng

nhu cầu khách hàng.

Trong những năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều vào việc mua sắm máy

móc thiết bị phục vụ cho việc xây lắp nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng

hạng mục công trình, tạo lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác.  Đặc điểm của tổ chức sản xuất

Sản phẩm của công ty là những công trình, hạng mục công trình có tính đơn

chiếc, giá trị cao, kết cấu phức tạp gắn liền với đặc điểm sử dụng do chủ đầu tư quyết định. Nên các doanh nghiệp xây dựng không thể sản xuất sẵn các công trình để bán.

Sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, giá trị cao, thời gian thi công dài nên kỳ

tính giá thành không phải là tính hàng tháng mà tuỳ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật

từng công trình. Điều này thể hiện thông qua phương thức lập dựtoán và phương

thức thanh toán giữa bên nhận thầu và bên giao thầu.

Mặt khác, do chu kỳ sản xuất dài nên đối tượng tính giá thành có thể là những công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Vì vậy,

việc xác định đúng đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ tránh được tình trạng thiếu vốn khi xây lắp.

Hoạt động sản xuất đựơc tiến hành trong điều kiện di chuyển theo địa điểm

thi công, nên sau khi hoàn thành công trình không tiến hành nhập kho như sản phẩm

trong sản xuất công nghiệp. Trong quá trình thi công thường xuyên di chuyển địa điểm nên sẽ phát sinh một số chi phí như : chi phí điều động công trình, chi phí lán trại,….Do đó cần phải tính toán đầy đủ và phân bổ hợp lý những chi phí này.

2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

Điều kiện tự nhiên

Do đặc điểm sản phẩm tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu tố môi truờng như: mưa bão, lũ lụt,… làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, công

ty có thể phải ngừng sản xuất hoặc làm lại các công trình bị phá hỏng. Từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện theo kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch hạ giá thành sản

phẩm.

Đặc điểm về thể chế chính trị

Nền kinh tế chính trị nước ta tương đối ổn định, đảm bảo cho các doanh

nghiệp an toàn sản xuất kinh doanh, thi hành nhất quán chính sách và thể chế theo hướng đổi mới ổn định môi trường vĩ mô, khống chế lạm phát, điều tiết thị trường.

2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

 Tìm kiếm thị truờng hoạt động để làm tăng doanh thu, dẫn đến tăng lợi

nhuận của công ty thông qua việc đăng ký tham gia đấu thầu một cách tích cực hơn.

Vì vậy công ty cần giảm các khoản chi phí không cần thiết để giảm giá thành công trình, dẫn đến trúng thầu các công trình đã đăng ký tham gia.

 Đối với những công trình mà công ty không đủ điều kiện tham gia đấu

thầu thì công ty sẽ hợp tác với các đơn vị bạn để có thể tham gia nhậ thầu xây dựng.  Đầu tư vào các hoạt động khác như khai thác mỏ đá, mua sắm thêm máy móc thiết bị với mục đích hoạt động thi công và cho thuê để tăng thu nhập khác

cũng như mở rộng ngành nghề hoạt động của công ty.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY

DỰNG GIAO THÔNG KHÁNH HOÀ

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

2.2.1.1. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán trưởng

- Kế toán trưởng là người phụ trách công tác kế toán thống kê toàn doanh nghiệp

- Là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, tổ chức, phổ biến, hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ tài chính kế toán do nhà nước ban hành

- Là người trực tiếp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ kế toán

của nhà nước cũng như những quy định của công ty

- Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốcgiải quyết những vướng mắc, khó khăn tồn đọng về tài chính của công ty.

Kế toán thanh toán

- Lập phiếu thu phiếu chi tiền mặt đối chiếu với thủ quỹ

- Theo dõi tình hình tạm ứng của các cá nhân

- Lập hồ sơ vay vốn

- In sổ quỹ, bảng kê chi tiết tiền mặt và các công việc liên quan - Đối chiếu tiền mặt, tạm ứng các đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối chiếu công nợ với khách hàng Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ, vật tư, tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ, giá thành Thủ quỹ

- Lập kế hoạch trả nợ cho tháng tiếp theo

- Phản ánh các khoản lãi vay, lãi tiền gửi theo từng đối tượng  Kế toán vật tư, TSCĐ

- Căn cứ vào hợp đồng mua bán, phiếu giao nhận, lập phiếu nhập, phiếu xuất

vật tư, điều động thiết bị đến công trường

- Luân chuyển phiếu xuất, nhập cho bộ phận kế toán công nợ

- Hạch toán chi phí sửa chữa (nếu có)

- Báo cáo số lượng nhập, xuất trong tháng và tồn cuối tháng

- Đối chiếu khối l ượng, giá trị vật t ư giao nhận trong tháng với các đội thi công

- Tính khấu hao xe máy, thiết bị

2.2.1.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Hệ thống sổ kế toán tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông khánh hoà (Trang 45 - 152)