L ời mở đầu:
1 .2.3.2 Phương pháp gián tiếp
2.2.4. Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá
Khánh Hoà.
2.2.4.1. Những mặt đã đạt được
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán chung và công tác tổ chức
hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty,
em nhận thấy công ty đã đạt được một số các mặt sau:
- Về công tác tổ chức kế toán chung của công ty
+ Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán ở công ty tổ chức tinh gọn, với những
nhân viên có trình độ, năng lực, trung thực, được bố trí ở những công việc phù hợp
với khả năng và năng lực đã góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty, được ban giám đốc đánh giá cao.
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty được cập nhật một cách nhanh chóng, đầy đủ phục vụ tốt cho công tác quản lý tình hình tài chính của công ty.
+ Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán áp dụng tại công ty tuân theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán.
+ Hình thức tổ chức kế toán: Công ty có tổ chức bộ máy kế toán tương đối
phù hợp với công việc hiện tại.
- Về công tác kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu được hạch toán bằng máy vi tính thông qua phần mềm kế toán mà công ty sử dụng. Việc kết
hợp kế toán trên máy và kế toán bằng tay đã giúp cho việc xử lý số liệu được nhanh chóng, đầy đủ và phù hợp với yêu cầu quản lý.
Công ty sử dụng triệt để các tính năng của phần mềm kế toán: việc xử lý
chứng từ trên phần mềm kế toán sẽ giúp việc hạch toán nhanh chóng, chính xác, tránh được sự trùng lắp trong việc hạch toán, nhập dữ liệu do chứng từ chỉ nhập một
lần, phần mềm tự điều chuyển sang các sổ chi tiết, sổ cái, bảng kê,…
- Về công tác hạch toán chi phí s ản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhìn chung đã đi vào nề nếp. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cho từng công
trình, hạng mục công trình theo từng quý là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện
sản xuất thi công của công ty, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo sản xuất và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Do công ty áp dụng cơ chế khoán cho các đội thi công nên nguyên vật liệu là
do các đội tự lên kế hoạch đi mua để giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho. Với cơ chế này thì các đội chủ động hơn và có trách nhiệm hơn trong việc thi công cũng như trong công tác quản lý vật tư tại công trường.
Các chứng từ được tập hợp về phòng kế toán theo định kỳ nên giảm bớt thời gian đi lại của người quản lý, tạo điều kiện cho họ có thời gian giám sát thi công tại công trường.
Chi phí nhân công tại công ty được hạch toán gọn nhẹ dễ dàng. Toàn bộ
những lao động trực tiếp tại công ty là những người có năng lực,có kinh nghiệm
trong công tác thi công xây lắp. Tuy nhiên để giảm chi phí điều động công nhân nên khi có công trình tại địa điểm nào là các đội trưởng thường thuê lao động tại chỗ
nên khi công trình kết thúc công ty sẽ tiết kiệm khoản chi phí điều động nhân công. Đối với những lao động thuê ngoài: Công ty cung cấp đầy đủ các trang thiết
bị nhằm đảm bảo an toàn lao động như: đồ bảo hộ lao động, các công cụ phục vụ thi
công,.., có chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên tinh thần làm việc
cho công nhân, thực hiện chế độ lương thưởng hợp lý.
+ Đối với chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Kế toán tập hợp và theo dõi các khoản chi phí này trên các bảng kê, chứng từ
ghi sổ, sổ cái tài khoản của từng công trình giúp thuận lợi cho việc theo dõi chi phí của từng công trình. Việc hạch toán các khoản chi phí này nhìn chung là phù hợp
với nguyên tắc kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp.
2.2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Hầu hết các đơn vị thi công nằm ở xa trụ sở công ty nên đôi khi chứng từ phát sinh chưa được tập hợp đúng kỳ, việc chuyển giao chứng từ thường bị chậm trễ
nên việc hạch toán kế toán nhiều khi còn chưa đúng kỳ.
Vì sản phẩm của ngành xây lắp là các công trình xây dựng, kế toán không
thể đánh giá sản lượng thực hiện hoàn thành và xác định khối lượng dở dang thực tế
nên việc xác định chi phí và doanh thu trong kỳ không có sự tương ứng.
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ: tại công ty nguyên vật liệu nhập kho, kế toán chưa yêu cầu các
chứng chỉ kiểm định chất lượng vật tư.
Việc giao nhận nguyên vật liệu được thực hiện trực tiếp tại công trường nên kế toán không thể theo dõi được lượng nguyên vật liệu tồn kho. Hơn nữa việc áp
dụng cơ chế khoán dễ dẫn đến tình trạng mua bán không trung thực.
Khi kết thúc công trình, phần nguyên vật liệu thừa không thể chuyển trả về
nhưng chưa ghi giảm chi phí công trình. Điều này chưa phù hợp với “chuẩn mực
15” phần hợp đồng xây dựng.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Tại các đội thường sử dụng nguồn lao động thuê ngoài để làm việc trực tiếp và đội ngũ này chiếm đa số nhưng chưa được quản lý chặt chẽ dễ xảy ra tình trạng
chấm công tăng so với khối lượng thực tế và trả lương không trung thực.
+ Đối với chi phí sử dụng máy thi công: Công ty chưa có kế hoạch sửa
chữa lớn tài sản cố định nên một số máy phải ngừng hoạt động do chưa có kế hoạch
sửa chữa kịp thời.
+ Đối với chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp: Việc
phân bổ 2 loại chi phí này cho từng công trình theo tiêu thức là phần thu của công ty là chưa phù hợp. Do đó ảnh hưởng đến giá thành công trình.
Việc thiết kế hồ sơ dự toán công trình chưa được xác thực nên có sự chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán chi phí công trình.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Khánh Hoà, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác
hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty như sau:
Kiến nghị 1: Lựa chọn hợp lý tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp
-Thực trạng tại công ty:
Việc công ty dùng tiêu thức phần thu của công ty để phân bổ chi phí sản xuất
chung và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình là chưa chính xác.
Trong tài khoản 6270 công ty bao gồm tập hợp cả chi phí nhân viên điều khiển máy
thi công, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng, quản lý, sử dụng máy thi công. Nếu phân
bổ theo tiêu thức này thì sẽ xảy ra trường hợp: phần thu của công ty cao nên chi phí sản xuất chung công ty cao tức là chi phí đội xe máy phục vụ cho công trình đó
nhiều mà thực tế công trình đó thi công bằng thủ công là chủ yếu.
- Đề xuất kiến nghị:
Theo em công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung công ty và chi phí quản
lý doanh nghiệp theo tiêu thức là doanh thu thực hiện của các công trình tiêu thụ
trong kỳ. Cách phân bổ này làm cho giá thành công trình tương đối chính xác hơn,
vì chi phí sản xuất chung công ty chủ yếu là các khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ,
khấu hao TSCĐ phục vụ cho công trình. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi
phí gián tiếp phục vụ công tác quản lý chung của công ty nên doanh thu càng cao thì phí phân bổ sẽ càng cao. Tổng số CPSXC công ty phân bổ trong kỳ CPSXC phân bổ cho từng công trình =
Tổng doanh thu công ty tương ứng sản lượng tiêu thụ trong kỳ
x
Doanh thu cần
phân bổ phí trong kỳ
Tổng số CPQLDN phân bổ trong kỳ CPQLDN phân bổ cho từng công trình =
Tổng doanh thu công ty tương ứng sản lượng tiêu thụ trong kỳ
x
Doanh thu cần
phân bổ phí trong kỳ
Kiến nghị 2: Hoàn thiện hệ thống sổ sách của công ty
- Thực trạng tại công ty:
Kế toán công ty theo dõi các khoản mục chi phí phát sinh cho từng công
trình, hạng mục công trình trên sổ chi tiết vụ việc (141, 336) chi tiết cho từng công
trình, hạng mục công trình.
Cuối quý, kế toán giá thành căn cứ vào chứng từ và sổ chi tiết vụ việc để
phân loại các khoản mục chi phí, tổng hợp và tính giá thành cho công trình.
Điều này sẽ khó khăn cho kế toán giá thành trong việc tính giá thành công trình và việc kiểm tra đối chiếu số liệu
- Đề xuất kiến nghị:
Công ty nên mở sổ chi tiết giá thành để theo dõi từng khoản mục chi phí phát
sinh cho từng công trình
Công ty nên hạch toán luôn chi phí phân bổ cho từng công trình vào sổ chi
tiết giá thành. Cuối quý, khoản chi phí phân bổ cho công trình đó được thể hiện trên sổ chi tiết giá thành. Việc hạch toán như vậy sẽ tiện cho việc theo dõi giá thành công trình, ghi sổ giá vốn và rất thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu trên sổ cái.
Kiến nghị 3: Hạ giá thành sản phẩm
Sự cần thiết của việc hạ giá thành sản xuất:
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng trong quản lý hiệu quả chất lượng sản xuất kinh doanh. Đối với mọi công ty thì việc hạ giá thành rất quan trọng
vì hạ giá thành sản phẩm sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận đồng thời chiến thắng đối
Đề xuất kiến nghị:
Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở có sự quản lý chặt chẽ
Đối với ngành xây lắp, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá
thành sản phẩm. Do đó việc tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng
trong việc hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp trong quá trình thi công xây lắp thì công ty có thể :
- Đưa ra mức khoán chi phí nguyên vật liệu phù hợp và cụ thể cho từng công
trình. Mỗi công trình đều có kết cấu, điều kiện thi công khác nhau do đó không thể đưa ra một mức khoán chung toàn bộ các công trình được mà tùy thuộc vào mức độ
phức tạp của từng công trình đưa ra mức khoán cho phù hợp tránh tình trạng dư
thừa nguyên vật liệu.
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển để tiết kiệm chi phí vật liệu. Để tiết kiệm chi
phí vận chuyển thì công ty nên giao cho các đội đặt hàng với khối lượng lớn để vừa
tận dụng sự ưu đãi về giá vừa đỡ tốn kém chuyên chở nhiều lần.
- Tuỳ thuộc vào từng thời điểm thi công trong ngày, tuỳ thuộc vào thời tiết mà đội sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp. Tránh tình trạng trộn vật liệu quá
nhiều nên khi trời mưa hoặc gần hết thời gian làm việc không thể thực hiện xong,
làm cho vật liệu mất phẩm chất, gây ra lãng phí vật liệu trong quá trình thi công và
ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Công ty phải cử cán bộ kỹ thuật xuống các công truờng nhằm kiểm tra giám
sát chất lượng vật tư đưa vào thi công để tránh tình trạng lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.Từ đó có tỷ lệ khoán phù hợp cho từng đặc điểm công trình. Công ty nên có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những đội thi công làm tốt công tác tiết kiệm vật
liệu rơi vãi, mất phẩm chất căn cứ trên sự giám sát của phòng kỹ thuật
- Ngoài ra ở dưới đội, đội trưởng phải là người có trách nhiệm trực tiếp trong
việc quản lý, bảo quản nguyên vật liệu, sử dụng cho thi công đúng quy định, tránh
tình trạng hao hụt trong thi công, nhắc nhở công nhân phải thu gom vật liệu rơi vãi sau một ngày làm việc.
Quản lý chặt chẽ chi phí nhân công:
- Tuỳ thuộc vào đặc điểm, kết cấu, thời gian thi công từng công trình mà chi
phí nhân công phát sinh khác nhau. Đối với những công trình công việc thực hiện
chủ yếu bằng máy với công nghệ hiện đại thì công ty nên đầu tư máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng công trình, đồng thời tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp.
- Đối với những công trình mà công việc thi công thực hiện chủ yếu bằng thủ công để tiết kiệm chi phí nhân công phải nâng cao năng suất lao động. Để làm đựơc điều này phải:
+ Do đặc điểm của ngành nên nhân công thường thuê từ bên ngoài. Do đó
công ty nên khuyến khích các đơn vị thi công tận dụng lao động địa phương. Tuy
nhiên, công ty vẫn phải có chính sách tuyển dụng lao động có trình độ để họ có điều
kiện tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để áp dụng
vào thực tế sản xuất.
+ Có chế độ lương thưởng hợp lý để người lao động phát huy tính sáng tạo,
cải thiện hợp lý hoá sản xuất để góp phần hạ giá thành công trình.
Quản lý chặt chẽ chi phí sử dụng máy thi công
a. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đai vào sản xuất
Để tiết giảm chi phí, công ty nên đầu tư mua sắm một số trang thiết bị để
phục vụ sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí sử dụng máy và tăng thu nhập cho
công ty
b. Khoán phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị cho các đơn vị thi công
+ Công ty nên giao trực tiếp phương tiện cho các hạt, đội thi công quản lý. Như vậy, họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng phương tiện. Việc huy động
công suất hoạt động của máy móc lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào quyết định của các đội.
Công ty chỉ nên quản lý chung, giám sát công việc điều hành của các đội.
+ Khoán phương tiện vận chuyển và máy móc thi công cho các hạt: Cách
làm này sẽ hạn chế thời gian ngừng việc của máy thi công, nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy. Đồng thời cho công nhân điều khiển máy đi học các lớp bồi
dưỡng để nâng cao tay nghề của công nhân, tăng năng suất ca máy, góp phần giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành công trình.
c. Tìm kiếm nhiều khách hàng cần sử dụng xe, máy thi công của công ty.
- Tham gia thi công nhiều công trình để tăng hiệu quả sử dụng máy, giảm bớt
thời gian nằm chờ việc của các xe.
- Mở rộng quan hệ với các đơn vị cá nhân có sử dụng máy thi công để tăng lượng khách hàng thuê xe, máy của công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng máy, tăng
doanh thu cho công ty. Từ đó chi phí trong một ca máy sẽ giảm xuống nên giảm được giá thành công trình.
Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm chủ yếu chi phí khấu hao máy móc, lương