Điều kiện ngoại cảnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển nạp gen vào cây hoa cẩm chướng bằng phương pháp agrobacterium tumefaciens kết hợp (Trang 38 - 40)

Môi trường trồng cẩm chướng bao gồm nhiều yếu tố, trong đó ánh sang, nhiệt độ, nước, không khí, dinh dưỡng và đất là những yếu tố quan trọng nhất. Các yếu tố này tác động tương hỗ với nhau đến sự sinh trưởng và phát dục của cẩm chướng.

 Ánh sáng: Cẩm chướng là loại cây ưa sáng, thích hợp với thời gian chiếu sáng dài. Thời gian chiếu sáng trong ngày càng dài, cây càng nhanh phân hóa, càng nở đều. Lượng chất khô và tốc độ sinh trưởng của cây tương quan với cường độ chiếu sáng mạnh, làm hoa dễ bị nhạt màu và cháy, ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Các thí nghiệm cho thấy chiếu sáng bổ sung giúp kích thích đốt dài, ức chế cành nách, tăng đường kính hoa, giúp hoa có màu tươi hơn.

 Nhiệt độ: Cẩm chướng là loại cây ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cây cẩm chướng là 18 – 200C, trong phạm vi từ 10 – 150C, cây vẫn sinh

trưởng bình thường và cho kết quả tương đối tốt. Nhiệt độ quá 300C, cây sinh trưởng kém, thân, lá, hoa đều nhỏ, sản lượng và chất lượng thấp. Dưới 100C, cây sinh trưởng yếu, sản lượng giảm rõ rệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm tốt nhất là 100C, nếu không chất lượng hoa kém, số lượng hoa mù cao.  Nước: Hàm lượng nước trong hoa cẩm chướng chiếm khoảng 70 – 80%, trong

cành 68 – 70%, trong rễ là 80%. Nước có vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của cây cẩm chướng. Nước là nguyên liệu quang hợp, cây thiếu nước, quang hợp giảm. Ngoài ra, nước là dung môi của nhiều chất dinh dưỡng, là môi trường thực hiện các phản ứng sinh hóa. Nước điều tiết nhiệt độ cây, đa số nước trong cây thoát ra ngoài qua lá, khi thoát hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ trong cây, nên nước điều khiển lượng nhiệt trong cây khi trời nắng nóng. Sự lưu thông nước càng nhiều thì hoạt động sinh lý càng mạnh.  Không khí: Cẩm chướng ưa khí hậu mát mẻ, thông thoáng. Trồng ở nơi kém

gió, nhiệt độ cao, cây dễ mắc bệnh. Cần tăng độ thoáng khí để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung CO2 cây sinh trưởng nhanh, tăng chất lượng hoa nhưng không tăng được sản lượng và tuổi thọ hoa.  Đất đai: Khoảng 70% số rễ của cẩm chướng tập trung ở tầng đất mặt (từ 0 - 20cm). Vì vậy cải thiện kết cấu vật lý ở tầng đất này (bằng cách trộn thêm than bùn, một số chất tơi xốp để tăng độ rỗng cho đất đạt từ 3 – 5%...) sẽ tạo điểu kiện cho rễ cẩm chướng phát triển tốt hơn. pH thích hợp từ 6 – 6.5. Cần đảm bảo đủ độ ẩm, thông thoáng, tơi xốp. Chú ý khử trùng và tiêu độc cho đất trước khi trồng nhiều vụ cẩm chướng. Cây hoa cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi, xốp, nhiều mùn và dinh dưỡng, thoáng khí và giữ ẩm tốt.

 Chất dinh dưỡng: Trạng thái dinh dưỡng của cây thường biểu thị bằng % nguyên tố dinh dưỡng và độ chất khô trong lá. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ dinh dưỡng lý tưởng nhất là: đạm 3 – 3.5%, lân 0.2 – 0.3%, kali 3 – 4%, canxi 1 – 2%, magie 0.2 – 0.5%. Để đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần đảm bảo thành phần và hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở mức độ thích hợp nhất: đạm 100mg/l, lân 20mg/l, kali 30mg/l, canxi 150 – 200mg/l. Lưu ý, với điều kiện trồng khác nhau thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển nạp gen vào cây hoa cẩm chướng bằng phương pháp agrobacterium tumefaciens kết hợp (Trang 38 - 40)