Nội dung khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 112 - 131)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN.

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Việc khảo nghiệm đã được thực hiện qua 26 cán bộ quản lý, nhà khoa học của trường ĐHKTCN - ĐHTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất (phụ lục 3). - Phương pháp thống kê toán học.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 27 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN với câu hỏi: “Xin thầy (Cô), các cán bộ quản lí đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên”. (Mẫu phiếu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp - Phụ lục 3). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

ĐVT: % Nhóm biện pháp Các biện pháp cụ thể Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết K. cần thiết Rất khả thi Khả thi K. Khả thi Nhóm biện pháp 1: đổi mới cơ chế quản lý hoạt động NCKH trong trường ĐHKTCN - ĐHTN theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất, thực tiễn của cơ sở

sản xuất

1. Đổi mới phương thức đầu tư 58 42 0 38 62 0

2. Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tình hình thực tiễn của trường ĐHKTCN - ĐHTN

51,9 48,1 0 63 37 0

3. Đổi mới công tác khen thưởng về NCKH theo hướng sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, phòng thí nghiệm và ưu tiên các đề tài có giá trị thực tế

52,1 47,9 0 33,6 55,3 11,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhóm biện pháp Các biện pháp cụ thể Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết K. cần thiết Rất khả thi Khả thi K. Khả thi Nhóm biện pháp 2: Xây dựng phát triển nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa các nguồn lực

1. Quy hoạch, đào tạo bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ NCKH. 69 31 0 28 72 0

2. Tăng cường cơ sở vật chất

cho hoạt động NCKH. 74 26 0 31 69 0

3. Sử dụng hợp lý các nguồn ngân sách, khai thác các nguồn đầu tư cho NCKH.

53,8 46,2 0 34,6 65,4 0

4. Đẩy mạnh công tác thông tin trong hoạt động NCKH, phổ biến các định hướng nghiên cứu của Bộ, đại học, nhà trường để cán bộ, đơn vị có tính chủ động trong nghiên cứu.

62,7 37,3 0 23,2 76,8 0

5. Đẩy mạnh công tác ứng

dụng CNTT trong NCKH. 47 53 0 34 66 0

TB cộng 61,3 38,7 0 30,2 69,8 0

Nhóm biện pháp 3: Kết hợp NCKH với đào tạo, với sản xuất kinh doanh.

1. Kết hợp NCKH với việc biên soạn tài liệu giáo trình, sách chuyên khảo.

57,7 42,3 0 21,6 78,4 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chuyển giao khoa học cho địa phương, phát triển sản xuất xã hội. 55,8 44,2 0 30 66,3 3,7 TB cộng 56,8 43,2 0 23,9 72,4 3,7 Nhóm biện pháp 4: tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về NCKH

1. Mở rộng quan hệ hợp tác

trong nước. 43 57 0 51 49 0

2. Mở rộng quan hệ hợp tác với

nước ngoài. 31,7 68,3 0 29 56,2 14,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi thực hiện có hiệu quả của các nhóm biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi rút ra nhận thấy: trong tổng số 27 cán bộ quản lý, nhà khoa học đã trưng cầu ý kiến cho thấy kết quả thể hiện như sau:

Ở nhóm biện pháp thứ nhất: Có 54% cho rằng nhóm biện phát này rất

cần thiết; 46% là cần thiết trong việc quản lý hoạt động NCKH của giảng viên cấp cơ sở. Ở mỗi biện pháp cụ thể thì các nhà quản lý và cán bộ giảng viên cũng có sự đánh giá khác nhau.

Trên cơ sở khảo sát về tính cần thiết, các nhà quản lý cho rằng có 44,9% rất khả thi; 51,4% khả thi và 3,7% không khả thi. Trong đó biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là biện pháp đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tình hình thực tiễn của trường ĐHKTCN - ĐHTN (Chiếm 63% rất khả thi), và 11,2% cho rằng biện pháp đổi mới công tác khen thưởng về NCKH theo hướng sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, phòng thí nghiệm và ưu tiên các đề tài có giá trị thực tếlà không khả thi. Sở dĩ còn hiện tượng này vì một số cán bộ quản lý cho rằng cơ chế quản lý hoạt động cũ vẫn có hiệu quả không cần phải đổi mới, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên.

Ở nhóm biện pháp hai: Ta thấy 100% cho là cần thiết chiếm tuyệt đối

cần phải tập trung xây dựng nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH và cho rằng nhóm biện pháp này có tính khả thi hiệu quả rất cao. Cụ thể là: 61,3% cho rằng rất cần thiết; 38,7% cần thiết; và 30,2% rất khả thi; 69,8% có tính khả thi. Điều đó cho thấy nhóm biện pháp này rất được các chuyên gia đánh giá cao và mang tính khả thi cao, điều đó cũng đúng với thực tế muốn có hoạt động NCKH có chất lượng có hiệu quả thì cần phải ngay từ bây giờ quy hoạch đội ngũ cán bộ NCKH, tăng cường tài chính, ngân sách cho NCKH….. đây chính là tiền đề để thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở nhóm biện pháp thứ ba: Được cho rằng tính cần thiết và khả thi cũng được đánh giá rất cao. Có 56,8% cho rằng rất cần thiết và 43,2% cần thiết phải có sự kết hợp NCKH gắn với đào tạo, sản xuất kinh doanh, giáo dục phổ thông. Điều này rất là thiết thực, mục đích của NCKH là ra được các sản phẩm phục vụ trực tiếp ngay cho đào tạo, chuyển giao công nghệ để phát triển đất nước. Để thực hiện được biện pháp này có 96,3% cho rằng có tính khả thi hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn 3,7% không khả thi. Điều này cũng đúng sát thực với thực trạng điều tra hoạt động NCKH của trường giai đoạn vừa qua. Đặc biệt là vấn đề chuyển giao công nghệ cho địa phương và xã hội, nhiều chuyên gia vẫn còn băn khoăn lo ngại (3,7%) về tính khả thi của biện pháp này. Do vậy có thể nói sử dụng nhóm biện pháp này nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động NCKH, nâng cao chất lượng NCKH của cán bộ giảng viên.

Ở nhóm biện pháp thứ tư: Nhóm biện pháp thứ tư chiếm tuyệt đối 100% các nhà khoa học cho là cần thiết và 92,6% có tính khả thi, hiệu quả. Đây cũng là vấn đề mà các nhà khoa học rất quan tâm muốn phát triển được KH trong nước chúng ta phải mở rộng quan hệ hợp tác NCKH trước mắt là trong nước, sau đó là đối với quốc tế. Có mở rộng thì NCKH mới vươn tới những tầm cao, khẳng định được vị thế của mình trong NCKH nhưng bên cạnh đó vẫn còn 7,4% cho rằng khó khả thi, bởi việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Vấn đề chuyển giao công nghệ cho địa phương xã hội chúng ta còn yếu nói gì tới mở rộng với nước ngoài. Đây cũng là biện pháp giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH cần phải chấn chỉnh những yếu kém để đưa KHCN phát triển với tầm vóc quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý NCKH của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên đã được đề xuất giúp cho cơ quan quản lý tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động NCKH để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH, đáp ứng yêu cầu phù hợp với cơ cầu kinh tế -xã hội của thời kỳ CNH - HĐH đất nước, nâng cao năng lực cạnh trạnh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý khoa học tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng NCKH.

Các biện pháp đề xuất nhằm quản lý hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN bao gồm 4 nhóm biện pháp sau:

- Nhóm biện pháp 1: đổi mới cơ chế quản lý hoạt động NCKH trong trường ĐHKTCN - ĐHTN theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất, thực tiễn của cơ sở sản xuất

- Nhóm biện pháp 2: Xây dựng phát triển nguốn lực phục vụ cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa các nguồn lực.

- Nhóm biện pháp 3: Kết hợp NCKH với đào tạo, với sản xuất kinh doanh, với giáo dục phổ thông.

- Nhóm biện pháp 4: tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về NCKH Ở mỗi nhóm biện pháp trên đều có các biện pháp cụ thể. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất và nhận thấy tuy ở một số biện pháp cụ thể tính khả thi còn khó khăn, nhưng hầu hết các biện pháp trên được đánh giá rất cao trong công tác quản lý hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Trong trường Đại học, NCKH là hoạt động sáng tạo của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhằm nhận thức thế giới và tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để vận dụng vào công tác GD & ĐT trong nhà trường tìm ra các biện pháp giải quyết những yếu tố cản trở sự phát triển của kinh tế sản xuất, áp dụng vào thực tiễn góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước.

2. Hiệu quả hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên trong nhà trường phụ thuộc vào yếu tố quản lý. Quản lý hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên trong nhà trường là hoạt động quản lý hành chính nhà nước về NCKH được tiến hành với mục tiêu, nội dung và quy trình xác định và được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý chặt chẽ.

3. Hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên ở trường ĐHKTCN - ĐHTN nhìn chung đã có chất lượng và hiệu quả. Nhà trường đã có những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động NCKH. Tuy nhiên các biện pháp đó còn thiếu tính đồng bộ, chưa có chiều sâu do đó vẫn còn tình trạng cán bộ NCKH còn chậm tiến độ, sự ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tế còn hạn chế. Chính vì vậy mà tính hiệu quả thực tiễn của đề tài chưa cao.

4. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH trong trường đỏi hỏi các nhà quản lý cần tiến hành đồng bộ các nhóm biện pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm biện pháp 1: đổi mới cơ chế quản lý hoạt động NCKH trong trường ĐHKTCN - ĐHTN theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất, thực tiễn của cơ sở sản xuất

- Nhóm biện pháp 2: Xây dựng phát triển nguốn lực phục vụ cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa các nguồn lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm biện pháp 3: Kết hợp NCKH với đào tạo, với sản xuất kinh doanh, với giáo dục phổ thông.

- Nhóm biện pháp 4: tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về NCKH 5. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động NCKH. - Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý KH

- Cần có kế hoạch chiến lược và tầm nhìn cho hoạt động NCKH của nhà trường

- Ưu tiên đầu tư vật chất, tài chính cho NCKH

II. KIẾN NGHỊ

1. Đối với bộ Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng các tiêu chí chuẩn để đánh giá hoạt động NCKH - Tăng cường hơn nữa trang thiết bị phục vụ NCKH.

- Có chính sách ưu đãi các nhà khoa học và cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt ưu tiên kinh phí cho công tác NCKH các Trường có ngành công nghiệp mũi nhọn.

2. Đối với Đại học Thái Nguyên

- Cần tiến hành việc phê duyệt đề tài và cấp kinh phí sớm để các chủ nhiệm đề tài có điều kiện thực hiện đề tài đúng thời hạn.

- Tăng cường giám sát việc thực hiện quyết định 229,136/QLKH quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ của ĐHTN.

3. Đối với trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN

- Cần đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với hoạt động NCKH của nhà trường. Áp dụng các biện pháp đồng bộ trong đó có các biện pháp mà luận văn đã đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trong trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cần có chính sách ưu đãi đối với cán bộ trẻ có thành tích NCKH, những quy đinh về khen thưởng kịp thời đối với những đề tài thực hiện tốt và có những hình thức kỷ luật đối với các chủ nhiệm đề tài quá hạn và ngừng đề tài với những lý do chính đáng.

- Tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ cho địa phương, đặc biệt là kết hợp NCKH với đào tạo, với sản xuất kinh doanh.

- Bổ sung cán bộ quản lý chuyên môn để đảm bảo tốt việc quản lý và giám sát công tác tổ chức hoạt động NCKH

- Xây dựng kế hoạch chiến lược và tầm nhìn cho hoạt động NCKH và phổ biến cho cán bộ, giảng viên để cán bộ, giảng viên có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong hoạt động NCKH.

- Cần đưa tiêu chí ứng dụng và chuyển giao công nghệ của đề tài với thực tế giáo dục phổ thông và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội vào tiêu chuẩn tuyển chọn đề tài NCKH và phổ biến rộng rãi trong cán bộ, giảng viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Khánh Bằng, Cao Vũ Đàm (1984), Phương pháp NCKH, Hà Nội. 2. Bộ chính trị, Nghị quyết 26/TW.

3. Bộ Chính trị, Nghị quyết 37/TW.

4. Bộ GD & ĐT (2001), Công văn số 7483/KHCN ngày 30/07/2001 về việc tổ chức xét tặng giải thưởng "Sinh viên NCKH" trong các trường Đại học và các Học viện, Hà Nội.

5. Bộ GD & ĐT (2007), Công văn hướng dẫn về thí điểm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên có sự tham gia của sinh viên.

6. Bộ GD & ĐT (2007), Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học và cao đẳng.

7. Bộ GD & ĐT (1/2008), Hội thảo "Tăng cường nhận thức trách nhiệm của cán bộ giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác NCKH và chuyển giao công nghệ", Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 8. Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Quản lý giáo dục đại học, Tài liệu dịch. 10. Đại học Thái Nguyên (2006), Các chương trình hành động của Đảng bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 112 - 131)