Bản chất, đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Bản chất, đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH

Dù ở mức độ nào, NCKH cũng đều hướng đến con người., vì con người. Hay nói rộng ra, NCKH thành công hay thất bại, giá trị hay không giá trị, hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đại hay lỗi thời trong các sản phẩm nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến đời sống con người.

NCKH đạt chất lượng và hiệu quả đã là khó, những để quản lý hoạt động NCKH còn khó hơn. Trên cơ sở tìm hiểu về quản lý hoạt động NCKH, chúng tôi thấy vấn đề này có bản chất và đặc điểm như sau:

- Quản lý NCKH phải dựa trên các cơ sở khoa học về tính pháp lý: các quy định, văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và đơn vị nhà trường đưa ra.

- Quản lý hoạt động NCKH có mục đích rõ ràng và phải đạt được các mục tiêu nhất định. Vừa là quản lý đội ngũ tham gia hoạt động NCKH, vừa nhằm quản lý khối lượng đề tài, khả năng ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH, vận dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD & ĐT, kinh tế xã hội của đất nước.

Quản lý NCKH còn nhằm xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của cơ quan chủ quản, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực NCKH có trình độ cao của đất nước. Từng bước hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.

- Hiệu quả của quản lý hoạt động NCKH phụ thuộc vào năng lực quản lý và sự kết hợp linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp quản lý. Đồng thời phụ thuộc vào khả năng, trình độ chuyên môn, tư tưởng… của các nhà nghiên cứu.

- Quản lý NCKH phải tuân thủ theo các quy tắc, văn bản, pháp chế của Đảng, Nhà nước ban hành. Ngoài ra, việc quản lý NCKH còn dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD & ĐT và điều lệ về NCKH của các đơn vị thực hiện.

- Quản lý NCKH nhằm phát triển năng lực NCKH đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tăng cường chỉ đạo tập trung nguồn lực cho NCKH, làm cho hoạt động NCKH phát triển, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)