Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 36 - 131)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NCKH làm cơ sở pháp lý cho hoạt động NCKH của giảng viên, và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp KHCN trong thời đại mới.

Ban hành luật KHCN, các văn bản pháp chế về NCKH của giảng viên, luật sở hữu trí tuệ… Đây là một vấn đề thuộc về chế định về công tác NCKH, và được các cấp quản lý trong trường triển khai xây dựng phù hợp với tình hình của trường, của khoa và của bộ môn.

Việc xây dựng hệ thống pháp quy về NCKH phải đảm bảo thực hiện được nội dung, chương trình NCKH do Bộ GD & ĐT ban hành, trong đó lưu ý đến trọng tâm nghiên cứu của trường trên cơ sở cân đối giữa đề tài mang nội dung KHGD, khoa học nghiệp vụ và khoa học cơ bản. Đồng thời nó phải phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo, với tình hình nghiên cứu của đơn vị, năng lực nghiên cứu của giảng viên, và chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước.

2. Triển khai các hoạt động NCKH: triển khai hoạt động NCKH, các nhà quản lý cần thực hiện theo một trình tự nhất định như:

- Quán triệt nhiệm vụ, động viên tinh thần, định hướng, gợi ý chọn đề tài cho giảng viên.

- Tổ chức đăng ký, hợp đồng nghiên cứu. - Cung cấp, hỗ trợ kinh phí

- Hỗ trợ trang thiết bị, tài liệu, phương tiện thông tin, điều kiện làm việc. - Quản lý tiến độ thực hiện đề tài.

- Đánh giá, nghiệm thu, thẩm định đề tài.

3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động NCKH: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động NCKH của giảng viên một cách khoa học, bài bản, làm việc có hiệu quả, đáp ứng đúng chức năng và nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu hoạt động NCKH cấp cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Tổ chức hướng dẫn đăng ký hoạt động NCKH của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

Để tổ chức tốt hoạt động NCKH, cán bộ quản lý cần đề ra các quy chế, quy định và hướng dẫn giảng viên thực hiện, tìm nguồn đề tài giới thiệu cho giảng viên đề tài nghiên cứu… Trong các quy định, quy trình, cán bộ quản lý phải ghi rõ các hạn định về thời gian như: đăng ký, xét duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu, thông báo kết quả và cách thực thực hiện, các thủ tục hành chính cần hoàn tất trong tông tác NCKH.

Để hướng dẫn giảng viên đăng ký đề tài NCKH cấp cơ sở, cán bộ quản lý có thể thực hiện một trong ba cách sau:

- Thông tin về những đề tài đã và đang được nghiên cứu cho giảng viên để giảng viên không phải tốn thời gian tìm tòi những nội dung mà người khác đã nghiên cứu, hoặc để họ có thể tìm thấy ngay trong những đề tài đã nghiên cứu hướng đi tiếp, hướng nghiên cứu mới.

- Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu xã hội (Doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất…) để chọn hướng và xây dựng đề tài NCKH cho giảng viên. Khi đề tài nghiên cứu tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của chính cơ sở thì kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng ngay.

- Giao chỉ tiêu cho giảng viên tìm hướng và xây dựng đề tài NCKH. Điều đó sẽ giúp đội ngũ giảng viên quan tâm hơn đến hoạt động NCKH.

5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động NCKH

Luật sở hữu trí tuệ được Nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 19 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Đây là một bước tiến dài trong việc đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam.

Hoạt động NCKH là hoạt động tư duy sáng tạo, tìm ra các giải pháp, ứng dụng KHCN. Nếu làm tốt việc bảo hộ quyền sở hữu tí tuệ sẽ tạo ra môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuận lợi cho sự sáng tạo, đảm bảo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ… Các nhà quản lý thực hiện tốt quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia NCKH đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

6. Quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả NCKH và phát triển công nghệ, giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về hoạt động NCKH của giảng viên.

7. Chỉ đạo hoạt động NCKH theo đúng tiến độ; làm việc có hiệu quả đáp ứng đúng chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động NCKH.

8. Tổ chức nghiệm thu, đánh giá: cán bộ quản lý cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá đề tài NCKH

9. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định NCKH của giảng viên theo đúng quy trình, văn bản và quy định của nhà nước.

10. Tổ chức chỉ đạo công tác thống kê thông tin khoa học. Thống kê thông tin khoa học có thể theo tháng, theo quý, theo năm.

11. Đầu tư tài chính cho ngân sách NCKH, động viên, khuyến khích giảng viên tham gia NCKH.

12. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về NCKH, về GD & ĐT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy và công tác NCKH của giảng viên.

1.4.3. Quy trình quản lý các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học của giảng viên

1.4.3.1. Lập kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng QLKH - QHQT tổng hợp, xem xét và đề xuất với hội đồng khoa học trường danh sách các đề tài NCKH cấp trường cho từng năm.

- Kết hợp với cán bộ quản lý, Đảng ủy nhà trường lên kế hoạch quản lý các đề tài NCKH của khoa.

- Các khoa xem xét, thực hiện đăng ký đề tài NCKH. Tổ chuyên môn và hội đồng khoa học của khoa sẽ tiến hành tập hợp, gửi danh sách về phòng QLKH - QHQT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phòng QLKH - QHQT xem xét và tư vấn trình hội đồng khoa học trường xét duyệt danh sách các đề tài cấp trường.

- Phòng QLKH - QHQT thay mặt nhà trường ký hợp đồng với các chủ nhiệm đề tài.

- Phòng QLKH - QHQT kết hợp với khoa tiến hành theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của giảng viên.

- Hỗ trợ các chủ nhiệm đề tài về hướng dẫn thủ tục, quy trình thực hiện trong việc thực hiện các đề tài.

1.4.3.2. Đánh giá, nghiệm thu

- Khoa gửi danh sách đề nghị hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của giảng viên.

- Phòng QLKH - QHQT trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho các giảng viên trong quá trình thực hiện các đề tài NCKH.

- Hội đồng NCKH tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài và phổ biến kết quả nghiên cứu.

- Tổng hợp việc thực hiện kết quả các đề tài và báo cáo hội đồng khoa học nhà trường.

1.4.3.3. Triển khai ứng dụng kết quả

Phòng QLKH - QHQT cùng chủ nhiệm đề tài cùng đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trình Hiệu trưởng phê duyệt. Bên cạnh đó phòng cần tổ chức tạo điều kiện tốt để các đề tài NCKH của giảng viên được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy và sản xuất. Trường có thể tổ chức trung tâm chuyển giao công nghệ hoặc cử người chuyên trách chuyên lo khâu này, hoặc xây dựng xưởng sản xuất thử…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp quản lý hoạt động NCKH giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động NCKH của giảng viên. Các nhà quản lý có phương pháp khoa học sẽ thúc đẩy hoạt động NCKH đạt chất lượng và hiệu quả cao. Có rất nhiều phương pháp quản lý hoạt động NCKH, tuy nhiên có thể kể đến một số phương pháp cơ bản như sau:

1.Hoạch định, xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch hoạt động NCKH của đơn vị

2. Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động NCKH

3. Kiểm tra, đánh giá các kết quả ứng dụng của đề tài NCKH 4. Kết hợp NCKH với giảng dạy

5. Nâng cao trách nhiệm của vai trò cá nhân, giảng viên trong hoạt động NCKH

6. Phòng chức năng là đơn vị đầu mối quản lý hoạt động NCKH 7. Cán bộ quản lý nắm vững quy chế, quy định quản lý

Việc đổi mới hình thức quản lý và vận dụng kết hợp một cách sáng tạo, linh hoạt các phương pháp trên sẽ đáp ứng được công tác quản lý hoạt động NCKH đạt hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT nói chung, hoạt động NCKH nói riêng.

1.6. Các hình thức quản lý hoạt động NCKH

NCKH là một trong những hoạt động bắt buộc đối với giảng viên. Đây là một hoạt động rất quan trọng có ý nghĩa sống còn. Tuy nhiên để quản lý hoạt động NCKH trong trường đại học đạt được chất lượng và hiệu quả cao, bên cạnh việc xác định quy trình quản lý hoạt động NCKH, thực hiện những nội dung, phương pháp quản lý phù hợp, thì nhà quản lý cần phải đưa ra các hình thức quản lý hoạt động NCKH đạt hiệu quả.

Hoạt động quản lý NCKH ở các trường đại học được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau. Nhà trường có thể tổ chức cho càn bộ giảng viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tham gia các đề tài NCKH ngoài đơn vị của mình; tham gia các hội thảo, hội nghị, chuyên đề về hoạt động NCKH; nghiên cứu về thực tế chuyên môn; hoặc tham gia các dự án đầu tư của nước ngoài... Dù ở hình thức nào thì hoạt động NCKH của giảng viên cũng nhằm tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Như vậy: Giảng viên có thể tham gia hoạt động NCKH dưới nhiều hình thức khác nhau. Để quản lý hình thức quản lý hoạt động NCKH của giảng viên, nhà quản lý cần căn cứ vào các hình thức đó để đề ra những biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng GD & ĐT nói chung, hoạt động NCKH nói riêng.

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý hoạt động NCKH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết chất lượng GD & ĐT phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan. Trong môi trường giáo dục đại học cần phải nhận thức một cách sâu sắc vai trò của công tác NCKH vào lao động sản xuất đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bên cạnh đó để có thể quản lý tốt hoạt động NCKH của giảng viên trong trường, các nhà quản lý phải xác định rõ những yếu tố nào chi phối đến chất lượng và hiệu quả của quá trình NCKH. Tức là họ phải tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH với các yếu tố chủ quan và khách quan của quản lý. Trên cơ sở xác định đúng các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến hiệu quả quản lý NCKH, sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra những biện pháp khắc phục những yếu tố còn tồn tại, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động NCKH.

1.7.1. Yếu tố chủ quan

Những năm qua được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều đề tài NCKH của các nhà nghiên cứu đạt chất lượng và hiệu quả được ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý hoạt động NCKH. Các yêu tố này chủ yếu xuất phát từ chính những nghiên cứu như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Một số người còn có suy nghĩ tiêu cực, chưa có động lực tham gia vào NCKH, vì họ cho rằng NCKH không giải quyết được vấn đề gì thiết thực; nếu có nghiên cứu thì cũng không ứng dụng vào thực tế.

- Còn hạn chế về tri thức và kỹ năng NCKH

- Yếu về ngoại ngữ và CNTT nên chưa đủ tự tin để tham gia hoạt động NCKH.

- Lúng túng về phương pháp, cách thức NCKH. Chưa biết sử dụng và kết hợp nhuẫn nhuyễn các phương pháp với nhau.

- Thiếu thốn thời gian, kinh phí và điều kiện làm việc. - Chưa tích cực, cố gắng, chủ động trong việc tìm tài liệu...

Những yếu tố chủ quan này làm giảm lòng nhiệt huyết, hứng thú, sự say mê NCKH của người nghiên cứu, gây ra những khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đén hoạt động NCKH của mỗi người.

1.7.2. Yếu tố khách quan

Mặc dù các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hiện nay đã có nhiều quan tâm đến công tác NCKH nói chung và các trường đại học nói riêng; và hầu hết các trường đại học đã vận dụng một cách sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy công tác NCKH của trường mình. Song việc thực hiện và quản lý hoạt động NCKH trong các trường đại học vẫn còn gặp nhiều khó khăn như:

- Cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều điểm bất cập cho việc triển khai thực hiện công tác NCKH.

- Nhà trường chưa có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích đúng mức.

- Môi trường kinh tế xã hội, khoa học - công nghệ địa phương còn lạc hậu. - Thiếu thốn các nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị và thông tin phục vụ NCKH.

- Quản lý, điều hành hoạt động NCKH của nhà trường còn thiếu khoa học, thiếu sự liên kết chặt chẽ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH, các nhà quản lý cần dựa trên các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây cản trở đến đến hoạt động NCKH. Từ đó tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, khuyến khích, động viên mọi người NCKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động NCKH cấp cơ sở giữ vai trò quan trọng trong công tác NCKH. Nó thúc đẩy hoạt động NCKH đạt chất lượng và hiệu quả cao; làm tăng hứng thú, sự say mê, sáng tạo cho người nghiên cứu. Qua đó nâng cao chất lượng GD & ĐT, ứng dụng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.

Trường ĐHKTCN - ĐHTN có sứ mệnh và tầm nhìn quan trọng trong việc phát triển các nguồn lực về KHCN cho xã hội. Phòng QLKH - QHQT cũng có chức năng, nhiệm vụ không nhỏ trong công tác quản lý hoạt động NCKH ở trường đại học. Nhà trường kết hợp với phòng QLKH - QHQT, trường trực tiếp chỉ đạo hoạt động quản lý NCKH của cán bộ, giảng viên trong trường thông qua các hoạt động như: xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí, tổ chức các buổi hội thảo NCKH, nâng cao trình độ về CNTT qua các buổi tập huấn…

Việc quản lý các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học của giảng viên bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Chính vì vậy nhà quản lý cần phải tuân theo một quy trình từ khâu lập kế hoạch, đánh giá nghiệm thu đến việc triển khai ứng dụng kết quả. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần phải chú ý đến việc sử

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 36 - 131)