Chức năng, nhiệm vụ của phòng QLKH-QHQT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 33 - 131)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.7.Chức năng, nhiệm vụ của phòng QLKH-QHQT

Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của phòng QLKH - QHQT, chúng tôi căn cứ vào quy định của Bộ GD & ĐT, cũng như quy định của trường ĐHKTCN - ĐHTN đề xác định chức năng, nhiệm vụ của trường như sau:

1.3.7.1. Chức năng

Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế có chức năng tham mưu , tư vấn cho Hiệu trưởng về chiến lược , định hướng phát triển , tổ chức triển khai các hoạt động quản lý và NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Quản lý khoa học: về lĩnh vực quản lý khoa học, phòng QLKH - QHQT thực hiện quản lý các đề tài NCKH các cấp ; thẩm định NCKH và sáng kiến cải tiến của CBVC và giảng viên ; và tổ chức đánh giá trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên. Cụ thể phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý khoa học như sau:

1. Hoàn thiện hệ thống qui định, qui chế nội bộ nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học;

2. Xây dựng kế hoạch phát triển các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học của trường;

3. Tổ chức thẩm định các đề xuất NCKH và sáng kiến cải tiến của cán bộ viên chức và giảng viên;

4. Quản lý tiến độ thực hiện và tổ chức nghiệm thu các dự án khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Đại học và cấp trường;

5. Thực hiện công tác tổng hợp và báo cáo, đề nghị khen thưởng về hoạt động nghiên cứu khoa học theo qui định;

6. Tổ chức chỉ đạo, quản lý và đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

7. Tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề;

8. Tổ chức đánh giá trình độ ngoại ngữ , tin học của giảng viên nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học;

9. Quản lý nội dung trang thông tin khoa học công nghệ trên website của trường và lý lịch khoa học của cán bộ, giảng viên trong trường;

* Chuyển giao công nghệ : phòng có nhiệm vụ chuyển giao cá c kết quả NCKH ra thực tiễn ; Tổ chức giới thiệu các thành tựu khoa học mới . Cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ:

1. Tổ chức chuyển giao các kết quả NCKH ra thực tiễn.

2. Đề xuất tham gia các dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ.

3. Tổ chức giới thiệu các thành tựu khoa học mới cho cán bộ, giáo viên của trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Quan hệ quốc tế : Làm thủ tục cho các đoàn vào đoàn ra ; tư vấn ban đầu cho lưu học sinh ; chuẩn bị đề án , văn bản hợp tác với nước ngoài ; và đưa đón khách quốc tế. Cụ thể, thực hiện nhiệm vụ:

1. Thực hiện các thủ tục cho các đoàn khách quốc tế đến trường và các đoàn của trường đi công tác nước ngoài.

2. Phát triển các quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực NCKH, thực hiện nhiệm vụ đầu mối tiếp nhận các đơn đặt hàng, đấu thầu, nghiên cứu các chương trình, đề tài nghiên cứu và dự án khoa học;

3. Xây dựng các đề án, văn bản chương trình hợp tác, liên kết; tham gia triển khai các dự án hợp tác quốc tế;

4. Tư vấn ban đầu cho Lưu học sinh;

5. Đầu mối tiếp xúc với đối tác nước ngoài , giúp Hiệu trưởng chuẩn bị các nội dung văn bản hợp tác ; tổ chức các lễ ký kết văn bản hợp tác của trường với các đối tác ; quản lý tài liệu , văn bản thỏa thuận quốc tế ; đưa đón khách quốc tế;

6. Đầu mối liên hệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế khi được phép;

7. Giúp đỡ, tư vấn cán bộ giáo viên công bố khoa học quốc tế;

8. Dịch các văn bằng, tài liệu do trường ban hành ra tiếng nước ngoài và các văn bằng, tài liệu tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, phục vụ công tác đối ngoại của cán bộ, giáo viên và của nhà trường;

Bên cạnh đó, phòng QLKH - QHQT còn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do nhà trường phân công.

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

1.4.1. Bản chất, đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dù ở mức độ nào, NCKH cũng đều hướng đến con người., vì con người. Hay nói rộng ra, NCKH thành công hay thất bại, giá trị hay không giá trị, hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đại hay lỗi thời trong các sản phẩm nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến đời sống con người.

NCKH đạt chất lượng và hiệu quả đã là khó, những để quản lý hoạt động NCKH còn khó hơn. Trên cơ sở tìm hiểu về quản lý hoạt động NCKH, chúng tôi thấy vấn đề này có bản chất và đặc điểm như sau:

- Quản lý NCKH phải dựa trên các cơ sở khoa học về tính pháp lý: các quy định, văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và đơn vị nhà trường đưa ra.

- Quản lý hoạt động NCKH có mục đích rõ ràng và phải đạt được các mục tiêu nhất định. Vừa là quản lý đội ngũ tham gia hoạt động NCKH, vừa nhằm quản lý khối lượng đề tài, khả năng ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH, vận dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD & ĐT, kinh tế xã hội của đất nước.

Quản lý NCKH còn nhằm xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của cơ quan chủ quản, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực NCKH có trình độ cao của đất nước. Từng bước hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.

- Hiệu quả của quản lý hoạt động NCKH phụ thuộc vào năng lực quản lý và sự kết hợp linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp quản lý. Đồng thời phụ thuộc vào khả năng, trình độ chuyên môn, tư tưởng… của các nhà nghiên cứu.

- Quản lý NCKH phải tuân thủ theo các quy tắc, văn bản, pháp chế của Đảng, Nhà nước ban hành. Ngoài ra, việc quản lý NCKH còn dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD & ĐT và điều lệ về NCKH của các đơn vị thực hiện.

- Quản lý NCKH nhằm phát triển năng lực NCKH đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tăng cường chỉ đạo tập trung nguồn lực cho NCKH, làm cho hoạt động NCKH phát triển, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.

1.4.2. Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NCKH làm cơ sở pháp lý cho hoạt động NCKH của giảng viên, và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp KHCN trong thời đại mới.

Ban hành luật KHCN, các văn bản pháp chế về NCKH của giảng viên, luật sở hữu trí tuệ… Đây là một vấn đề thuộc về chế định về công tác NCKH, và được các cấp quản lý trong trường triển khai xây dựng phù hợp với tình hình của trường, của khoa và của bộ môn.

Việc xây dựng hệ thống pháp quy về NCKH phải đảm bảo thực hiện được nội dung, chương trình NCKH do Bộ GD & ĐT ban hành, trong đó lưu ý đến trọng tâm nghiên cứu của trường trên cơ sở cân đối giữa đề tài mang nội dung KHGD, khoa học nghiệp vụ và khoa học cơ bản. Đồng thời nó phải phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo, với tình hình nghiên cứu của đơn vị, năng lực nghiên cứu của giảng viên, và chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước.

2. Triển khai các hoạt động NCKH: triển khai hoạt động NCKH, các nhà quản lý cần thực hiện theo một trình tự nhất định như:

- Quán triệt nhiệm vụ, động viên tinh thần, định hướng, gợi ý chọn đề tài cho giảng viên.

- Tổ chức đăng ký, hợp đồng nghiên cứu. - Cung cấp, hỗ trợ kinh phí

- Hỗ trợ trang thiết bị, tài liệu, phương tiện thông tin, điều kiện làm việc. - Quản lý tiến độ thực hiện đề tài.

- Đánh giá, nghiệm thu, thẩm định đề tài.

3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động NCKH: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động NCKH của giảng viên một cách khoa học, bài bản, làm việc có hiệu quả, đáp ứng đúng chức năng và nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu hoạt động NCKH cấp cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Tổ chức hướng dẫn đăng ký hoạt động NCKH của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

Để tổ chức tốt hoạt động NCKH, cán bộ quản lý cần đề ra các quy chế, quy định và hướng dẫn giảng viên thực hiện, tìm nguồn đề tài giới thiệu cho giảng viên đề tài nghiên cứu… Trong các quy định, quy trình, cán bộ quản lý phải ghi rõ các hạn định về thời gian như: đăng ký, xét duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu, thông báo kết quả và cách thực thực hiện, các thủ tục hành chính cần hoàn tất trong tông tác NCKH.

Để hướng dẫn giảng viên đăng ký đề tài NCKH cấp cơ sở, cán bộ quản lý có thể thực hiện một trong ba cách sau:

- Thông tin về những đề tài đã và đang được nghiên cứu cho giảng viên để giảng viên không phải tốn thời gian tìm tòi những nội dung mà người khác đã nghiên cứu, hoặc để họ có thể tìm thấy ngay trong những đề tài đã nghiên cứu hướng đi tiếp, hướng nghiên cứu mới.

- Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu xã hội (Doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất…) để chọn hướng và xây dựng đề tài NCKH cho giảng viên. Khi đề tài nghiên cứu tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của chính cơ sở thì kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng ngay.

- Giao chỉ tiêu cho giảng viên tìm hướng và xây dựng đề tài NCKH. Điều đó sẽ giúp đội ngũ giảng viên quan tâm hơn đến hoạt động NCKH.

5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động NCKH

Luật sở hữu trí tuệ được Nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 19 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Đây là một bước tiến dài trong việc đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động NCKH là hoạt động tư duy sáng tạo, tìm ra các giải pháp, ứng dụng KHCN. Nếu làm tốt việc bảo hộ quyền sở hữu tí tuệ sẽ tạo ra môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuận lợi cho sự sáng tạo, đảm bảo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ… Các nhà quản lý thực hiện tốt quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia NCKH đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

6. Quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả NCKH và phát triển công nghệ, giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về hoạt động NCKH của giảng viên.

7. Chỉ đạo hoạt động NCKH theo đúng tiến độ; làm việc có hiệu quả đáp ứng đúng chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động NCKH.

8. Tổ chức nghiệm thu, đánh giá: cán bộ quản lý cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá đề tài NCKH

9. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định NCKH của giảng viên theo đúng quy trình, văn bản và quy định của nhà nước.

10. Tổ chức chỉ đạo công tác thống kê thông tin khoa học. Thống kê thông tin khoa học có thể theo tháng, theo quý, theo năm.

11. Đầu tư tài chính cho ngân sách NCKH, động viên, khuyến khích giảng viên tham gia NCKH.

12. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về NCKH, về GD & ĐT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy và công tác NCKH của giảng viên.

1.4.3. Quy trình quản lý các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học của giảng viên

1.4.3.1. Lập kế hoạch

- Phòng QLKH - QHQT tổng hợp, xem xét và đề xuất với hội đồng khoa học trường danh sách các đề tài NCKH cấp trường cho từng năm.

- Kết hợp với cán bộ quản lý, Đảng ủy nhà trường lên kế hoạch quản lý các đề tài NCKH của khoa.

- Các khoa xem xét, thực hiện đăng ký đề tài NCKH. Tổ chuyên môn và hội đồng khoa học của khoa sẽ tiến hành tập hợp, gửi danh sách về phòng QLKH - QHQT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phòng QLKH - QHQT xem xét và tư vấn trình hội đồng khoa học trường xét duyệt danh sách các đề tài cấp trường.

- Phòng QLKH - QHQT thay mặt nhà trường ký hợp đồng với các chủ nhiệm đề tài.

- Phòng QLKH - QHQT kết hợp với khoa tiến hành theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của giảng viên.

- Hỗ trợ các chủ nhiệm đề tài về hướng dẫn thủ tục, quy trình thực hiện trong việc thực hiện các đề tài.

1.4.3.2. Đánh giá, nghiệm thu

- Khoa gửi danh sách đề nghị hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của giảng viên.

- Phòng QLKH - QHQT trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho các giảng viên trong quá trình thực hiện các đề tài NCKH.

- Hội đồng NCKH tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài và phổ biến kết quả nghiên cứu.

- Tổng hợp việc thực hiện kết quả các đề tài và báo cáo hội đồng khoa học nhà trường.

1.4.3.3. Triển khai ứng dụng kết quả

Phòng QLKH - QHQT cùng chủ nhiệm đề tài cùng đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trình Hiệu trưởng phê duyệt. Bên cạnh đó phòng cần tổ chức tạo điều kiện tốt để các đề tài NCKH của giảng viên được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy và sản xuất. Trường có thể tổ chức trung tâm chuyển giao công nghệ hoặc cử người chuyên trách chuyên lo khâu này, hoặc xây dựng xưởng sản xuất thử…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp quản lý hoạt động NCKH giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động NCKH của giảng viên. Các nhà quản lý có phương pháp khoa học sẽ thúc đẩy hoạt động NCKH đạt chất lượng và hiệu quả cao. Có rất nhiều phương pháp quản lý hoạt động NCKH, tuy nhiên có thể kể đến một số phương pháp cơ bản như sau:

1.Hoạch định, xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch hoạt động NCKH của đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động NCKH

3. Kiểm tra, đánh giá các kết quả ứng dụng của đề tài NCKH 4. Kết hợp NCKH với giảng dạy

5. Nâng cao trách nhiệm của vai trò cá nhân, giảng viên trong hoạt động NCKH

6. Phòng chức năng là đơn vị đầu mối quản lý hoạt động NCKH 7. Cán bộ quản lý nắm vững quy chế, quy định quản lý

Việc đổi mới hình thức quản lý và vận dụng kết hợp một cách sáng tạo, linh hoạt các phương pháp trên sẽ đáp ứng được công tác quản lý hoạt động NCKH đạt hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT nói chung, hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 33 - 131)