Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 42 - 131)

8. Cấu trúc luận văn

1.7.1.Yếu tố chủ quan

Những năm qua được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều đề tài NCKH của các nhà nghiên cứu đạt chất lượng và hiệu quả được ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý hoạt động NCKH. Các yêu tố này chủ yếu xuất phát từ chính những nghiên cứu như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Một số người còn có suy nghĩ tiêu cực, chưa có động lực tham gia vào NCKH, vì họ cho rằng NCKH không giải quyết được vấn đề gì thiết thực; nếu có nghiên cứu thì cũng không ứng dụng vào thực tế.

- Còn hạn chế về tri thức và kỹ năng NCKH

- Yếu về ngoại ngữ và CNTT nên chưa đủ tự tin để tham gia hoạt động NCKH.

- Lúng túng về phương pháp, cách thức NCKH. Chưa biết sử dụng và kết hợp nhuẫn nhuyễn các phương pháp với nhau.

- Thiếu thốn thời gian, kinh phí và điều kiện làm việc. - Chưa tích cực, cố gắng, chủ động trong việc tìm tài liệu...

Những yếu tố chủ quan này làm giảm lòng nhiệt huyết, hứng thú, sự say mê NCKH của người nghiên cứu, gây ra những khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đén hoạt động NCKH của mỗi người.

1.7.2. Yếu tố khách quan

Mặc dù các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hiện nay đã có nhiều quan tâm đến công tác NCKH nói chung và các trường đại học nói riêng; và hầu hết các trường đại học đã vận dụng một cách sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy công tác NCKH của trường mình. Song việc thực hiện và quản lý hoạt động NCKH trong các trường đại học vẫn còn gặp nhiều khó khăn như:

- Cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều điểm bất cập cho việc triển khai thực hiện công tác NCKH.

- Nhà trường chưa có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích đúng mức.

- Môi trường kinh tế xã hội, khoa học - công nghệ địa phương còn lạc hậu. - Thiếu thốn các nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị và thông tin phục vụ NCKH.

- Quản lý, điều hành hoạt động NCKH của nhà trường còn thiếu khoa học, thiếu sự liên kết chặt chẽ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH, các nhà quản lý cần dựa trên các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây cản trở đến đến hoạt động NCKH. Từ đó tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, khuyến khích, động viên mọi người NCKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động NCKH cấp cơ sở giữ vai trò quan trọng trong công tác NCKH. Nó thúc đẩy hoạt động NCKH đạt chất lượng và hiệu quả cao; làm tăng hứng thú, sự say mê, sáng tạo cho người nghiên cứu. Qua đó nâng cao chất lượng GD & ĐT, ứng dụng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.

Trường ĐHKTCN - ĐHTN có sứ mệnh và tầm nhìn quan trọng trong việc phát triển các nguồn lực về KHCN cho xã hội. Phòng QLKH - QHQT cũng có chức năng, nhiệm vụ không nhỏ trong công tác quản lý hoạt động NCKH ở trường đại học. Nhà trường kết hợp với phòng QLKH - QHQT, trường trực tiếp chỉ đạo hoạt động quản lý NCKH của cán bộ, giảng viên trong trường thông qua các hoạt động như: xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí, tổ chức các buổi hội thảo NCKH, nâng cao trình độ về CNTT qua các buổi tập huấn…

Việc quản lý các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học của giảng viên bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Chính vì vậy nhà quản lý cần phải tuân theo một quy trình từ khâu lập kế hoạch, đánh giá nghiệm thu đến việc triển khai ứng dụng kết quả. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần phải chú ý đến việc sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức cũng như các biện pháp quản lý để đạt được hiệu quả cao.

Quản lý hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động đến nó. Đó là những yếu tố khách quan và chủ quan, Việc tìm ra nguyên nhân của các yếu tố đó sẽ giúp các nhà quản lý đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GD & ĐT nói chung, hiệu quả của hoạt động NCKH nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐHKTCN - ĐHTN 2.1. Vài nét về trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN

Trường ĐHKTCN nguyên là trường Đại học Cơ điện, được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1965 theo quyết định số 164-CP của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976 trường được đổi tên là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. Năm 1982 trường mang tên là trường ĐHKTCN. Từ năm 1994 đến nay trường là thành viên của trường ĐHTN.

Trường ĐHKTCN - ĐHTN có khuôn viên trên 50 hec-ta, đóng trên địa bàn thành phố Thái nguyên, trung tâm văn hóa, kinh tế của tỉnh Thái nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc tự hào là một trường Đại học Kỹ thuật đa ngành. Hiện nay trường có 7 ngành đào tạo ở các khoa, trong đó có 24 chuyên ngành đào tạo đại học, 5 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 3 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh. Cùng với 9 phòng chức năng, 3 trung tâm, 1 viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp và đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường (365 giảng viên. Trong đó cử nhân chiếm 268, thạc sĩ là 260, Phó giáo sư 7, Tiến sĩ 6, và 1 Giáo sư). hiện nay trường đã đào tạo cho đất nước, đặc biệt là nền công nghiệp khu vực miền núi phía Bắc trên 30.000 kỹ sư, 5000 kỹ thuật viên, hàng ngàn thạc sỹ, tiến sỹ kỹ thuật phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2012 tổng số sinh viên chính quy hiện nay của trường lên tới 9.598 sinh viên, sinh viên liên thông là 1.577, số sinh viên (vừa làm vừa học) là 4370 và 49 học viên cao học.

Đặc biệt, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, nhà trường đầu tư xây mới: 1 trung tâm thí nghiệm riêng biệt với 7 phòng thí nghiệm cho tất cả các ngành như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Xây dựng với các trang thiết bị hiện đại như: máy tạo mẫu thanh, hệ thống sim mở, máy cắt dây, robot, phòng thực hành CAD/CAM, thiết bị điện ABB, OMON, SIEMEN, LABVOL… Trung tâm thực nghiệm có chức năng đảm bảo cho sinh viên thực hành 11 nghề phù hợp với hệ thống đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh những thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo, từ năm 2012 Nhà trường đã đầu tư trên 3 tỷ đồng cho công tác NCKH. Năm 2012 trường đã thực hiện 3 đề tài cấp bộ, 42 đề tài cấp cơ sở, 101 đề tài sinh viên. Ngoài việc tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế, Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm cấp trường nhằm đẩy mạnh phong trào NCKH một cách toàn diện.

Hiện nay, trường có hợp tác với rất nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước và trên thế giới nhằm chuyển giao công nghệ, trao đổi giáo viên và thực tập sinh. Tạo cơ hội cho sinh viên đủ điều kiện được thực tập, nâng cao tay nghề. Các hoạt động hợp tác quốc tế được nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên tạo điều kiện cho Nhà trường hội nhập nhanh với nền Kỹ thuật công nghiệp trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên tại trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN

2.2.1. Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN

2.2.1.1. Nhận thức của giảng viên về hoạt động NCKH trong trường đại học

NCKH là một trong hai nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên trong nhà trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đất nước.

Khảo sát về hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi tiến hành điều tra trên 140 giảng viên ở các khoa ở một số mặt như sau:

i. Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH trong công tác GD & ĐT ở trường đại học

Tìm hiểu nhận thức của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN trong công tác GD & ĐT, chúng tôi tiến hành điều tra trên 140 giảng viên ở các khoa với câu hỏi: “Theo thầy/cô, hoạt động NCKH có vai trò như thế nào trong công tác GD & ĐT ở trường đại học?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH trong công tác GD & ĐT ở trƣờng đại học

STT Vai trò của hoạt động NCKH SL %

1 Rất quan trọng 121 86,4

2 Tương đối quan trọng 19 13,6

3 Bình thường 0 0

4 Ít quan trọng 0 0

5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy; hầu hết giảng viên đều nhận thức rất rõ NCKH có vai trò rất quan trọng (Chiếm 86,4%); và tương đối quan trọng (Chiếm 13,6%) trong công tác GD & ĐT tạo nhà trường. Không có giảng viên nào cho rằng NCKH có vai trò bình thường, ít quan trọng hay hoàn toàn không cần thiết trong công tác GD & ĐT.

Nhờ có nhận thức đúng đắn như vậy mà trong những năm qua, nhà trường đã khai thác được tiềm năng của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, phát huy thế mạnh của các nhà NCKH về các mặt kinh tế, kỹ thuật; tìm ra các biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác GD & ĐT, tạo ra các tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước.

ii. Nhận thức về mục đích của hoạt động NCKH cấp cơ sở

Khảo sát thực trang này chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/cô, mục đích hoạt động NCKH cấp cơ sở là gì?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Nhận thức của giảng viên về mục đích của hoạt động NCKH cấp cơ sở

STT Mục đích của hoạt động NCKH SL %

1 Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của giảng viên

theo quy định của pháp luật 124 88,6

2 Củng cố, mở rộng tri thức 101 72,1

3 Rèn luyện các phẩm chất của nhà nghiên cứu 67 47,8 4 Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy 49 35

5

Tìm ra các biện pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng của thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

127 90,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng kết quả trên ta thấy:

- 90,7% giảng viên nhận thức rõ mục đích NCKH nhằm tìm ra các biện pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng của thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ mục đích này sẽ giúp cán bộ giảng viên định hướng rõ ràng trong việc xác định đề tài phù hợp với thực tiễn, xây dựng và tiến hành kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả cao.

- 88,6% giảng viên xác định, mục đích của hoạt động NCKH là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của giảng viên theo quy định của pháp luật. Trong trường đại học, ngoài việc tổ chức quá trình dạy học, thì NCKH còn là nhiệm vụ, trách nhiệm của người giảng viên. Việc tham gia NCKH trong nhà trường không chỉ giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn giúp họ tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại của thực tiễn dạy học cũng như thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Ngoài ra, 72,1% giảng viên cho rằng, tham gia NCKH giúp họ mở rộng, củng cố tri thức; 47,8% cho rằng mục đích của NCKH nhằm rèn luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các phẩm chất của nhà nghiên cứu; và 35% cho rằng NCKH còn giúp giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy.

Như vậy: Mục đích của hoạt động NCKH trong nhà trường không chỉ giúp giảng viên tích cực tham gia vào hoạt động NCKH, mà còn giúp họ nâng cao năng lực, phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng GD & ĐT, góp phần giải quyết những tồn đọng cản trở sự phát triển của xã hội.

iii. Đánh giá của giảng viên về hoạt động NCKH và mức độ thực hiện Trên cơ sở khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động NCKH, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của giảng viên hoạt động NCKH cấp cơ sở với câu hỏi: “Theo thầy/cô, hoạt động NCKH của giảng viên là gì? Mức độ tham gia hoạt động NCKH của thầy cô như thế nào?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 2).

Kết quả thu được cho thấy: 79% cho rằng hoạt động NCKH rất cần thiết; 21% cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH

nhìn chung các cán bộ, giảng viên của nhà trường có ý thức tốt trong việc NCKH, nhiều người đã say mê phấn đấu hết mình vì sự nghiệp đào tạo và sự nghiệp phát triển khoa học, đã nâng cao trách nhiệm đặt đúng vị trí của hoạt động NCKH của mình trong hoạt động chung của nhà trường.

Từ đó cho thấy được cán bộ giảng viên nhận thức đúng về hoạt động NCKH với các mức độ tham gia hoạt động NCKH của giảng viên như sau: Rất tích cực, tự giác, thực sự nhiệt tình chiếm 21%; Tích cực: 55%; Bình thường, không nhiệt tình cũng không phản đối chiếm 24%. Chính từ nhận thức đúng đắn đó hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN tiếp tục phát triển mạnh và đã đạt được những thành tựu nhất định phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước khi tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng số lượng đề tài NCKH đã được thực hiện tại trường theo các cấp trong giai đoạn 2008 - 2012.

i. Thực trạng số lượng đề tài NCKH đã thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012

Để đánh giá được thực trạng về số lượng đề tài NCKH đã thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012. Chúng tôi tiến hành thống kê số liệu, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Đề tài NCKH của cán bộ giảng viên đã đƣợc thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012

STT Đề tài NCKH theo các cấp 2008 2009 2010 2011 2012

1 Đề tài cấp Nhà nước 0 0 01 0 0

2 Đề tài cấp Bộ 11 17 12 6 3

3 Đề tài cấp trường 58 65 102 69 113

Tổng cộng 69 82 115 75 116

(Nguồn phòng QLKH - QHQT)

Giai đoạn 2008 - 2012, Trường ĐHKTC - ĐHTN thực hiện 457 đề tài (01 đề tài cấp nhà nước, 49 đề tài cấp Bộ, 407 đề tài cấp cơ sở). Ngoài ra, Trường còn triển khai các dự án hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt như: tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy và NCKH; đầu tư cơ sở vật chất; liên kết NCKH, GD & ĐT với nước ngoài; nâng cấp, đầu tư các phòng thực hành, nhà xưởng, phòng thí nghiệm góp phần tích

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 42 - 131)