8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Nguyên tắc hiệu quả
Các biện pháp đề ra trong quản lý hoạt động NCKH phải đảm bảo thể hiện ở chỗ khả năng giải quyết vấn đề của biện pháp mà không phát sinh vấn đề mới. Biện pháp có hiệu quả còn thể hiện ở việc đạt được kết quả đầu ra tốt mà giảm thiểu chi phí nguồn lực đầu vào. Hiệu quả thể hiện ở nhiều góc độ như: khả năng nghiên cứu thành công đề tài, khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tiễn sản xuất, khả năng NCKH của chủ thể, và đặc biệt là hiệu quả của bản thân hoạt động quản lý và hiệu quả của hoạt động NCKH đối với sự nghiệp GD & ĐT chung của nhà trường.
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN
3.3.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: đổi mới cơ chế quản lý hoạt động NCKH trong trường ĐHKTCN - ĐHTN theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất, thực tiễn của cơ sở sản xuất
3.3.1.1. Đổi mới phương thức đầu tư * Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Giáo dục ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội, nó là yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho GD & ĐT, KHCN, đầu tư vào nhân tố con người; nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đổi mới phương thức đầu tư NCKH trong quá trình giáo dục là đầu tư cơ bản nhất, tiết kiệm nhất giữ vị trí vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng GD & ĐT, giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của nền kinh tế. sự phát triển nhanh bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp và tăng trưởng”. Như vậy, phát triển GD & ĐT, KHCN phải được coi là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Để phát triển GD & ĐT, KHCN thì trước hết nhà trường cần phải quan tâm đến việc đổi mới phương thức đầu tư vào giáo dục, vào NCKH bằng cách:
- Đổi mới cơ chế quản lý NCKH theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường, với đặc thù của hoạt động NCKH và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong hoạt động NCKH.
- Đổi mới đầu tư phát triển nguồn nhân lực NCKH. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ cấn bộ NCKH. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực NCKH nhằm giải phóng tiềm năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ NCKH. Nghiên cứu các chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân NCKH, trọng dụng và tôn vinh nhân tài NCKH. Đổi mới chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ NCKH, phát triển hệ thống thông tin quốc gia về KHCN, tập trung xây dựng một số tổ chức NCKH. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính cho NCKH, coi đầu tư cho NCKH là đầu tư cho sự phát triển, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho mỗi cá nhân NCKH.
- Đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội nhằm tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu NCKH vào đời sống. Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động NCKH thông qua các văn bản, quy định, quyền sở hữu trí tuệ…
- Đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác về NCKH. Lựa chọn đối tác, chiến lược nghiên cứu, gắn kết hợp tác giữa NCKH với kinh tế. Duy trì các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, nhà máy xí nghiệp để xây dựng hướng đề tài trên cơ sở tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong chuyên môn của họ; NCKH theo đơn đặt hàng đáp ứng những yêu cầu đổi mới, các cải tiến trong công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và thiết bị của họ. Đồng thời xin thêm kinh phí từ các doanh nghiệp sản xuất để phục vụ cho việc thực hiện đề tài NCKH đạt hiệu quả. Bên cạnh đó ban hành các chính sách thu hút các chuyên gia NCKH có trình độ cao tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, đảm đương các chức vụ về NCKH trong trường. Tăng cường tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và hợp tác quốc tế trong trường.
* Điều kiện thực hiện
- Đổi mới phương thức đầu tư NCKH phải đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển xã hội.
- Phương thức đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, đúng các nội quy, văn bản
3.3.1.2. Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tình hình thực tiễn của trường ĐHKTCN - ĐHTN
* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác NCKH gủa giảng viên, đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH một cách bền vững lâu dài.
Những mục tiêu cụ thể của biện pháp:
- Đảm bảo chất lượng của tất cả các bước, các khâu trong quá trình hoạt động NCKH.
- Thay đổi phương pháp làm việc theo hướng qui trình hoá, chuẩn hoá hoạt động của mọi bộ phận và cá nhân liên quan đến hoạt động này.
* Nội dung và cách thức thực hiện
- Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên cần được thực hiện thông qua các bước giống như quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kiểm tra việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: Căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược phát triển của nhà trường, dựa vào định hướng chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, lãnh đạo trường cần định hướng cho giảng viên tập trung nghiên cứu các vấn đề phục vụ công tác giảng dạy, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và hoạt động của nhà trường. Khuyến khích các đề tài nghiên cứu tổng kết lý luận, nghiên cứu những vấn đề mới trong QLGD và giải quyết những mâu thuẫn trong thực tiễn trong nhà trường, quan tâm các vấn đề trong thực tiễn giáo dục tại địa phương.
Muốn vậy, nhà trường phải hoạch định được chiến lược nghiên cứu của mình trong giai đoạn tối thiểu 5 năm để xác định các hướng nghiên cứu. Kế hoạch này có thể được bộ phận quản lý NCKH của trường tham mưu và hoạch định bởi Hội đồng khoa học trường trên cơ sở tập hợp ý kiến của các đơn vị cơ sở khoa, tổ bộ môn và ăn khớp với chiến lược phát triển chung của nhà trường. Có thể có những đề tài lớn kéo dài vài ba năm hoặc lâu hơn với sự tham gia của nhiều người, nhiều đơn vị thì phải được đưa vào trong kế hoạch chiến lược này.Từ chiến lược đó, trường lập ra kế hoạch hoạt động NCKH hàng năm, có sự bổ sung cập nhật cần thiết. Kế hoạch hàng năm của trường định hướng cụ thể hơn các vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong năm học đó trên cơ sở tiếp nhận nguồn nhiệm vụ nghiên cứu từ cấp trên (nếu được phân công, chỉ định) và dự kiến đăng ký của giảng viên từ cơ sở lên. Với những đề tài qui mô lớn và kéo dài mà trường làm chủ trì thì phải phân nhánh, phân công cho các bộ phận và cá nhân nghiên cứu. Sự phân công này phải hợp lý, có hiệu lực và khả thi cao. Hội đồng khoa học trường phân công người chịu trách nhiệm chính để điều phối, làm cho hoạt động của các bên tham gia ăn khớp nhịp nhàng.
- Tổ chức ký hợp đồng, đăng ký và xét duyệt đề xuất nghiên cứu: xét duyệt đề xuất đề tài chú trọng đến vấn đề chính xác hoá tên đề tài và dự kiến nội dung nghiên cứu. Nhà quản lý căn cứ vào đề cương nghiên cứu để lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của cán bộ, giảng viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kiểm tra tiến trình thực hiện nghiên cứu: Cấp quản lý đề tài nên quy định và công bố rõ mốc thời gian về tiến độ nghiên cứu với tất cả giảng viên để tiện theo dõi. Tuỳ theo nội dung, đặc điểm riêng của từng đề tài mà trong đề cương kế hoạch, tác giả định ra những mốc quan trọng, thể hiện tiến độ nghiên cứu, kết quả trung gian, những vướng mắc khó khăn cần giải quyết. Bộ phận chức năng là đầu mối tập hợp các ý kiến phản ánh và trình lên Hội đồng khoa học giải quyết. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tác giả phải báo cáo tiến trình và báo cáo kết quả nghiên cứu thực tiễn (đối với những đề tài có điều ta, thí nghiệm, thực nghiệm vv...) cho Hội đồng khoa học cấp quản lý đề tài. Các báo cáo này là điều kiện để khi hoàn thành đề tài, tác giả được phép chuẩn bị các thủ tục bảo vệ. Việc theo dõi tiến độ thực hiện đề tài còn bao quát việc tham gia hỗ trợ của các đối tượng liên quan. Chẳng hạn, triển khai dạy thực nghiệm theo một phương pháp mới liên quan đến việc sắp xếp kế hoạch dạy học, bố trí phòng học, thiết bị chuyên dụng. Việc tiến hành một thí nghiệm nào đó cần sự tham gia phụ trợ của nhân viên phòng thí nghiệm vv... Như vậy muốn đảm bảo tiến độ đề tài phải có thông tin thường xuyên giữa các bên liên quan và cấp quản lý phải là trung gian điều phối để mọi việc được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ.
- Đánh giá thẩm định, công bố kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng đề tài: việc đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên cần chú ý đến việc đánh giá kế quả khoa học trực tiếp của đề tài và việc đánh giá thái độ, ý thức và công sức lao động thực sự bỏ ra thực hiện đề tài của tác giả. Thành quả khoa học trực tiếp của đề tài chỉ là một yếu tố của việc đánh giá toàn bộ hoạt động NCKH của mỗi cá nhân trong. Vì trong NCKH, nhiều khi tác giả đã nỗ lực bỏ rất nhiều công sức, thời gian, tài chính vào nghiên cứu một vấn đề nào đó đã được Hội đồng khoa học đồng ý phê duyệt, cấp quản lý chấp thuận nhưng vẫn không dẫn đến thành công như mong đợi là chuyện bình thường. Trong trường hợp đó, công sức của tác giả vẫn phải được ghi nhận, cố nhiên là không thể bằng trường hợp nghiên cứu thành công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các văn bản, biểu mẫu đánh giá phải qui định cụ thể, chi tiết về tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá đề tài NCKH các cấp, trong đó cần định rõ các yêu cầu phản ánh về: Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài theo đúng tiến độ thời gian, phương pháp nghiên cứu phù hợp, tính khoa học, và cấu trúc hợp lý của đề tài, kết quả khoa học của đề tài - tức là cái mới của vấn đề đề tài thực hiện được, hiệu quả của đề tài (hiệu quả kinh tế, hiệu quả nghề nghiệp, hiệu quả xã hội), dung lượng- hình thức trình bày của văn bản báo cáo và cuối cùng, mức độ bảo vệ của tác giả. Những văn bản này được Phòng QLKH - QHQT chuẩn bị, tham mưu đề xuất, Hội đồng khoa học nhà trường quyết định sau khi lấy ý kiến phản hồi của quần chúng. Mỗi văn bản cần lượng hoá một cách tường minh, rành mạch sao cho vấn đề có thể “đo, đếm” được hoặc cảm nhận chính xác được bởi các chuyên gia.
Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài: Cấp quản lý đề tài quyết định thành viên của hội đồng. Chú ý tiêu chuẩn của người phản biện và uỷ viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu này phải có trình độ cao về chuyên ngành cùng chuyên môn hoặc gần với vấn đề nghiên cứu và được sự tín nhiệm giới thiệu từ cơ sở.
Đánh giá đề tài căn cứ vào ý kiến của 2 phản biện và khuyến khích khả năng bảo vệ đề tài của tác giả trước Hội đồng. Đề tài được đề nghị đưa vào đánh giá, nghiệm thu khi có đủ văn bản, hồ sơ cấp quản lý nghiệm thu đề tài. Việc tổ chức đánh giá đề tài NCKH gồm các bước: Công bố quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu, tác giả trình bày bản tóm tắt quá trình và kết quả nghiên cứu, các phản biện đọc nhận xét đánh giá đề tài, hội đồng chất vấn và tác giả trả lời. Sau đó hội đồng cho điểm bằng cách bỏ phiếu kín và cuối cùng là kết luận về kết quả đánh giá và hoàn tất các văn bản thủ tục cần thiết.
Hàng năm, sau khi đánh giá, nghiệm thu xong nhà trường cần có văn bản công bố công khai kết quả rộng rãi và nên tổ chức Hội nghị khoa học trước toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường để triển khai ứng dụng các thành quả nghiên cứu đã đạt được và dự kiến định hướng hoạt động trong năm tới. Đồng thời, các bộ phận giúp việc chức năng cần lưu trữ toàn bộ các số liệu, văn bản theo mét logic khoa học để tiện lợi cho việc khai thác sử dụng về sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Điều kiện thực hiện
- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Hội đồng khoa học nhà trường với phòng QLKH - QHQT, các khoa và văn phòng trực thuộc trong việc quản lý hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên đạt kết quả tốt nhất.
- Phân cấp triệt để việc quản lý thực hiện nhiệm vụ NCKH cho khoa và bộ môn quản lý để sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, phòng thí nghiệm.
- Khi xét duyệt đề tài, ưu tiên đề tài có giá trị thực tế về cả kinh phí lẫn trang thiết bị tiến hành.
3.3.1.3. Đổi mới công tác khen thưởng về NCKH theo hướng sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, phòng thí nghiệm và ưu tiên các đề tài có giá trị thực tế
* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong NCKH là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thó hoạt động NCKH cho mọi người, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH và đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi người trong đơn vị.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Hàng năm, trong Hội nghị tổng kết hoạt động NCKH của giảng viên, nêu gương những cá nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH, thực hiện khen thưởng bằng tinh thần và vật chất cũng như kỷ luật đúng mức đối với những người và bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao. Đặc biệt đối với những đề tài có giá trị thực tế cao thì công tác khen thưởng phải phù hợp với giá trị của đề tài, tránh tình trạng “cào bằng” giữa các đề tài có giá trị khác nhau.
Để có chế tài cụ thể về vấn đề này, nhà trường cần lấy ý kiến của quần chúng và thông qua Hội nghị công nhân viên chức đầu năm, qui định thực hiện