Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường ĐHKTCN ĐHTN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 47 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường ĐHKTCN ĐHTN

2.2.1.1. Nhận thức của giảng viên về hoạt động NCKH trong trường đại học

NCKH là một trong hai nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên trong nhà trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đất nước.

Khảo sát về hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi tiến hành điều tra trên 140 giảng viên ở các khoa ở một số mặt như sau:

i. Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH trong công tác GD & ĐT ở trường đại học

Tìm hiểu nhận thức của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN trong công tác GD & ĐT, chúng tôi tiến hành điều tra trên 140 giảng viên ở các khoa với câu hỏi: “Theo thầy/cô, hoạt động NCKH có vai trò như thế nào trong công tác GD & ĐT ở trường đại học?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH trong công tác GD & ĐT ở trƣờng đại học

STT Vai trò của hoạt động NCKH SL %

1 Rất quan trọng 121 86,4

2 Tương đối quan trọng 19 13,6

3 Bình thường 0 0

4 Ít quan trọng 0 0

5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy; hầu hết giảng viên đều nhận thức rất rõ NCKH có vai trò rất quan trọng (Chiếm 86,4%); và tương đối quan trọng (Chiếm 13,6%) trong công tác GD & ĐT tạo nhà trường. Không có giảng viên nào cho rằng NCKH có vai trò bình thường, ít quan trọng hay hoàn toàn không cần thiết trong công tác GD & ĐT.

Nhờ có nhận thức đúng đắn như vậy mà trong những năm qua, nhà trường đã khai thác được tiềm năng của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, phát huy thế mạnh của các nhà NCKH về các mặt kinh tế, kỹ thuật; tìm ra các biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác GD & ĐT, tạo ra các tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước.

ii. Nhận thức về mục đích của hoạt động NCKH cấp cơ sở

Khảo sát thực trang này chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/cô, mục đích hoạt động NCKH cấp cơ sở là gì?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Nhận thức của giảng viên về mục đích của hoạt động NCKH cấp cơ sở

STT Mục đích của hoạt động NCKH SL %

1 Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của giảng viên

theo quy định của pháp luật 124 88,6

2 Củng cố, mở rộng tri thức 101 72,1

3 Rèn luyện các phẩm chất của nhà nghiên cứu 67 47,8 4 Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy 49 35

5

Tìm ra các biện pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng của thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

127 90,7

Từ bảng kết quả trên ta thấy:

- 90,7% giảng viên nhận thức rõ mục đích NCKH nhằm tìm ra các biện pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng của thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ mục đích này sẽ giúp cán bộ giảng viên định hướng rõ ràng trong việc xác định đề tài phù hợp với thực tiễn, xây dựng và tiến hành kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả cao.

- 88,6% giảng viên xác định, mục đích của hoạt động NCKH là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của giảng viên theo quy định của pháp luật. Trong trường đại học, ngoài việc tổ chức quá trình dạy học, thì NCKH còn là nhiệm vụ, trách nhiệm của người giảng viên. Việc tham gia NCKH trong nhà trường không chỉ giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn giúp họ tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại của thực tiễn dạy học cũng như thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra, 72,1% giảng viên cho rằng, tham gia NCKH giúp họ mở rộng, củng cố tri thức; 47,8% cho rằng mục đích của NCKH nhằm rèn luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các phẩm chất của nhà nghiên cứu; và 35% cho rằng NCKH còn giúp giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy.

Như vậy: Mục đích của hoạt động NCKH trong nhà trường không chỉ giúp giảng viên tích cực tham gia vào hoạt động NCKH, mà còn giúp họ nâng cao năng lực, phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng GD & ĐT, góp phần giải quyết những tồn đọng cản trở sự phát triển của xã hội.

iii. Đánh giá của giảng viên về hoạt động NCKH và mức độ thực hiện Trên cơ sở khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động NCKH, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của giảng viên hoạt động NCKH cấp cơ sở với câu hỏi: “Theo thầy/cô, hoạt động NCKH của giảng viên là gì? Mức độ tham gia hoạt động NCKH của thầy cô như thế nào?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 2).

Kết quả thu được cho thấy: 79% cho rằng hoạt động NCKH rất cần thiết; 21% cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH

nhìn chung các cán bộ, giảng viên của nhà trường có ý thức tốt trong việc NCKH, nhiều người đã say mê phấn đấu hết mình vì sự nghiệp đào tạo và sự nghiệp phát triển khoa học, đã nâng cao trách nhiệm đặt đúng vị trí của hoạt động NCKH của mình trong hoạt động chung của nhà trường.

Từ đó cho thấy được cán bộ giảng viên nhận thức đúng về hoạt động NCKH với các mức độ tham gia hoạt động NCKH của giảng viên như sau: Rất tích cực, tự giác, thực sự nhiệt tình chiếm 21%; Tích cực: 55%; Bình thường, không nhiệt tình cũng không phản đối chiếm 24%. Chính từ nhận thức đúng đắn đó hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN tiếp tục phát triển mạnh và đã đạt được những thành tựu nhất định phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước khi tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng số lượng đề tài NCKH đã được thực hiện tại trường theo các cấp trong giai đoạn 2008 - 2012.

i. Thực trạng số lượng đề tài NCKH đã thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012

Để đánh giá được thực trạng về số lượng đề tài NCKH đã thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012. Chúng tôi tiến hành thống kê số liệu, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Đề tài NCKH của cán bộ giảng viên đã đƣợc thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012

STT Đề tài NCKH theo các cấp 2008 2009 2010 2011 2012

1 Đề tài cấp Nhà nước 0 0 01 0 0

2 Đề tài cấp Bộ 11 17 12 6 3

3 Đề tài cấp trường 58 65 102 69 113

Tổng cộng 69 82 115 75 116

(Nguồn phòng QLKH - QHQT)

Giai đoạn 2008 - 2012, Trường ĐHKTC - ĐHTN thực hiện 457 đề tài (01 đề tài cấp nhà nước, 49 đề tài cấp Bộ, 407 đề tài cấp cơ sở). Ngoài ra, Trường còn triển khai các dự án hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt như: tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy và NCKH; đầu tư cơ sở vật chất; liên kết NCKH, GD & ĐT với nước ngoài; nâng cấp, đầu tư các phòng thực hành, nhà xưởng, phòng thí nghiệm góp phần tích cực vào việc phục vụ cho hoạt động học tập và NCKH trong nhà trường.

Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng số lượng đề tài NCKH đã được thực hiện theo các cấp giai đoạn 2008 - 2012, chúng tôi đi sâu tìm hiểu số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở đã được nghiệm thu và ứng dụng của giảng viên trong giai đoạn này như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm qua các giảng viên trong Trường đã thực hiện được nhiều đề tài NCKH. Số lượng đề tài được nghiệm thu và tỷ lệ đề tài/giảng viên được thể hiện trong bảng sau:.

Bảng 2.4. Đề tài cấp cơ sở đƣợc nghiệm thu

Danh mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số đề tài đã nghiệm thu 58 65 102 69 113

Số giảng viên cơ hữu 198 218 308 317 349

Tỷ lệ (Đề tài/giảng viên) 3,4 3,35 3,01 4,6 3,08

(Nguồn phòng QLKH - QHQT)

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy: Tính bình quân cho cả 5 năm thì tỷ lệ trên là 1 đề tài/ 4,72 giảng viên cơ hữu. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năm 2008: có tỷ lệ 1 đề tài/3,4 giảng viên cơ hữu.

+ Năm 2009: tỷ lệ đề tài/ giảng viên cơ hữu là: 1 đề tài/3,35. + Năm 2010: tỷ lệ là 1 đề tài/3,01 giảng viên cơ hữu.

+ Năm 2011: có tỷ lệ 1 đề tài/4,6 giảng viên cơ hữu. + Năm 2012: tỷ lệ 1 đề tài/ 3,08 giảng viên cơ hữu.

Nhìn tổng quát thì tỷ lệ đề tài / giảng viên của trường có sự tăng giảm không giữa các năm (3,4 năm 2008; 3,08 năm 2012) cho thấy phong trào NCKH của giảng viên tăng lên nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:

+ Từ năm 2008 đến năm 2010 số đề tài NCKH của giảng viên tăng từ 1 đề tài/3,4 giảng viên cơ hữu đến 1 đề tài/3,01 giảng viên. Năm 2010 số đề tài/ giảng viên chiếm tỷ lệ cao nhất.

+ Năm 2011, số đề tài/giảng viên cơ hữu lại giảm xuống còn 1 đề tài/4,6 giảng viên. Và đến năm 2012, số đề tài/ giảng viên cơ hữu lại tăng lên 1 đề tài/3,08 giảng viên.

Như vậy, mặc dù số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở của giảng viên giai đoạn 2008 - 2012 đã tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng còn thấp. Các nhà quản lý cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tìm ra các biện pháp để phát triển hơn nữa hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên; nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đề ra.

iii. Các loại hình hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên

Tìm hiểu về các loại hình hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Ngoài hình thức chủ trì đề tài, thầy/cô tham gia những loại hình hoạt động nào dưới đây?” (Câu hỏi 4 - Phụ lục 2).

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Các loại hình hoạt động nghiên cứu khoa học

STT Các hình thức hoạt động NCKH

Thƣờng

xuyên Đôi khi Không tham gia SL % SL % SL %

1 Tham gia đề tài ngoài đơn vị 18 12,9 98 70,0 24 17,1 2 Hội thảo, hội nghị, chuyên đề về NCKH 22 15,7 118 84,3 0 0,0 3 Nghiên cứu thực tế chuyên môn 71 50,7 65 46,4 4 2,9 4 Tham gia các dự án đầu tư của nước ngoài 0 0,0 6 4,3 134 95,7

Qua bảng 2.5 ta thấy: mức độ tham gia các hình thức hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên là khác nhau. Trong đó:

+ Tham gia thường xuyên hoạt động NCKH về thực tế chuyên môn là lớn nhất, chiếm 50,7%; đôi khi tham gia chiếm 46,4%; và vẫn cón 2,9% không tham gia vào hình thức này.

+ Mức độ thường xuyên thứ 2 là tham gia các hội thảo, hội nghị, chuyên đề về NCKH là lớn nhất, chiếm 15,7%; giảm 35% so với mức độ nghiên cứu về thực tế chuyên môn. Và có 84,3% đôi khi tham gia hình thức này; không có hiện tượng giảng viên không tham gia về các hội thảo. Việc tham gia vào các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thức này không những giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn giúp họ rèn luyện và phát triển về kỹ năng NCKH đạt hiệu quả cao.

+ Thứ 3 là tham gia NCKH ngoài đơn vị. Mức độ thường xuyên tham gia của hình thức này chiếm 12,9%; đôi khi tham gia là 70,0% và 17,1% không tham gia hình thức này.

+ Riêng hình thức tham gia NCKH với các dự án đầu tư của nước ngoài, thì mức độ thường xuyên tham gia không có; chỉ có 4,3% là đôi khi tham gia; và 95,7% là không tham gia.

Như vậy ta thấy: tỷ lệ % giảng viên tham gia đề tài NCKH ở các hình thức là khác nhau và ở mức độ tham gia thường xuyên còn thấp; mức độ đôi khi vẫn còn cao; và đặc biệt là mức độ không tham gia vẫn còn khá lớn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do vẫn còn một số bộ phận cán bộ, giáo viên chưa làm tốt công tác NCKH, chưa thật sự hoà mình với NCKH có chăng cũng chỉ tham gia ở mức độ nào đấy. Bên cạnh đó kinh phí cho NCKH cũng còn ở mức độ thấp; cũng có nhiều giảng viên chưa nhận thức đúng trách nhiệm cũng như chưa đặt đúng vị trí của hoạt động NCKH vào trong guồng máy, quỹ đạo hoạt động chung của nhà trường, họ cho rằng việc đi dạy dễ hơn, thu nhập cao hơn nên coi nhẹ hoạt động NCKH, không giành nhiều thời gian cho việc đầu tư vào NCKH... nên hiệu quả hoạt động NCKH chưa cao, chưa tạo ra được bước chuyển biến lớn trong NCKH.

iv. Mức độ tham gia hoạt động NCKH của giảng viên trong trường

Khảo sát về thực trạng tham gia hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy/cô tự đánh giá như thế nào về mức độ tham gia hoạt động NCKH của mình trong trường?” (Câu hỏi số 5 - Phụ lục 2).

Xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy ước cách tính điểm như sau: - Thang điểm:

+ Yếu: 0 điểm.

+ Trung bình: 1 điểm + Khá: 2 điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Tốt: 3 điểm - Quy ước: + 0 - 0,59 điểm: Yếu + 0,60 - 1,59 điểm: Trung bình + 1,60 - 2,59 điểm: Khá + 2,60 - 3,0 điểm: Tốt

Bảng 2.6. Mức độ tham gia hoạt động NCKH cấp cơ sở của giảng viên trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN

STT Nội dung hoạt động NCKH của giảng viên  X TB

1 Số lượng đề tài tham gia 324 2,31 3

2 Hoàn thành hoạt động NCKH đúng tiến độ 319 2,27 4 3 Tính mới, tính sáng tạo của kết quả nghiên cứu 337 2,40 2 4 Phương pháp nghiên cứu lôgic khoa học 374 2,67 1 5 Nguồn tài liệu chính xác, đa dạng cập nhật trong NCKH 300 2,14 5 6 Hiệu quả của đề tài trong các tạp chí trong và ngoài nước 284 2,02 6 7 Kết quả ứng dụng thực tiễn, hiệu quả xã hội 261 1,86 7 8 Nguồn tài chính đáp ứng NCKH 196 1,4 8

Tổng 2,13

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: Giảng viên trường ĐHKTCN - ĐHTN tham gia hoạt động NCKH cấp cơ sở ở mức độ khá (X= 2,13). Tuy nhiên ở mỗi hoạt động khác nhau thì mức độ tham gia cũng khác nhau.

- Phương pháp nghiên cứu lôgic khoa học đạt được ở mức độ tốt nhất (X= 2,67). Phương pháp NCKH giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH. Hầu hết khi tham gia hoạt động NCKH, các giảng viên đều nắm vững các phương pháp nghiên cứu theo một trình tự lôgic nhất định. Từ việc sử dụng các phương pháp lý luận đến các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp giảng viên tìm ra bản chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên (Trang 47 - 60)