Các thông tin sẽđược thu thập thông quan phỏng vấn nhóm tập trung, bằng bảng hỏi và phong vấn cá nhân.
Phỏng vấn nhóm tập trung: Phương pháp phỏng vấn nhóm được sử dụng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động sinh kế như hoạt động nhóm, kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết cực đoan trong quá khứ. Trong mỗi cuộc phỏng vấn có khoảng 10 – 15 người dân. Ưu điểm của phương pháp này là có thểđối chứng các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn sâu cá nhân.
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory
Rural Appraisal - viết tắt PRA)
PRA là một hoạt động tiến hành bởi một nhóm người với những chuyên môn khác nhau, thường nhằm mục đích học hỏi về một chủđề nào đó. Nó đòi hỏi phải:
- Có một bộ tài liệu hướng dẫn về phương pháp thu thập thông tin - Trao đổi trực tiếp với cộng đồng để lấy thông tin
- Học hỏi từ những thông tin thu được
- Trình bày các thông tin lại cho cộng đồng và lắng nghe ý kiến phản hồi góc độ rộng hơn,
Đánh giá nông thôn có sự tham gia cộng đồng không chỉ là một công cụ cho phép học hỏi về điều kiện ở nông thôn mà còn giúp người dân địa phương tự hiểu những
vấn đề của mình và đưa ra các kế hoạch phát triển phù hợp hơn. PRA có 5 nguyên tắc cơ bản: Sự tham gia của người dân, sự linh hoạt, làm việc theo nhóm, không cầu toàn và chú trọng tính hệ thống.
Trong nghiên cứu này, tác giảđã sử dụng một số công cụ trong bộ PRA như sau: - Hồ sơ hiểm hoạ: Ghi lại các diễn tiến lịch sử về rủi ro, thảm họa hoặc sự thay
đổi về tài nguyên, kinh tế, xã hội của cộng đồng.
- Bảng phân tích tai biến/hiểm hoạ: nhằm liệt kê, mô tả các hiện tượng tai biến môi trường tự nhiên đã xảy ra tại khu vực nghiên cứu.
- Lịch mùa vụ: là công cụ thu thập thông tin thích hợp với những gì xảy ra theo mùa trong điều kiện tự nhiên và liên quan đến các hoạt động sinh kế của người dân trong một năm. Lịch giúp hiểu biết về sự lựa chọn hành vi và mùa vụđược thực hiện ởđịa phương.
Điều tra hộ gia đình: Thực hiện phương pháp điều tra hộ gia đình nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến hộ như kinh tế hộ, nguồn thu nhập và ngành nghề chính…
Phỏng vấn sâu cá nhân: Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác thông tin từ các chuyên gia địa phương, người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm. Phỏng vấn sâu cá nhân cho phép thu được các thông tin có độ chính xác cao và chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời bổ sung được các số liệu và đối chứng số liệu lý thuyết và thực tế tại địa phương.
Quá trình điều tra, đánh giá tại thực địa được chia làm 03 đợt: Đợt 1 từ ngày 20 – 24/4/2012 tại xã Xuân Đám và Gia Luận và đợt 2 từ ngày 23 – 27/8/2012 tại xã Trân Châu và Việt Hải và đợt 3 từ ngày 1 – 5/11/2012 tại xã Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám. Khảo sát được thực hiện trên 120 hộ và tác giảđã thực hiện phỏng vấn sâu đối với các cán bộ tại KDTSQ Cát Bà, VQG Cát Bà và UBND huyện Cát Hải.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN