Tình hình phát triển kinh tế-xã hội 37

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 44 - 46)

Dân số, lao động:

Theo số liệu từ niên giám thống kê 2010, Đảo Cát Bà gồm 06 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 37,050 km2, dân số 16.340 người (8.042 nam và 8.092 nữ), trong đó thị trấn Cát Bà có dân số lớn nhất với 10.799 người. Dân số tập trung trong nghành phi nông nghiệp đặc biệt là du lịch chiếm 79,7% dân số. Tuy nhiên, tính trên 06 xã tỉ lệ nông nghiệp chiếm tới 52,8% tổng số dân. Như vậy, dịch vụ chủ yếu tập trung chính tại thị trấn Cát Bà nơi có nghành du lịch hết sức phát triển.

Ngành nghề: Các hoạt động kinh tế chính ở khu vực nghiên cứu bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ.

Văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục:

dọc các tuyến đường lớn xuyên đảo. Hiện nay trên đảo có một số trường tiểu học và phổ thông cơ sở. Số lớp trong một trường còn ít. Huyện có kế hoạch đầu tư mới trường Phổ thông trung học Cát Bà. Phong trào thi đua học tốt được đẩy mạnh với nhiều tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua tiên tiến. Trường tiểu học thị trấn đạt danh hiệu đơn vị lá cờđầu tiểu học trong toàn quốc.

Trên đảo mỗi xã đều có trung tâm y tế. Ở các xã, cán bộ y tế trình độ chuyên môn còn hạn chế, ít bác sỹ, phần lớn là y tá và hộ lý. Trong tương lai cần đầu tư bệnh viện, nâng cao và tăng cường đội ngũ y tế cho các xã. Tuy vậy, trong những năm qua cư dân đảo vẫn đã được đảm bảo cho việc khám chữa bệnh. Các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A, chương trình dùng muối Iốt chống bệnh sốt rét và chống căn bệnh thế kỷ HIV cũng được triển khai. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình hàng năm được giữ khá ổn định.

Giao thông vận tải và thông tin liên lạc:

Đảo Cát Bà có trục đường chính chạy xuyên đảo từ cảng Bến Bèo ở phía Đông Nam thị trấn Cát Bà đến phía Đông Bắc cảng Gia Luận dài 27 km. Một tuyến đường khác nối với trục đường chính ở Trung Trang chạy qua phía Tây, dốc Eo Bùa đổ xuống Mốc trắng đến Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải. Phía Tây Nam đường giao thông liên xã ở ven đảo đang được hình thành và sẽ nối với con đường trục chính ở khu vực bãi biển Hiền Hào, tạo ra tuyến đường du lịch đẹp ven bờ biển. Hiện nay, một vài đoạn đường thuộc xã Hiền Hào đang có nguy cơ bị sạt lở do hệ thống kè phía biển đã bị sạt do thiếu hụt cát nền phía ngoài. Một vài đoạn đường chạy qua xã Trân Châu thường bị ngập trong một thời gian ngắn khi có mưa lớn.

Giao thông đường thuỷ phát triển mạnh do xung quanh đảo có độ sâu lớn hơn 10m nên tàu bè qua lại thuận lợi. Trên đảo có một số cảng như cảng Cát Bà, cảng Cái Bèo, cảng Gia Luận. Trên địa bàn Cát Bà hiện có 6 đơn vị kinh doanh vận chuyển thuỷ, bộ tham gia vận tải tuyến Cát Bà - Hải Phòng gồm đường thuỷ (tuyến liên vận Cát Bà - Đình Vũ – Hải Phòng, tuyến Cát Bà – Tuần Châu – Hạ Long và ngược lại) và tuyến xe buýt nội đảo. Theo quy hoạch phát triển chung của thành phố Hải Phòng đến năm 2020, cầu Đình Vũ - Cát Hải trên tuyến đường xuyên đảo Hải

Phòng - Đình Vũ - Cát Hải – Cát Bà sẽ phát huy hơn nữa hiệu quả khai thác hệ thống đường xuyên đảo.

Về bưu điện đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin liên lạc và mạng lưới phát triển tương đối tốt. Đến nay, tất cả các xã đã có hệ thống điện thoại. Kết nối mạng Internet đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài.

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)