Khung sinh kế bền vững 25

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 32 - 34)

Khung sinh kế bền vững (UNDP, 2010) dựa trên cách tiếp cận các nguồn lực: Con người, xã hội, tự nhiên, tài chính và vật chất –

phương tiện và đánh giá phân tích chính sách/thể chế, kế hoạch/chính sách/chương trình hỗ trợ thích ứng biến đổi khí hậu.

a) Tài sản (nguồn lực, vốn) sinh kế có thểđược xem xét theo nhóm.

* Vốn tự nhiên: là những nguồn lợi tự nhiên, làm khởi điểm cung cấp tài nguyên và các dịch vụ hữu ích cho sinh kế. Ví dụ: rừng ngập mặn, đất đai, động thực vật...

* Vốn con người: thể hiện kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ tốt khiến cho con người có thể theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở cấp hộ gia đình, vốn con người là yếu tố của số lượng và chất lượng của lao động sẵn có. Ví dụ: quan hệ dòng tộc, học vấn, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng ngôn ngữ...

* Vốn tài chính: là phương tiện trao đổi quan trọng để sử dụng thành công các yếu tố, tài sản khác. Vốn tài chính biểu thị nguồn tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn vốn tài chính là khoản dự trữ sẵn có và nguồn thu nhập tiền mặt định kỳ.

* Vốn vật chất: biểu thị tài sản do con người làm ra và các hình thức vật chất khác. Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hoá sản xuất cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Cơ sở vật chất thường là hàng hoá công cộng và được sử dụng mà không cần trả tiền trực tiếp, gồm những thay đổi đối với môi trường vật chất giúp con người đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của mình và trở nên hiệu quả hơn. Hàng hoá sản xuất có thể do một cá nhân hoặc một nhóm sở hữu hoặc tiếp cận thông qua vay mượn hoặc thị trường “trả tiền cho dịch vụ”.

* Vốn xã hội: nghĩa là nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Vốn xã hội được xây dựng thông qua mạng lưới và sự kết nối, sự tham gia của của nhiều nhóm chính thức hơn, các mối quan hệ về sự tin tưởng, sự nhân nhượng và trao đổi lẫn nhau.

b) Chính sách, thể chế và quá trình

Người dân sử dụng tài sản trong đời sống của mình chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Khi chỉnh sửa khung sinh kế bền vững, ban đầu DFID đã đặt chúng cùng nhau dưới tiêu đề là chính sách, thể chế và quá trình. Đôi khi, chúng được tạo ra bởi những tác động bên ngoài thông qua luật pháp hoặc chính sách, có thể là một chính sách của Chính phủđược thiết kế đểđiều chỉnh hành vi, như hạn chế ô nhiễm hoặc

khuyến khích sử dụng nguồn lợi tốt hơn hoặc sử dụng nguồn lợi chia sẻ. Đôi khi người dân tham gia vào quá trình lập chính sách, ảnh hưởng đến thể chế và thống nhất về quá trình.

c) Chiến lược và kết quả sinh kế

Chiến lược sinh kế: là các kế hoạch hành động dài hạn đôi khi là của một cộng đồng để kiếm sống. Biểu hiện nhiều hạng mục, sự kết hợp của nhiều hoạt động và sự lựa chọn mà con người thực hiện đểđạt được mục đích sinh kế của mình.

Kết quả sinh kế: là những thay đổi tốt hơn trong đời sống của người dân, nó được tạo thành từ các chiến lược sinh kế rất cụ thểđối với người dân nhưng có thể bao gồm nhiều thu nhập hơn, thịnh vượng hơn, giảm sự tổn thương, an ninh lương thực được cải thiện, sử dụng bền vững hơn các cơ sở nguồn lợi tự nhiên.

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)