Các sinh kế chính người dân khu vực vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà 39

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 46 - 51)

Khai thác thủy sản:

Nghề khai thác cá biển ở Cát Bà có truyền thống khá lâu. Trong cơ chế quản lý nghề cá cũ trước đây, các hợp tác xã nghề cá đã một thời rất phát triển, là một điển hình của miền Bắc. Đạt được thành tích đó là nhờ nghề cá lúc đó là nghề cá thủ công, chỉ hoạt động đánh bắt ở vùng gần bờ, do ở vào vị trí tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi ven bờ còn rất dồi dào và đội ngũ ngũ dân lành nghề, thuyền lưới và công cụ sản xuất được Chính phủ cho vay vốn....

Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế mới, kinh tế tập thể không còn, tàu thuyền bị hư hỏng, người dân đánh cá lại trở về tình trạng đánh cá trong phạm vi vùng biển ven bờ. Do sự phát triển ngư cụ theo hình thức tự phát theo mô hình kinh tế hộ gia đình cho nên rất khó kiểm soát được phạm vi đánh bắt ở khu vực ven bờ nói chung, khu vực Lạch Huyện nói riêng [7].

Theo kết quả điều tra thực địa kết hợp với số liệu thống kê thì các loại nghề khai thác chính của xã Phù Long hiện nay như sau (Bảng 3.3):

Bảng 3.3. Cơ cấu nghề khai thác hải sản của xã Phù Long – Cát Hải Loại nghề Loại lưới sử dụng Số lượng Số vàng lưới Tỷ lệ (%)

Lưới ghẹ Rê trôi 29 44 37,2

Lưới mực Rê 3 lớp 18 43 23,0

Xăm Cốđịnh 26 49 33,3

Câu Câu lưỡi 5 6,5

Tổng số 78 100.0

Trong số các loại nghề trên thì nghề xăm đáy và lưới ghẹ chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong cơ cấu nghề khai thác hải sản của khu vực Lạch Huyện, thị trấn Cát

Bà. Khu vực đánh bắt của nghề này thường là ở các lạch, bãi bồi, ven khu rừng ngập mặn và sản phẩm đánh bắt thường là nhóm cá, tôm, cua sống ở đáy thu theo con nước hàng ngày. Hình thức đánh bắt này đang có xu thế bị thu hẹp do làm cản trở hoạt động của các tàu lớn và hủy diệt nguồn lợi nên chính quyền địa phương đã ra các biện pháp hạn chế hoặc không khuyến khích phát triển (Hình 3.5).

Hình 3.5. Hiện trạng phân bổ ngư trường của nghề khai thác thủy sản xã Phù Long

Nuôi trồng thủy sản

Khai thác và nuôi thủy sản trên đảo Cát Bà diễn ra khá sôi động. Phù Long là xã có nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ như: nuôi ngao, ngán, đầm nuôi tôm tự nhiên, đầm quảng canh trong rừng ngập mặn và đầm tôm công nghiệp (Công ty Sơn Trường). Hai xã Xuân Đám và Hiền Hào có một số bãi nuôi ngao với diện tích không lớn lắm. Nuôi cá lồng bè rất phổ biến ở các khu vực vịnh kín thuộc thị trấn Cát Bà, xã Việt Hải và Gia Luận. Vịnh Lan Hạ là khu vực hiện nay có nhiều lồng bè nhất. Nuôi thủy sản trong các đầm, bãi bồi và lồng bè với mật độ lớn, thức ăn công nghiệp đã tạo ra lượng chất thải, cát (như nuôi tu hài) khá lớn có thể gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại các hệ sinh thái. Hơn nữa, các lồng bè cũng ảnh hưởng đến nơi neo đậu tầu thuyền an toàn khi có hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Một bộ phận ngư dân, chủ yếu xuất phát từ khu vực thị trấn cát bà, đánh bắt ở vùng vịnh đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, khu vực huyện đảo Bạch Long Vỹ (6-8 tiếng chạy thuyền). Một nhóm khác đánh bắt ở vùng gần sát ven bờ (1-2 tiếng chạy thuyền)

35.5 11.4 53.1 0 10 20 30 40 50 60 Khai thác ở các lạch ven rừng ngập mặn

như khu vực sông Lạch Huyện.

Trong quá trình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn và khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Các dự án phát triển ngư trường còn chậm triển khai. Mặc dù được tập huấn kỹ thuật song việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chếđã ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển sản xuất thủy sản ở khu vực nghiên cứu.

Trồng trọt và chăn nuôi

Các loại cây trồng không phong phú, số lượng ít, chỉ sản xuất được theo mùa do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên là chính. Hệ thống công trình thủy lợi còn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng. Cây trồng chủ yếu trên đảo bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn, rau, của quả và cây ăn trái. Diện tích đất lúa nước trên đảo tập trung ở các xã Xuân Đám, Hiền Hào, Trân Châu và Việt Hải. Lúa nước thường được trồng một vụ phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Riêng xã Việt Hải có nguồn nước trồng hai vụ lúa, đảm bảo nước tưới cho 2/3 diện tích đất lúa nước trong mùa khô. Các xã còn lại thường chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa. Ngoài canh tác lúa nước, người dân trên đảo còn canh tác trên các nương, rẫy trên các sườn đồi với diện tích nhỏ. Trồng trọt trên đảo chỉ đóng góp một phần nhỏ vào việc ổn định nguồn lương thực thường ngày trên đảo. Từ năm 2009, cây dược liệu Hibiscus Sabdariffa Linn (cây hồng hoa) được trồng trên đảo theo hướng trở thành đặc sản của du lịch Cát Bà trong thời gian tới. Diện tích trồng cây hồng hoa ngày càng tăng (tập trung tại các xã Xuân Đám, Hiền Hào, Việt Hải) vì sức tiêu thụ loại dược liệu này mạnh và được người tiêu dùng ưa chuộng. Huyện cũng trồng thử nghiệm cây ba kích tím tại các xã Gia Luận, Việt Hải với mục đích đem lại sản phẩm mới cho Cát Bà. Trồng cây hồng hoa trên đất gò đồi tại Cát Bà không chỉ giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, ngăn cản rửa trôi đất mà còn tăng thêm thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương.

Chăn nuôi trên đảo Cát Bà phát triển theo hướng kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là lợn, dê, gia cầm và nuôi ong. Đàn dê được nuôi rộng rãi ở tất cả các xã và thị trấn Cát Bà. Cũng như trồng trọt, chăn nuôi trên đảo không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu

thụ của người dân và khách du lịch. Một lượng lớn thực phẩm được chuyển từ đất liền vào.

Hiện nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nông dân trên đảo được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ về cây, con giống, vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua máy cơ khí phục vụ sản xuất và được giao đất ổn định trong 20 năm. Hàng năm, nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và công tác thú y. Đàn gia súc, gia cầm được tiêm vắc xin phòng trừ dịch bệnh thường xuyên. Tuy nhiên, người dân vẫn còn thiếu vốn sản xuất, con giống và khoa học kỹ thuật chưa được đầu tưđúng mức.

Lâm nghiệp

Rừng Cát Bà được xem là một khu rừng tự nhiên khá độc đáo, lại nằm giữa một vùng biển rộng. Rừng trên đảo có một kiểu chính là “kiểu rừng nhiệt đới thường xuyên xanh tốt”. Cát Bà có nhiều hệ sinh thái khác nhau, vừa có rừng lại vừa có biển cho nên quần thểđộng vật cũng có nhiều nét riêng đặc sắc phù hợp với điều kiện tự nhiên của môi trường. Bên cạnh đó, Cát Bà còn có một diện tích khá lớn rừng ngập mặn thuộc xã Phù Long.

Rừng quốc gia Cát Bà là rừng không được khai thác gỗ nhưng người dân địa phương được phép khai thác tận thu lâm sản phụ. Khai thác mật ong từ rừng đem lại giá trị kinh tế cao (giá 1 chai 0,65l có thể lên tới 1 triệu đồng), nhưng nếu sơ ý để quên không dập tắt lửa có thể gây ra cháy rừng. Năm 2004 và 2005 đã có 2 vụ cháy rừng do lấy mật ong gây ra, một vụ ở gần cảng Việt Hải và một vụ ở Hiền Hào. Việc săn bắt động vật hoang dã (như tắc kè, kỳ đà, rắn, trăn) bằng bẫy thòng, bằng lưới, bằng súng săn vẫn còn diễn ra.

Người dân địa phương đã và đang tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. Đồng thời người dân được giao hoặc thuê đất mặt nước trong nhiều năm để nuôi thủy sản dạng quảng canh. Nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nhận bảo vệ hàng chục ha rừng kết hợp nuôi thủy sản. Lợi ích thiết thực khiến các hộ dân ý thức hơn, xem việc bảo vệ rừng ngập mặn là bảo vệ nguồn sống, nguồn thu nhập của chính mình và gia đình. Bởi vậy, họ chủ động trong việc bảo vệ, trồng và phát triển diện tích rừng mới.

Do người dân địa phương được phép khai thác tận thu lâm sản phụ trong rừng nên vô tình đã tạo ra kẽ hở pháp luật để một số đối tượng dựa vào đó khai thác, phá rừng sau lưng các cơ quan chức năng. Tài nguyên rừng trên đảo Cát Bà cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt hơn, bởi đây là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, thảm thực vật tăng trưởng rất chậm. Nếu bị chặt phá bừa bãi, rừng chỉ có thể phục hồi sau nhiều thập kỷ.

Du lịch - thương mại

Du lịch dịch vụ : các loại hình dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch, dịch vụ cho khách ăn nghỉ tại nhà dân…đang ngày càng trở thành ngành nghề quan trọng của đảo. Theo các thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có trên 3000 người ở thị trấn Cát Bà tham gia vào dịch vụ du lịch dưới nhiều dạng khác nhau. Ở khu vực nông thôn của Cát Hải như Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải cũng có tới 247 người tham gia. Điều này thể hiện một xu hướng mới trong chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp ở khu vực. Số lượng khách du lịch tới thăm đảo Cát Bà ngày càng tăng (đặc biệt vào các kỳ nghỉ hè hoặc các lễ hội truyền thống của đảo) từ 25.000 khách năm 1996 lên tới 190.800 người năm 2002 và 500.000 người vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân 37%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng trung bình 25,7%/năm (Bảng 2.4). Riêng tháng 1 năm 2009 lượng khách du lịch đến Cát bà đạt 32 nghìn lượt người, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khách quốc tếđạt 20 nghìn lượt người, doanh thu đạt 8,3 tỷđồng.

Du lịch, thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn của đảo Cát Bà, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của đảo. Cát Bà hội tụ đầy đủ các đặc trưng tạo nên mảnh đất du lịch lý tưởng với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi núi non trùng điệp, rừng sinh quyển vào loại hiếm của thế giới với những động vật nằm trong sách đỏ của thế giới, đặc biệt nhất là khỉ đầu đỏ, voọc, bãi biển hòa quyện với núi rừng ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà. Hoạt động du lịch trên đảo Cát Bà hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, sôi động nhất vào tháng 6 và 7. Lượng khách nước ngoài đến Cát Hải ước đạt 1/3 tổng lượng khách du lịch. Vào các tháng mùa đông vẫn có khách du lịch đến đảo, chủ yếu là khách nước ngoài. Hoạt động du lịch chủ yếu là

leo núi, thăm quan hang động và Vườn Quốc gia.

Về bãi tắm, đảo Cát Bà có các bãi tắm chính ở tại thị trấn Cát Bà: Cát Cò1, Cát Cò 2, Cát Cò 3. Ngoài ra, Cát Bà còn có các bãi tắm khác nằm rải rác trên một số hòn đảo nhỏ lân cận. Đảo Khỉ có bãi tắm Cát Dứa với chiều dài khoảng 2 km. Đảo Khỉ còn có một bãi tắm nhỏ hơn (Cát Dứa 2) chủ yếu dành cho khách du lịch ở khu nghỉ dưỡng Monkey Island Resort với những khu nhà truyền thống làm từ các nguyên liệu tranh, tre, nứa, lá...

Trên đảo có hệ thống các hang động như động Đá Hoa Gia Luận, động Trung Trang, hang Quân Y, Dân Y, hang Eo Bùa, hang Tiền Đức, hang Mả, hang Luồn, động Phù Long (Cái Viềng) .... và nhiều hang động nhỏ khác nằm rải rác trên đảo. Cát Bà có những áng nước đẹp và có giá trị, như áng Tham, áng Vẹm, áng Cá Bống, áng Cá Hồng ...Trong khu vực vịnh có những hòn đảo xinh đẹp như hòn Cặp Gà, hòn Chét Sào, hòn Đố nháy, hòn Quay tơ, hòn Oản, hòn Gồ ... Nguồn nước nóng quanh năm và suối nước khoáng làm phong phú thêm các điểm du lịch trên đảo và tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh (suối nước khoáng Thuồng Luồng ở xã Trân Châu, nguồn nước nóng ở xã Xuân Đám). Những năm gần đây phát triển thêm một số loại hình du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như khu du lịch sinh thái suối Gôi, làng sinh thái xã Xuân Đám.

Các dịch vụ phục vụăn uống, đi lại, tắm biển, vui chơi, giải trí có sựđổi mới và đa dạng, phong phú hơn. Những năm gần đây mới phát triển dịch nhà hàng nổi trên biển, tập trung chủ yếu ở vịnh Cát Bà và vịnh Cái Bèo. Tuy nhiên, một vấn đề không thể tránh khỏi là lượng rác và nước thải sinh hoạt tăng lên khi lượng du khách đến càng đông cũng như vấn đề quản lý và tổ chức hoạt động du lịch còn rất nhiều hạn chế nên có thể gây nên những tác động xấu tới môi trường và các hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)