Các giải pháp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương 77

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 84 - 106)

Để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với người dân các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà, ngoài các giải pháp tạm thời cần hướng đến các giải pháp nhằm nâng cao tính thích ứng trong thời gian dài hạn.

Về ngắn hạn, người dân đang nuôi trồng thủy sản trong đầm tại xã Phù Long cần thực hiện gia cố bờđầm, tăng cường trồng rừng ngập mặn nhằm bảo vệ bờđầm. Đối với người dân trồng lúa và hoa màu tại các xã Hiền Hào, Xuân Đám, Gia Luận, và Việt Hải cần tăng cường cải tạo hệ thống tiêu thoát nước nhằm giảm ngập lụt, hạn hán và xâm nhập mặn.

Về dài hạn, các giải pháp chính là nâng cao năng lực của người dân, và tăng cường năng lực thích ứng thông qua nâng cao các nguồn lực sinh kế. Đối với các biện pháp công trình cần có hỗ trợ của nhà nước và đóng góp của các doanh nghiệp và người dân sống và làm việc trên địa bàn.

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và kỹ thuật sản xuất: Đối với người dân tại các vùng dễ bị tác động bởi thiên tai, hiểm họa như xã Phù Long, Việt Hải cần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Trước hết, cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về biến đổi khí hậu và các tác động của nó đến sinh kế của cộng đồng dân cư. Chính quyền xã và các bên liên quan hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống thảm họa và tác động của biến đổi khí hậu.

Các cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ cần hỗ trợđào tạo kiến thức và kỹ năng cho người dân phát triển sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu. Người dân làm nông nghiệp, thủy sản cần được tiếp cận với các kỹ thuật sản xuất mới thông qua các tập huấn, trao đổi kỹ thuật. Đồng thời, các mô hình sinh kế thích ứng cần được xây dựng và nhân rộng trong cộng đồng dân cư.

Rà soát, xây dựng quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng: Quy hoạch và cơ sở hạ tầng là cơ sở quan trọng nhất trong việc thúc đẩy và quản lý các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cấp chính quyền trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám cần đầu từ xây dựng các quy hoạch cơ bản bao gồm quy hoạch sửđất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành (như nuôi trồng thủy sản)… nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao tầm nhìn dài hạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Đối với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà đến nay chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Vì vậy trong thời gian tới, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như các quy hoạch phát triển khác cần kết hợp lồng ghép các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Theo đó, UBND huyện và các xã nên tham khảo nội dung Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu và các kết quả từđánh giá này để có cơ sở thực hiện lồng ghép.

Từng bước thay đổi cơ cấu thu nhập: Kết quả đánh giá cho thấy cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ tại các xã còn hạn chế. Tại xã Phù Long, người dân đa phần chỉ có một đến hai nguồn thu nhập chính, đặc biệt đối với hộ có nguồn thu từ thủy sản. Như vậy, để nâng cao năng lực thích ứng của người dân, cần có các hỗ trợ nhằm tăng cường đa dạng hóa và thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của hộ. Đối với các hộ có nguồn thu phụ thuộc vào thủy sản cần triển khai các lớp đào tạo nghề mới, định hướng cho người dân về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp dần sang phát triển các sinh kế mới như chăn nuôi (như nuôi dê, ong), phát triển dịch vụ và du lịch.

Đối với các hộ trồng trọt, tập trung chủ yếu tại Hiền Hào và Xuân Đám, cần cung cấp kỹ thuật chăn nuôi và đầu phát triển dịch vụ du lich. Người dân tại đây đã đề xuất mở các lớp dạy nghề và kỹ năng phục vụ nhà hàng…, Một số các dự án du lịch và nghỉ dưỡng đã đầu tư tại các xã này và nhu cầu về lao động có kỹ năng là rất

cần thiết. Các xã trong khu vực nghiên cứu là các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà, đồng thời là khu vực thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà vì thế cần pháp huy tối đa lợi thế này nhằm phát triển du lịch dịch vụ và du lịch sinh thái.

Thay đổi đối tượng nuôi trong đầm, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và tăng tính hợp tác trong sản xuất: Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường, một số đối tượng nuôi trong đầm không cho năng suất cao. Nuôi tôm tại đầm ở Phù Long đang cho hiệu quả kem, người dân gặp khó khăn và mất mát lớn khi tôm bị dịch bệnh. Vì thế, để tăng hiệu quả kinh tế hoạt động làm đầm, các hộ làm đầm nên phối hợp với các nhà khoa học cũng như kinh nghiệm thực tế để lựa chọn lại phương thức nuôi và một sốđối tượng nuôi cho phù hợp. Ví dụ, có thể nuôi đa loài trên cùng một diện tích, với các loài có biên độ thích nghi cao như thả cua, cá rô phi, sò huyết. Tại Phù Long, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đang hỗ trợ mô hình nuôi tôm xen canh cua đã bước đầu đạt hiệu quả, cần tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng và cho hiệu quả cũng như giảm bớt rủi ro trong sản xuất.

Đối với người dân làm nông nghiệp cần phát triển các giống có sức chống chịu tốt và đang dạng hóa loài vật nuôi cây trồng. Tại xã Hiền Hào và Gia Luận, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hải Phòng đang tiến hành thử nghiệm trồng loài cây dược liệu, tên địa phương là cây hồng hoa, loài này đang phát triển và cho năng suất tốt. Đây là hướng đi tốt nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, vấn đề tìm thị trường và đầu ra cho sản phẩm cần được lưu ý khi phát triển loài cây này. Bên cạnh đó, cần đầu tư nghiên cứu các loài cây trồng mới và có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Cát Bà là một trong những khu vực có đang dạng sinh học cao nhất miền bắc, vì vậy, tại đây có nhiều các loài cây thuốc có giá trị kinh tế rất cao đang được người dân khai thác một cách thiếu quản lý. Để hỗ trợ phát triển kinh tế người dân, các cấp chính quyền và nhà khoa học cần nghiên cứu và tìm ra hình thức để nhân giống và trồng cây thuốc trong các hộ dân, tạo ra nguồn thu nhập phụ cho người dân

tại đây. Một số loài cây thuốc được người dân đề xuất nghiên cứu hỗ trợ phát triển gồm: cây nhân trần, xạđen, ba kích…

Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản cũng như các sinh kế khác đang ngày càng phải đối phó với nhiều khó khăn. Để giải quyết được những khó khăn đó, cá nhân một gia đình sẽ khó ứng xử hiệu quả. Nên rất cần sự hợp tác để cùng sản xuất. Khi có sự hợp tác làm ăn sẽ tận dụng được thế mạnh của từng hộ gia đình như vốn, kỹ thuật, lao động nhàn rỗi, tạo thế mạnh "mặc cả" khi mua nguyên liệu đầu vào cũng như khi bán sản phẩm đầu ra, tăng khả năng ứng phó với sự biến đổi của khí hậu. Người dân và chính quyền địa phương cần tham khảo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác để có cơ sở pháp lý trong tăng cường hợp tác sản xuất.

Thực hiện quyết liệu bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên: Là một trong các nguồn lực nhằm phát triển sinh kế, nguồn lợi thủy hải sản đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo đời sống và sự bền vững của các sinh kế phụ thuộc biển. Đến nay, nguồn lợi thủy sản khu vực Cát Bà đang suy giảm nghiêm trọng, bằng chứng là sản lượng khai thác của người dân đang giảm sút. Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều hình thức khai thác mang tính hủy diệt vẫn còn duy trì hoạt động như dùng lới mắt nhỏ, dùng te điện, nổ mìn. Để duy trì các hoạt động khai thác thủy sản một cách có kinh tế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Các tổ chức chính quyền và người dân tại đây cần hợp tác và hỗ trợ công tác này. Trên địa bàn Cát Bà, lực lượng đồn biên phòng cần phối hợp chặt chẽ với người dân để nắm bắt thông tin theo từng khu vực. Xây dựng các quy ước cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các cơ chế cung cấp thông tin.

Nhà nước và chính quyền đại phương cần tăng cường xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, đặc biệt là các sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, các chính sách về hỗ trợ sinh kế cho người dân đã thể hiện tại các văn bản cấp trung ương như chương trình Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020, tuy nhiên các văn bản thực hiện tại cấp địa phương còn hạn chế. Vì vậy, chính quyền thành

phố Hải Phòng và huyện Cát Hải cần tiếp tục cụ thể hóa các văn bản của nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế tại đại phương có tính đến biến đổi khí hậu.

KẾT LUẬN

1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường, hệ sinh thái và sinh kế người dân tại vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà đã bước đầu được nghiên cứu. Biểu hiện chính của biến đổi khí hậu tại đây là sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biên dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, mưa lớn kéo dài, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản tại các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà.

2. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy năng lực thích ứng của các sinh kế và người dân vẫn đang cần phải được phải nâng cao hơn nữa. Đối với nguồn lực thích ứng về con người, xã hội, cơ sở vật chất đang còn ở mức thấp cần tiếp tục được đầu tư, phát triển. Đồng thời cần phát huy thế mạnh về nguồn lực tự nhiên. Trong khi đó, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển là một vấn đề thật sự cần thiết đối với khu vực vườn Quốc gia Cát Bà nói riêng và Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nói chung.

3. Sinh kế của người dân vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong đó, sinh kế nông nghiệp và thủy sản là dễ bị tổn thương hơn. Các sinh kế này có tính phụ thuộc cao vào các điều kiện thời tiết do đó chịu ảnh hưởng lớn từ các tác động biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao về khả năng thích ứng của các sinh kế này. Bên cạnh đó, nhóm phụ nữ và người nghèo là dễ bị tổn thương hơn cả. Họ là đối tượng chịu tác động và có khả năng tiếp cận thấp đến các nguồn lực sinh kế. 4. Bước đầu đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực thích ứng và

giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các sinh kế do biến đổi khí hậu. Các giải pháp bao gồm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, kỹ thuật sản xuất; nâng cấp một số hạ tầng; tiếp tục đa dang hóa sinh kế, các loài nuôi và tăng cường hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Các giải pháp cần ưu tiên trong thời gian tới là nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm ứng phó với các mối thách thức hiện thời. Bên cạnh đó, cần tăng cường thực hiện các giải pháp dài hạn như tăng cường nhận thức, xây dựng chiến lược sinh kế thích ứng và duy trì bảo vệ các nguồn lợi, hệ sinh thái tự nhiên.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

1. Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (2010), Đề án xây dựng chương trình phát triển bền vững khu dự trử sinh quyển quần đào Cát Bà, Hải Phòng.

2. Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà (2005), Dự án quy hoạch Vườn Quốc Gia Cát Bà, Hải Phòng.

3. Bộ TN và MT (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, UNDP (2010), Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác

động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, Dự án Đói nghèo và Môi trường.

6. Bộ TN và MT (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Hà Nội. 7. Bùi Đình Chung (2004), Báo cáo kỹ thuật nghề khai thác thủy sản và khu bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tồn biển của xã Phù Long, Dự án CRP, thiết lập khu bảo tồn biển xã Phù Long. 8. Chu Thế Cường (2011), Báo cáo chuyên đề “Biến đổi khí hậu đến môi trường

sinh thái vùng biển ven bờ châu thổ sông Hồng và Cát Bà Hạ Long”, Đề tài Nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy nhiệt động lực – sinh thái biển phục vụ nghiên cứu và quản lý biển vùng ven bờ Việt Nam.

9. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, Diễn đàn phát triển Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

10.Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Minh Trường, Hoàng Hữu Hiệp (2008), “Đặc điểm cấu trúc địa chất và mô hình cấu trúc chứa nước ở đảo Cát Bà”, Tạp chí

Địa chất, loạt A, số 308, 9-10/2008, tr.49-58.

11.Trương Quang Học (2010), Tài liệu Đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

12.Oxfam (2012), Sổ tay hướng dẫn Sử dụng công cụ PRA và câu hỏi định hướng trong đánh giá rủi ro có sự tham gia.

13.Phòng NN&PTNT huyện Cát Hải (tháng 6 năm 2010), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tủy lợi, công tác PCLB và TKCN 6 tháng đầu năm 2010 - Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010.

14.Nguyễn Văn Quân (2003 – 2004), Đa dạng sinh học dải ven bờ phía Bắc Việt Nam. Sách chuyên khảo (đồng tác giả), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15.Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Nhật Thi (2006), Đa dạng sinh học và tiềm năng nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội.

16.Nguyễn Văn Quân (2008), Nghiên cứu thử nghiệm trồng phục hồi san hô bằng phương pháp lấy giống tự nhiên, Báo cáo tổng kết Quỹ Rufford, Vương Quốc Anh.

17.Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hải Phòng (2010), Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng hải sản trên vùng biển Hải Phòng năm 2015, định hướng đến năm 2020.

18.Nguyễn Văn Tiến (1997), “Hiện trạng nguồn lợi thảm cỏ biển vùng Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long”, Kỷ yếu hội thảo “Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam”, Đồ Sơn 16 – 17/4/1997.

19.Đàm Đức Tiến (2004), Đa dạng sinh học dải ven bờ phía Bắc Việt Nam, NXB

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà (Trang 84 - 106)