Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu được Allison đưa ra năm 2009 trong báo cáo của ông và cộng sự. Theo khung đánh giá này, các khái niệm được sử dụng cho đánh giá tính tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu như sau:
Mức độ phơi với tác động (Exposure): Xét đến tính vùng địa lý trong tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ các cộng đồng ven biển sẽ chịu tác động cao hơn do nước biển dâng và lốc xoáy trong khi đó các cộng đồng ở các khu vực bán khô hạn lại chịu tác động nhiều hơn do hạn hán.
Tính nhạy cảm (Sensitivity): Là mức độ phụ thuộc mà cộng đồng chịu tác động của biến đổi khí hậu, một cộng đồng làm nông nghiệp phụ thuộc vào mưa sẽ nhạy cảm hơn nhiều so với cộng đồng trong các khu vực đô thị.
Tác động tiềm năng (Potential Impacts): Là bao hàm khu vực tác động và tính nhạy cảm của một cộng đồng trước tác động của biến đổi khí hậu.
Năng lực thích ứng (Adaptive Capacity): Là khả năng của hệ thống điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi khí hậu, các tác động tiềm tàng và khả
năng tận dụng cơ hội hoặc đối phó với những hậu quả nếu có. Năng lực thích ứng được xét trên các nguồn lực: con người, xã hội, tự nhiên, tài chính và vật chất – phương tiện.
Phân tích và đánh giá năng lực thích ứng và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu là cơ sởđánh giá tính dễ bị tổn thươngcủa cộng đồng do biến đổi khí hậu.
Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Hình 2.1. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (Allison và NNK, 2009) MỨC ĐỘ PHƠI VỚI TÁC ĐỘNG (E) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÍNH NHẠY CẢM (S) TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG (PI =S+E) NĂNG LỰC THÍCH ỨNG (AC) TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG (V=PI+AC)
Nguyễn Văn Công – K18