Các nguyên tắc quản lý cơng sở

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 31 - 32)

XI. KHOA HỌC HÀNH CHÍNH

4. Các nguyên tắc quản lý cơng sở

Quản lý cơng sở phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định như: Pháp chế; cơng khai, dân chủ; liên tục, kịp thời; chính xác, khách quan, trung thực; phù hợp văn hĩa – đạo đức cơng vụ.

4.1. Nguyên tắc pháp chế

Pháp chế là một trong những phương pháp quản lý nhà nước đối với XH. Pháp chế yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, cơng dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải đấu tranh phịng chống các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Trong điều kiện XH nước ta hiện nay, nhằm gĩp phần làm ổn định trật tự XH, hạn chế tối đa những vụ việc vi phạm pháp luật nhà nước, việc tăng cường pháp chế là một điều cần thiết khơng thể thiếu ở từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị.

Hoạt động quản lý cơng sở phải được tiến hành trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật. Tuân thủ pháp luật là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong mọi hoạt động quản lý cơng sở. Tất cả hoạt động của cơng sở phải tuân thủ theo pháp luật được thể hiện thơng qua các quy định, quy chế cụ thể.

4.2. Nguyên tắc cơng khai, dânchủ chủ

Mọi thành viên trong cơng sở phải được hiểu và đều biết rõ cơng việc và trách nhiệm của mỗi người, của đơn vị mình và cơng việc của tồn cơng sở.

Cơng khai hĩa hoạt động trong hoạt động cơng sở là nhằm tạo sự hiểu biết và hợp tác trong cơng việc. Khi mỗi thành viên của cơ quan, tổ chức nắm bắt được chính xác những cơng việc của cơng sở sẽ giải quyết cơng việc được linh hoạt. Các thơng tin được cơng khai sẽ phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát của các thành viên trong cơ quan. Từ đĩ giúp tránh được tình trạng cục bộ, quan liêu trong hoạt động của cơng sở; tạo điều kiện cho cơng tác tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện một cách cĩ hiệu quả. Việc cơng khai để cho các thành viên cĩ cơ hội đĩng gĩp ý kiến cho nâng cao chất lượng hoạt động của cơng sở.

- Vì sao phải thực hiện cơng khai, minh bạch:04 lý do

+ Cơng khai, minh bạch nhằm tạo sự hiểu biết và hợp tác trong cơng việc: cơng khai minh bạch giúp mỗi thành viên của cơng sở nắm bắt được chính xác những cơng việc của cơng sở sẽ tạo được sự hiểu biết, linh hoạt, trao đổi, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau trong cơng việc.

+ Cơng khai minh bạch phục vụ cĩ hiệu quả cho hoạt động kiểm tra, giám sát, từ đĩ giúp tránh được tình trạng cục bộ, quan liêu trong hoạt động của cơng sở;

+ Tạo điều kiện cho cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

+ Cơng khai, minh bạch các hoạt động của cơng sở giúp cho người dân biết rõ được các dịch vụ cơng mà cơng sở sẽ cung cấp, đồng thời cũng tạo điều kiện để người dân tham gia đĩng gĩp ý kiến nhằm hồn thiện các hoạt động của cơng sở.

Việc cơng khai, minh bạch các nội dung hoạt động của cơng sở cịn nhằm

đảm bảo dân chủ hĩa hoạt động quản lý cơng sở hướng tới tập hợp được trí tuệ của tập thể, cá nhân và tổ chức làm cho quá trình ra quyết định điều hành được đúng đắn, khả thi, làm cho các thành viên trong cơng sở cĩ ý thức được vai trị của mình trong tỏ chức, từ đĩ tự giác thực hiện tốt quyết định, đồng thời giảm áp lực làm việc cho cấp lãnh đạo và quản lý.

- Nội dung cơng khai, minh bạch:

cĩ rất nhiều nội dung cần cơng khai trong cơng sở, cĩ thể bao gồm: 08 nội dung

+ Nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của cơng sở;

+ Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của từng cá nhân, bộ phận trong cơng sở;

+ Chủ trương, quyết định quản lý của cơng sở;

+ Chế độ, chính sách,pháp luật liên quan đến hoạt động của cơng sở;

+ Các thủ tục hành chính đối với bên trong và bên ngồi cơng sở;

+ Các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của cơng sở;

+ Xử lý các vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân;

+ Cơng tác bố trí và sử dụng nhân sự; thu chi tài chính, sử dụng ngân sách; …

- Hình thức cơng khai: Cĩ nhiều hình thức cơng khai, cĩ thể là trong các báo cáo định kỳ hoặc bất thường; Niêm yết trên các bản tin, bảng thơng báo; xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm cơng khai các thơng tin dựa trên các ứng dụng của in học; phổ biến trong các cuộc họp,...

Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần cĩ sự tham gia, bàn bạc, thảo luận của các đơn vị, bộ phận và mỗi thành viên

trong cơ quan, tổ chức trong suốt quá trình đưa ra các quyết định điều hành và sự tham gia gĩp ý của nhân dân đối với việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của cơng sở. Việc tham gia, gĩp ý cĩ thể được tiến hành thơng qua các diễn đàn, mở rộng quy mơ các cuộc họp; hộp thư gĩp ý,...

4.3. Nguyên tắc liên tục, kịp thời

Quản lý cơng sở là quá trình liên tục, thường xuyên và cĩ sự phối hợp giữa các thành viên, đơn vị theo quy chế hoạt động của cơng sở. Tính liên tục thể hiện trước hết trong quan hệ điều hành, khi mà thơng tin, mệnh lệnh quản lý được truyền đạt kịp thời, nhanh chĩng, khơng bị gián đoạn và dược kiểm sốt chặt chẽ. Đĩ cịn là sự phát triển liên tục khơng bị bỏ dở trên cơ sở các đơn vị gắn bĩ, hỗ trợ lẫn nhau. Sự liên tục của hoạt động đã đảm bảo tiết kiệm thời gian giải quyết cơng việc và nâng cao hiệu quả cơng việc. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng giúp hạn chế các tiêu cực cĩ thể xảy ra trong cơng sở.

Việc thực hiện các nhiệm vụ của cơng sở cần được quy định rõ khoảng thời gian phải hồn thành. Khoảng thời gian này phải quy định phù hợp với từng loại cơng việc với tính chất, mức độ phức tạp khác nhau.

Quy định rõ cơ chế phối hợp trong việc đánh giá văn bản quy phạm pháp luật. Cơ chế phối hợp phải thể hiện được những nội dung như: hình thức đánh giá, thời gian đánh giá, trách nhiệm của các đối tượng liên quan, chế tài khi khơng thực hiện. Bên cạnh đĩ, quản lý cơng sở cịn cần được tiến hành kịp thời đáp ứng những yêu cầu của cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Chẳng hạn, việc xúc tiến cải thiện mơi trường pháp lý cho

hoạt động đầu tư dẫn tới ban hành quy chế mới, cả dỡ bỏ, sửa đổi những quy chế khơng phù hợp với thơng lệ quốc tế. Muốn vậy thì khơng thể khơng đánh giá các quy định hiện hành và xu hướng phát triển trong tương lai gần. Luật hĩa, nâng lên mức các quy định của luật, các chính sách, quyết định của Chính phủ đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Chủ động xử lý các vấn đề pháp lý kinh tế - tài chính liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình hội nhập kinh tế. Việc thực hiện kịp thời các quy định quản lý cơng sở hiện hành cũng dần tới đảm bảo về sự ổn định và tính tốn dự đốn trước được của các điều chỉnh pháp luật, chính sách kinh tế - tài chính để các nhà đầu tư nước ngồi cĩ thể tính tốn trước được lợi ích và rủi ro cả đầu tư theo sự vận động khách quan của quy luật thị trường.

4.4. Nguyên tắc phù hợp văn hĩa,đạo đức cơng vụ đạo đức cơng vụ

Để phát triển XH, ngồi điều kiện căn bản là cĩ nền kinh tế vững chắc, cịn cần phải cĩ nền chính trị ổn định và pháp luật nghiêm minh. Mặc dù là cơng cụ đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh các quan hệ XH, xong khơng vì thế mà đi đến tuyệt đối hĩa vai trị của pháp luật. Bởi vì, dù đầy đủ đến đâu, pháp luật cũng chỉ đáp ứng được việc điều chỉnh những quan hệ XH cơ bản liên quan đến lợi ích và vận mệnh quốc gia. Do đĩ, thơng qua việc đánh giá để phát hiện những “lỗ hổng” để cĩ thể huy động các quy tắc đạo đức và các quy tắc XH khác sẽ bổ sung và lấp đầy những khoảng trống mà pháp luật khơng thể điều chỉnh hết. Nhận thức sâu sắc vai trị của các hình thái ý thức XH, cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng

trong sự phát triển XH, đảng và nhà nước chủ trương “tăng cường pháp chế XH chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam; quản lý XH bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”.

4.5. Nguyên tắc đạt được hiệu quảtối ưu tối ưu

Cĩ một thực tế là trong quá trình quản lý cơng sở hiện nay người ta chỉ chú ý nhiều đến việc ban hành và triển khai thực hiện đường lối, chính sách, cịn việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả của đường lối, chính sách thì chưa được quan tâm thường xuyên và đầy đủ việc đánh giá cịn chủ yếu là định tính. Trong khi đĩ việc đánh giá quản lý cơng sở cần phải được tiến hành tổng thể tồn diện và khoa học nhằm đem lại hiệu quả quản lý tối đa.

Việc đánh giá hiệu quả của quản lý cơng sở sẽ đem lại một cái nhìn sâu sắc hơn về những điểm mạnh, những tồn tại và cũng là một sự khởi đầu tốt cho việc xây dựng hệ thống quản lý cơng sở nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và cũng cĩ thể là điểm khởi đầu cho việc xây dựng một hệ thống quản lý cơng sở đảm bảo chất lượng bên trong.

Quản lý hiệu quả là việc tối ưu hĩa các nhiệm vụ, làm cho các nhiệm vụ quản lý phù hợp với nguyên tắc thẩm quyền và trách nhiệm, phân bổ trách nhiệm theo cơng đoạn thực thi nhiệm vụ; đi qua “con đường” ngắn nhất, song kết quả phải cao nhất cĩ thể; đảm bảo hài hịa giữa sự ổn định với sự linh hoạt; cĩ khả năng tự chủ cao;...

Quản lý cơng sở là hoạt động cĩ tính khoa học cao, do vậy phải được tiến hành dựa trên những thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý

– pháp lý. Tức là được tiến hành theo những quy trình “cơng nghệ quản lý” mang tính khoa học. Đĩ là một quy trình năng động, cĩ động lực ở nội tại của quy trình, tức cĩ sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng quản lý, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nghĩa là cĩ sự tương tác giữa các thành phần XH và lực lượng XH. Hoạt động đĩ phải được kế hoạch hĩa. Những căn cứ khoa học sâu sắc sẽ đảm bảo cho hoạt động quản lý cơng sở phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của XH, từ đĩ giúp đạt được những hiệu quả ngày một cao hơn.

Các nguyên tắc cơ bản, chủ yếu nên vừa mang tính độc lập. Vừa cĩ mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ví dụ, khi thực hiện nguyên tắc cơng khai phải tuân theo nguyên tắc liên tục bởi nếu khơng cơng khai liên tục mọi thành viên trong cơng sở khơng kiểm tra, giám sát được quá trình này. Do đĩ, cũng khơng cải tiến được nội dung cơng khai, làm cho cơng việc cĩ thể sẽ khơng cịn phù hợp với điều kiện hiện tại. Cũng như vậy khi phân cơng rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận trong cơng sở thì việc cơng khai cũng sẽ trở nên rễ ràng hơn, đồng thời việc kiểm tra cũng được tiến hành thực chất hơn.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w