Vận động vùng

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng tâm thu thất trái trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 71 - 73)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày: vận động thành d−ới, thành sau và thành bên thất trái đ−ợc cải thiện có ý nghĩa thống kê, những vùng đ−ợc cấp máu bởi cầu nối là tĩnh mạch hiển. Tại thời điểm 30 ngày sau phẫu thuật: tình trạng vận động vùng ở tất cả thành thất trái đ−ợc cải thiện so với sau phẫu thuật 7 ngày, cho dù vật liệu làm cầu nối là tĩnh mạch hiển hay động mạch vú trong.

Kết quả của chúng tôi thu đ−ợc khi theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật trong thời gian ngắn (30 ngày), số l−ợng bệnh nhân còn ít. Chúng tôi cho rằng khẩu kính lòng tĩnh mạch hiển đ−ợc sử dụng làm cầu nối th−ờng lớn hơn của động mạch vú trong, nên l−u l−ợng máu cung cấp cho mạch vành ở vùng hạ l−u tốt hơn và sớm làm cải thiện rối loạn vận động vùng thành thất tráị

Nói chung vận động vùng thành thất trái đ−ợc cải thiện sau phẫu thuật, với tổng số điểm vận động vùng thành tim giảm rõ, tổng số điểm vận động thành thất trái tại thời điểm sau phẫu thuật 30 ngày so với sau phẫu thuật 7 ngày là có ý nghĩa thống kê (p = 0,028).

Bảng 4.3. Thay đổi về điểm vận động vùng sau phẫu thuật

Vị trí Sau PT 7 ngày Sau PT 30 ngày

TT Không đổi Giảm (p < 0,05)

VLTT Tăng (p < 0,001) Tăng (p < 0,05) VLT Tăng (p < 0,001) Tăng (p < 0,05)

TB Giảm (p < 0,05) Giảm (p < 0,05)

TD Giảm (p < 0,05) Giảm (p < 0,001)

Nghiên cứu về biến đổi sớm ( 4 – 6 ngày) rối loạn vận động vùng thất trái bằng siêu âm 2D ở bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể. Muhammad và CS (2007) [52] nghiên cứu trên 36 bệnh nhân, thu đ−ợc kết quả t−ơng tự: Thành tr−ớc và thành bên không thay đổi rối loạn vận động vùng, vách liên thất rối loạn vận động tăng lên, thành sau và thành d−ới đ−ợc cải thiện có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành trên vận động vùng thành tim, Voci và CS (1992) đã nghiên cứu bằng siêu âm 2D trên 170 vùng thành tim vận động bất th−ờng tr−ớc phẫu thuật, kết quả thấy có 115 (66%) đ−ợc cải thiện và 102 (60%) trở về bình th−ờng ngay sau phẫu thuật. 11 vùng vận động nghịch th−ờng tr−ớc phẫu thuật trở về bình th−ờng sau phẫu thuật [66].

Nghiên cứu t−ơng tự, Rubenson và CS (1982) [60] thực hiện trên 20 bệnh nhân bệnh động mạch vành, siêu âm 2D tại thời điểm tr−ớc phẫu thuật 1 ngày, sau phẫu thuật 7,4 ± 2,5 và 43,4 ± 13,1 ngày, nhằm nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu chủ - vành trên vận động vùng thành tim, kết quả cho thấy, vách liên thất với rối loạn vận động vùng tăng lên có ý nghĩa và cải thiện có ý nghĩa vận động thành sau sau phẫu thuật, thành tr−ớc và thành bên không thay đổị Tuy nhiên vận động vùng vách liên thất giảm sau phẫu thuật cho dù tr−ớc đó vận động bình th−ờng hay bất th−ờng.

Kết quả của chúng tôi cũng t−ơng tự nh− kết quả thu đ−ợc của Friesewinken và CS (1994) [39], khi so sánh sự cải thiện vận động vùng sau tái t−ới máu khi dùng vật liệu cầu nối là động mạch vú trong và tĩnh mạch hiển, 33 bệnh nhân đã đ−ợc làm cầu nối, động mạch vú trong đ−ợc dùng làm vật liệu ghép 2 bên (động mạch liên thất tr−ớc và động mạch vành phải) ở 8 bệnh nhân, chỉ ghép 1 bên động mạch liên thất tr−ớc cho 25 bệnh nhân. Vận động vùng thành tim đ−ợc đánh giá bằng siêu âm qua thực quản. Vận động

thành tr−ớc giảm đi sớm sau phẫu thuật (30 phút) ở cả 2 nhóm. Thành sau giảm vận động với nhóm dùng động mạch vú trong nối với động mạch vành phải và không thay đổi ở nhóm dùng tĩnh mạch hiển. Nghiên cứu đã đ−a ra kết luận rằng nguyên nhân làm suy giảm sớm chức năng vận động thành tim có thể do dùng vật liệu là động mạch vú trong.

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng tâm thu thất trái trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)