Yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng tâm thu thất trái trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 66 - 68)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có bệnh nhân nào hoàn toàn không có yếu tố nguy cơ, ít nhất có một yếu tố và nhiều nhất là sáu yếu tố. Hay gặp nhất là tăng huyết áp (THA) với phần lớn số bệnh nhân, kèm theo đó là trên 50% bệnh nhân có tăng lipid máu, hút thuốc lá có cùng tỷ lệ với tăng lipid máu, tiền sử nhồi máu cơ tim (NMCT) có gần 1/ 3 và đái tháo đ−ờng (ĐTĐ) chỉ có 1/ 5 số tr−ờng hợp

Sadik E và CS (2002) [61], khi nghiên cứu 262 bệnh nhân thấy kết quả t−ơng tự với nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ tăng lipid máu và hút thuốc lá, tỷ lệ tăng huyết áp ít hơn, trong khi tỷ lệ một số yếu tố khác lại lớn hơn nh−

đái tháo đ−ờng và tiền sử nhồi máu cơ tim.

Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả về tỷ lệ các yếu tố nguy cơ không hoàn toàn giống với kết quả của chúng tôi, Toshihiro F và CS (2007) [65] khi nghiên cứu tr−ớc phẫu thuật cho 602 bệnh nhân: tăng huyết áp và lipid máu có tỷ lệ t−ơng tự, tiền sử nhồi máu cơ tim và đái tháo đ−ờng có tỷ lệ lớn hơn, tỷ lệ hút thuốc lá có tỷ lệ ít hơn.

Bảng 4.1. So sánh các yếu tố nguy cơ với một số tác giả khác Thông số Chúng tôi (n=32) Toshihiro F (n=602 ) Sadik E (n=262 ) THA 93,8% 77,6% 58,3% Hút thuốc 62,5% 38,9% 72,5% Tăng Lipid 62,5% 52% 54,1% NMCT 31,3% 46,2% 75% ĐTD 18,8% 50,5% 66,6% COPD 6,3% 3,8% 18,8% Suy thận mạn 6,3% 6% 25%

4.1.3. Mức độ tổn th−ơng động mạch vành, vị trí, số l−ợng cầu nối, vật liệu cầu nốị

* Mức độ, vị trí tổn th−ơng động mạch vành

Kết quả chụp động mạch vành tr−ớc phẫu thuật tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: một nửa số bệnh nhân có tắc hoàn toàn động mạch vành một thân hoặc hai thân, tỷ lệ hẹp có ý nghĩa động mạch liên thất tr−ớc và/ hoặc động mạch vành phải ở phần lớn bệnh nhân, hẹp thân chung hoặc nhiều thân chiếm 3/ 4 số bệnh nhân, số còn lại hẹp một thân. Số động mạch vành trung bình có hẹp là 2,13 ± 0,89.

Nghiên cứu cho kết quả t−ơng tự, Muhammad A và CS (2007) [52] khi nghiên cứu tổn th−ơng động mạch vành tr−ớc phẫu thuật trên phim chụp cho 36 bệnh nhân, tắc hoàn toàn một hoặc nhiều thân động mạch vành có 60% số bệnh nhân, tổn th−ơng động mạch liên thất tr−ớc và động mạch vành phải cũng gặp phần lớn số bệnh nhân với tỷ lệ lần l−ợt là 92% và 60%.

Khi nghiên cứu tổn th−ơng động mạch vành tr−ớc phẫu thuật cho 252 bệnh nhân, Delawer R và CS (2008) [32] có tỷ lệ số động mạch vành bị hẹp t−ơng tự với nghiên cứu của chúng tôi: hẹp 1 thân 19,4%, số còn lại có hẹp nhiều thân hoặc thân chung.

* Số l−ợng và vị trí cầu nối

Nghiên cứu của chúng tôi, gần nh− tất cả bệnh nhân có làm cầu nối trên động mạch liên thất tr−ớc và đ−ợc sử dụng vật liệu là động mạch vú trong, ngoại trừ 2 (6,3%) tr−ờng hợp chỉ thực hiện trên động mạch vành phải với vật liệu là tĩnh mạch hiển. Số cầu nối trung bình cho một tr−ờng hợp là 2,06 ± 0,93.

Vật liệu làm cầu nối là động mạch vú trong đ−ợc sử dụng ở 93,8% tr−ờng hợp, tĩnh mạch hiển sử dụng ở 68,8% tr−ờng hợp.

Nghiên cứu của Delawer R và CS (2008) [32], kết quả t−ơng tự với nghiên cứu của chúng tôi: Số cầu trung bình cho mỗi bệnh nhân là 1,78 ± 0,79 và có tới 95% bệnh nhân có thực hiện cầu nối trên động mạch liên thất tr−ớc.

Razayat P và CS (2007) [58] cũng có kết quả t−ơng tự, nghiên cứu trên 416 bệnh nhân số l−ợng cầu nối trung bình trên mỗi bệnh nhân là 2,12 ± 0,73.

Muhrukh Z và CS (2008) [50] khi nghiên cứu 97 bệnh nhân cho kết quả lớn hơn, số cầu nối trung bình 2,65 ± 0,66.

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng tâm thu thất trái trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 66 - 68)