Một số ph−ơng pháp đánh giá chức năng tâm thu thất trái

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng tâm thu thất trái trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 28 - 35)

1.2.1.1. Thông tim

Thông tim phải:

Dễ tiến hành và cho phép đo áp lực nhĩ phải, thất phải, áp lực động mạch

phổi và áp lực mao mạch phổi bít, độ bão hoà ôxy và cung l−ợng tim. ống thông có bóng trôi cho phép đo các thông số huyết động, các thông số này rất

quan trọng trong việc đánh giá và điều trị sốc, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, sự mất ổn định huyết động sau phẫu thuật.

Thông tim trái:

Chỉ định chính của thông tim trái là để chụp động mạch vành chọn lọc và đánh giá tổn th−ơng van tim tr−ớc phẫu thuật, qua chụp buồng tim bằng thuốc cản quang có thể phát hiện đ−ợc chức năng toàn bộ và từng vùng thất trái [16], [29], [31].

1.2.1.2. Các kỹ thuật phóng xạ hạt nhân

Chụp nhấp nháy bằng Thallium 201 hoặc các chất có gắn Technetium đã cho thấy sự t−ới máu cơ tim. Nó th−ờng đ−ợc sử dụng đồng thời với nghiệm pháp gắng sức để phát hiện thiếu máụ

Chụp nhấp nháy sau gây giãn mạch bằng dipyridamol hoặc adenosin cũng cho thấy các kết quả t−ơng tự ở những bệnh nhân không thể gắng sức đ−ợc.

Chụp động mạch bằng phóng xạ hạt nhân cho các thông số chính xác về phân số tống máu của thất tráị Di động đoạn thành thất cũng có thể đ−ợc đánh giá [20], [25].

1.2.1.3 Siêu âm - Doppler tim

Siêu âm - Doppler tim dạng một bình diện và hai bình diện đem lại các thông số khá chính xác về kích th−ớc và thể tích thất tráị Nó cũng đánh giá di động thành thất và kích th−ớc 4 buồng tim [5], [43].

Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng các thông số sau [44]:

• Kích th−ớc buồng thất trái (Cavity dimensions).

• Vận động vùng thành thất trái (Regional wall motion). • Chức năng toàn bộ thất trái (Global function).

Kích th−ớc buồng thất trái

- Đánh giá kích th−ớc buồng thất trái là một trong những thành phần quan trọng trong định l−ợng chức năng thất. Định tính và định l−ợng kích th−ớc và độ dầy của thành thất trái có thể có ảnh h−ởng đến bệnh nhân trong việc quản lý, điều trị cũng nh− tiên l−ợng kết quả. ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính, có một mối quan hệ rõ ràng giữa kích th−ớc th−ớc của tim và kết quả điều trị. Khi kích th−ớc của tim tăng thì tỷ lệ tử vongtăng. Cùng một điều kiện với những bệnh nhân không có suy tim, kết quả thu đ−ợc từ nghiên cứu của Framingham [22] cho thấy những bệnh nhân không có tiền sử suy tim hoặc nhồi máu cơ tim, kích th−ớc thất trái là rất quan trọng trong tiên l−ợng nguy cơ suy tim. - Đo kích th−ớc buồng thất trái có thể sử dụng siêu âm TM hoặc 2D. Với những bệnh nhân có rối loạn vận động vùng thành thất trái, đo kích th−ớc thất trái bằng siêu âm TM có hạn chế nhất định.

- Trên siêu âm TM, dòng siêu âm không vuông góc với trục dài thất tráị Ph−ơng pháp siêu âm 2D có thể thích hợp để hạn chế sai sót đó. Điều trở ngại chính của siêu âm TM là kết quả chỉ đúng khi cấu trúc hình học của tim bình th−ờng. khi hình ảnh thất trái bất th−ờng nh− phình thành tim, rối loạn vận động vùng, đo kích th−ớc tim trên siêu âm TM có thể cho kết quả giả.

- Luôn có một mối liên hệ tồn tại giữa đ−ờng kính và thể tích thất trái, thông số về kích th−ớc thất trái và các thông số khác của chức năng tâm thu thất trái phụ thuộc vào điều kiện đổ đầy của thất.

- Đo kích th−ớc buồng thất trái bằng siêu âm 2D là ph−ơng thức chủ yếu đ−ợc dùng để định tính và định l−ợng trong đánh giá đặc tính tâm thu thất. Trong tr−ờng hợp nhồi máu cơ tim thành sau và suy tim, siêu âm 2D có lợi ích rất lớn trong quản lý và phân tầng yếu tố nguy cơ. Có một mối liên hệ giữa tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và chức năng tâm thu thất trái [22].

- Đo đ−ờng kính cuối tâm tr−ơng (LVIDd), đ−ờng kính cuối tâm thu thất trái (LVIDs) và phân số co ngắn (FS), là phép đo cơ bản của tim trong việc nghiên cứu chuẩn tối thiểu chức năng tâm thu thất trái [44].

Bảng 1.1. Kích th−ớc thất trái (TM, 2D) bình th−ờng tính theo chiều cao [44]

Chiều cao ( m) 1,41-1,45 1,46-1,50 1,51-1,55 1,56-1,60 1,61-1,65 1,66-1,70 1,71-1,75 1,76-1,80 1,81-1,85 1,86-1,90 Nam. LV (mm) LVIDd 53 54 55 55 56 57 58 59 LVIDs 36 37 37 38 38 39 39 40 Nữ. LV (mm) LVIDd 49 49 50 51 51 52 53 53 LVIDs 31 32 33 33 34 34 35 35

Tính FS sử dụng kích th−ớc đo đ−ợc trên siêu âm TM hoặc siêu âm 2D bởi LVIDd và LVIDs.

FS(%) = 100 x (LVIDd – LVIDs) / LVIDd Giá trị FS bình th−ờng: 25% - 45%

Hình 1.3. Vị trí đo kích th−ớc thất trái trên hình ảnh TM hoặc 2D

- Phân số co ngắn sợi cơ mô tả chức năng tâm thu của tim. Trong tr−ờng hợp vắng mặt rối loạn vận động vùng thành tim, chỉ số này phản ánh đầy đủ chức năng tâm thu thất trái [44].

Vận động vùng thành tim

Để đánh giá vận động vùng thành thất trái, thông th−ờng dùng 16 đoạn vùng theo h−ớng dẫn của hội siêu âm tim Mỹ (ASE), điểm số từng đoạn vùng thất đ−ợc ấn định bởi 2 tiêu chuẩn định tính của thành thất kỳ tâm thu: vận động và độ dầỵ Điểm từng đoạn vùng trong phạm vi: 1 điểm cho vận động bình th−ờng và xấu nhất là 5 điểm [22]. Bảng 1.2. Bảng tính điểm theo vận động vùng [44] Điểm Vận động vùng 1 Bình th−ờng 2 Giảm vận động 3 Không vận động 4 Vận động nghịch th−ờng 5 Phình thành tim

Chỉ số vận động vùng đ−ợc tính bằng cách chia tổng số điểm của vận động vùng thành tim cho số vùng đ−ợc tính điểm [44].

Chức năng toàn bộ thất trái

Chức năng toàn bộ thất trái cần đ−ợc đánh giá. Một số hoặc tất cả các thông số sau đây có thể đ−ợc sử dụng, phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu [44].

- Thể tích thất trái và phân số tống máu (LV cavity volumes and ejection

fraction)

. Với kinh nghiệm, phân số tống máu có thể đ−ợc −ớc l−ợng bằng mắt. Kết quả có thể dao động trong một khoảng hoặc đ−a ra một khoảng −ớc l−ợng 5% (VD : 40% - 50%).

. Nếu không, −ớc tính thể tích thất trái bằng siêu âm 2D dựa trên ph−ơng pháp hình học 3 chiều, thể tích đ−ợc tính dựa trên kích th−ớc thất trái và diện tích.

Có 3 ph−ơng pháp: 1. Prolate ellipsoid.

2. Hemi-ellipsoid (bullet).

3. Biplane method of discs (modified Simpson’s rule).

Ph−ơng pháp Simpson đ−ợc cả hội siêu âm tim Mỹ (ASE) và Châu âu (EAE) −a dùng. Kết quả thể tích và phân số tống máu đ−ợc tính dựa trên đ−ờng viền nội mạc cuối tâm tr−ơng và cuối tâm thu ở mặt cắt 2 buồng và 4 buồng từ mỏm [22].

Hình 1.5. Tính thể tích và phân số tống máu bằng ph−ơng pháp Simpson [22]

. Công thức tính:

EF (%) = 100x (EDV – ESV)/ EDV. EDV: Thể tích cuối tâm tr−ơng.

ESV: Thể tích cuối tâm thụ

. Ph−ơng pháp Simpson cũng nên đ−ợc dùng trong những tr−ờng hợp đặc biệt nh− đặt máy khử rung [44].

Bảng 1.3. Phân loại chức năng thất trái theo phân số tống máu [44]

Bình th−ờng Giảm nhẹ Giảm vừa Giảm nặng

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng tâm thu thất trái trước và sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)