Ghép nối tắt động mạch vành có thể đ−ợc thực hiện với tỷ lệ tử vong rất thấp ở các bệnh nhân có chức năng tim còn tốt, tỷ lệ này tăng lên ở những bệnh nhân có chức năng thất trái kém hoặc những bệnh nhân còn có các thủ thuật kèm theo nh− thay van, sửa van tim. Bệnh nhân trên 70 tuổi, bệnh nhân làm thủ thuật lặp lại hoặc bệnh nhân có các bệnh ngoài tim nặng nề cũng có tỷ lệ tử vong do phẫu thuật và tỷ lệ biến chứng cao hơn, khả năng hồi phục đầy đủ chậm hơn.
Cầu nối có thể là một hoặc cả hai động mạch vú trong, động mạch quay đã đem lại kết quả rất tốt về l−u thông miệng nối và l−u l−ợng dòng máu đ−a tới đoạn xa của động mạch vành, các đoạn tĩnh mạch hiển đã đ−ợc sử dụng để nối giữa động mạch chủ và phần xa của động mạch vành bị tổn th−ơng. Thông th−ờng có thể có từ 1- 5 cầu nối đ−ợc thực hiện.
+ Ghép cầu nối chủ - vành có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể:
Hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể thay thế hoàn toàn chức năng của tim và phổị
Với mục đích tạo ra tr−ờng phẫu thuật khô, không có máu và tim ngừng đập giúp cho việc thực hiện trên tim một cách dễ dàng. Nh−ng có nhiều ảnh h−ởng đến chức năng một số cơ quan và hệ thống đông máu, hệ thần kinh…do tác dụng không mong muốn của tuần hoàn ngoài cơ thể.
+ Ghép cầu nối chủ- vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể:
Ph−ơng pháp phẫu thuật này đ−ợc thực hiện với không sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Dụng cụ Stabilizator đ−ợc sử dụng nhằm cố định cơ tim vùng thủ thuật, tim vẫn đập trong suốt quá trình làm cầu nốị
Chỉ định ph−ơng pháp phẫu thuật này còn một số hạn chế, các nghiên cứu so sánh kết quả của nó với ph−ơng pháp phẫu thuật truyền thống ch−a đ−ợc biết rõ, nh−ng những bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật bằng ph−ơng pháp này có thể đã đ−ợc h−ởng lợị
Ph−ơng pháp này tránh đ−ợc các biến chứng của tuần hoàn ngoài cơ thể, nên đ−ợc chỉ định cho những bệnh nhân già yếu, có bệnh phối hợp, chức năng tim giảm nhiềụ Bên cạnh những thuận lợi thì kỹ thuật này thực hiện khó, có thể có biến chứng rung thất, ngừng tim [51], [64].