* Thiết bị
Chúng tôi dùng máy siêu âm - Doppler mầu ALOKA, có cấu hình và đ−ợc cài đặt phần mềm phù hợp cho thăm dò siêu âm - Doppler tim khi đánh giá chức năng tâm thu thất tráị
* Các b−ớc tiến hành thu thập số liệu
Chúng tôi tiến hành thu thập các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái đối với bệnh động mạch vành theo “Thực hành siêu âm tim” (2007) [22] và “H−ớng dẫn siêu âm tim” (2007) [44] - tiêu chuẩn đánh giá của hội siêu âm tim Mỹ (ASE), bao gồm các thông số sau:
- Kích th−ớc buồng thất trái và phân số co ngắn bằng siêu âm 2D. - Thể tích thất trái và phân số tống máu theo ph−ơng pháp Simpson. - Vận động vùng thành thất trái bằng siêu âm 2D.
• T− thế bệnh nhân:
Nằm nghiêng trái khoảng 35 – 40º. • Vị trí đầu dò:
Đầu dò đặt ở vị trí cạnh ức trái, tại gian liên s−ờn 3,4 hoặc 5 tạo góc 90 độ so với thành ngực hoặc tại mỏm tim, thu thập số đo đ−ờng kính buồng thất trái và phân số co ngắn trên mặt cắt trục dài - LVIDd, LVIDs, FS (Điểm đo tránh vùng rối loạn vận động).
Đầu dò đặt ở mỏm tim với mặt cắt 4 buồng và 2 buồng thu thập số liệu về thể tích thất trái - EDV, ESV và EF.
Đánh giá rối loạn vận động vùng thành thất trái và cho điểm trên mặt cắt cạnh ức trục dài, 4 buồng và 2 buồng tim từ mỏm, kiểm tra lại trên mặt cắt trục ngắn nếu cần thiết.
• Trình tự đo kích th−ớc thất trái trên hình ảnh 2D. 1. Hiển thị hình ảnh cạnh ức trục dài cuối tâm tr−ơng. 2. Đo đ−ờng kính thất tráị
3. Hiển thị hình ảnh cạnh ức trục dài cuối tâm thụ 4. Đo đ−ờng kính thất tráị
Máy siêu âm sẽ tính FS tự động trên hình ảnh 2D, nhằm khắc phục kết quả giả khi tính trên hình ảnh TM.
Hình 2.1. Đo kích th−ớc thất trái bằng siêu âm 2D trên mặt cắt cạnh ức trục dài
• Trình tự đo thể tích thất trái bằng ph−ơng pháp Simpson.
1. Hiển thị hình ảnh 4 buồng tim từ mỏm cuối tâm tr−ơng, ấn phím “phép đo”, chọn “SIMPSON”. Dịch chuyển dấu (+) đến điểm bắt đầu màng nội mạc thất tráị
2. ấn phím “đánh dấu”, dùng bóng dịch chuyển dấu đo theo vết nội mạc thất tráị
3. ấn phím “đánh dấu”. Máy đóng hết đ−ờng vẽ viền nội mạc và hiển thị đ−ờng trục dài và 20 đ−ờng ngang.
4. Hiển thị hình ảnh 4 buồng từ mỏm tim ở cuối tâm thu, ấn phím (X), dấu (+) hiện rạ Làm tiếp t−ơng tự nh− trên hình ảnh tâm tr−ơng của thất tráị
5. Hiển thị hình ảnh 2 buồng từ mỏm cuối tâm tr−ơng, ấn phím (X). Dấu (+) xuất hiện và đ−ợc dịch chuyển đến điểm bắt đầu vết nội mạc thất tráị
6. ấn phím ”đánh dấu”, dùng bóng dịch chuyển dấu đo theo vết nội mạc thất tráị
7. ấn phím “đánh dấu”. Hệ thống đóng vết và hiển thị đ−ờng trục dài và 20 đ−ờng ngang.
8. Hiển thị hình ảnh 2 buồng từ mỏm cuối tâm thu, ấn phím “X”, dấu (+) hiện rạ Dùng vết của nội mạc thất trái để xác định đ−ờng trục dài và 20 đ−ờng ngang.
Cuối cùng, máy sẽ tính toán EDV, ESV và EF.
Hình 2.2. Hình ảnh mặt cắt 4 buồng tim từ mỏm ph−ơng pháp Simpson tính chức năng tâm thu thất trái
Hình 2.3. Hình ảnh mặt cắt 2 buồng tim từ mỏm ph−ơng pháp Simpson tính chức năng tâm thu thất trái
• Đánh giá và tính điểm vận động vùng thành thất trái:
Đánh giá và tính điểm vận động vùng thành thất trái dựa trên đặc tính co và độ dầy của từng đoạn vùng riêng biệt, chia thất trái ra thành ba phần, phần đáy và phần giữa lại đ−ợc chia nhỏ ra thành 6 đoạn vùng, phần mỏm tim đ−ợc chia thành 4 đoạn vùng. Tất cả 16 đoạn vùng thành thất trái đ−ợc đánh giá và tính điểm từ các mặt cắt khác nhau trong quá trình siêu âm - Doppler tim.
- Mặt cắt cạnh ức trục dài bao gồm 3 đoạn vùng vách liên thất tr−ớc và 2 đoạn vùng thành saụ
- Mặt cắt 4 buồng từ mỏm tim bao gồm 2 đoạn vùng vách liên thất và 3 đoạn vùng thành bên.
- Mặt cắt 2 buồng từ mỏm bao gồm 3 đoạn vùng thành tr−ớc và 3 đoạn vùng thành d−ớị
- Kiểm tra lại nếu cần bằng mặt cắt trục ngắn.
Điểm số từng đoạn vùng đ−ợc tính: 1 điểm cho vận động vùng bình th−ờng, 2 điểm cho giảm vận động, 3 điểm cho mất chức năng vận động, 4 điểm cho vận động nghịch th−ờng và 5 điểm cho phình thành tim.
Hình 2.4. Các đoạn vùng thành thất trái cho việc tính điểm vận động trên các mặt cắt siêu âm tim