Về phía học sinh

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học đại số tổ hợp lớp 11 (Trang 30 - 32)

23

Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả điều tra học sinh về ý thức học tập môn Toán Trƣờng THPT Chiềng Sinh (120 HS) Thuận Châu (112 HS) Nội trú Tỉnh Sơn La (105 HS)

HS chưa có ý thức cao trong học tập 35 32 15 HS học tập thụ động theo yêu cầu của GV 65 58 62 HS chủ động, tích cực, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức (có sử dụng một số năng lực TDPP để chắt lọc các kiến thức)

20 22 28

* Nhận xét:

Học sinh hiện có đang học cách TDPP hay không? Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác vì thói quen học thụ động vẫn chiếm đa số (chiếm khoảng 54,89%), vấn đề đổi mới PPDH ở các trường phổ thông vẫn mang tính khẩu hiệu, chưa có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, đối với những học sinh nhận thức tốt, có sự hứng thú trong học tập (chiếm khoảng 20,78%) thì năng lực TDPP được các em thực hiện tương đối tốt. Những câu hỏi dạng: “Vì sao?”, “Tại sao?” thường được các em đặt ra và đòi hỏi phải được giải đáp.

Một số lượng không nhỏ (chiếm khoảng 24,33%) học sinh quá lười học, thậm chí rỗng kiến thức cơ bản cũng rất cần được các thầy cô quan tâm, phụ đạo và bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt.

Qua điều tra học sinh, sau khi học một số nội dung phần Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích 11, các em có chung nhận xét là thấy phần lý thuyết và bài tập có liên quan đến thực tế nên thấy thiết thực và có nhu cầu tìm hiểu; dễ dàng lấy được các ví dụ và tìm được đáp án nhanh. Bên cạnh đó các em nhận thấy có một số khó khăn như sau:

24

- Khi đọc định nghĩa và cách xây dựng công thức tính số các chỉnh hợp và tổ hợp thì bắt đầu thấy khó hiểu và trừu tượng.

- Khi làm bài tập thì dễ nhầm lẫn giữa các quy tắc cộng và quy tắc nhân, giữa hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp.

- Khi trình bày lời giải thường không đủ ý vì các em chỉ quan tâm tới kết quả.

- Nghĩ không ra cách giải, nhưng xem lời giải thì thấy dễ hiểu, lúng túng không biết khi nào thì dùng tổ hợp, khi nào thì dùng chỉnh hợp.

Toán tổ hợp có nhiều bài toán khó, xuất hiện trong các đề thi đại học, đề thi chọn học sinh giỏi các cấp nhưng bên cạnh đó cũng có những bài toán thực tế, đơn giản gắn liền với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của con người. Vì thế mà toán tổ hợp vẫn luôn thu hút được được sự quan tâm và hứng thú của nhiều nhà toán học trên thế giới, các thầy cô giáo và các em học sinh yêu thích môn Toán.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học đại số tổ hợp lớp 11 (Trang 30 - 32)