Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 83 - 101)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chưa làm tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người nộp thuế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng những vẫn còn có những hạn chế.

+ Hình thức tuyên truyền còn cứng nhắc, chủ yếu là thuyết trình phổ biến văn bản chính sách.

+ Nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, hầu hết chỉ phổ biến lại các quy định mà chưa giải thích rõ bản chất của quy định đó, nên chất lượng công tác tuyên truyền chưa cao. Do chưa hiểu được bản chất của sự việc, quyền lợi trách nhiệm của mình, dẫn đến người nộp thuế còn khai sai, thiếu trung thực.

+ Do đối tượng nộp thuế nhiều, trình độ không đồng đều, việc kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì phức tạp, nhất là khai tổng hợp, do vậy khi người nộp thuế kê khai thuế sẽ gặp khó khăn.

- Trình độ năng lực của cán bộ công chức thuế ở cấp cơ sở khả năng tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế cho người nộp thuế còn hạn chế. Mặt khác do địa bàn rộng nên không thường xuyên bám sát địa bà để tăng cường công tác quản lý thuế.

- Công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không chỉ có ngành Thuế, mà còn có các ban, ngành ở địa phương tham gia quản lý. Do vậy việc phối hợp không tốt sẽ dẫn đến công tác quản lý thuế gặp khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện theo các phương hướng sau:

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ về đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

- Phối hợp với các ngành, các cấp nhằm quản lý tốt các đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân hộ gia đình, kiểm soát đối tượng chịu thuế nhằm quản lý hết diện tích đất chịu thuế đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đảm bảo công bằng trong việc thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Tháo gỡ những khó khăn trong việc kê khai thuế, lập tờ khai thuế, khai tổng hợp đối với hộ có nhiều mảnh đất, hộ vắng chủ, hộ không kê khai thuế, hộ mới được cấp đất, hộ giao đất, đối tượng được thuê đất, hộ lấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích trong việc thực hiện luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Đề xuất các trường hợp miễn thuế, giảm thuế mà chính sách thuế chưa qui định liên quan đến vấn đề miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất phi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nông nghiệp như các đối tượng chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng nhưng không đứng tên trong trên giấy chứng nhận QSDĐ.

- Hoàn thiện từng bước công việc và đề ra những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế hành chính sách pháp luật về thuế

Công tác tuyên truyền chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh là một vấn đề hết sức quan trọng, cần thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú như:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh thường xuyên đưa nội dụng tuyên truyền chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vào chuyên mục “Thuế với của sống” phát thường kỳ hàng tháng. Phối hợp với Báo Bắc Ninh thực hiện đăng những nội dụng tuyên truyền liên quan đến công tác khai tổng hợp…

Tiếp tục tuyên truyền trên các đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn nội dung chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thông qua các đĩa CD.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên các xã, phường, thị trấn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đối tượng tập trung vào lực lượng đoàn viên thanh niên. Đây là lực lượng quan trọng trong việc chấp hành chính sách thuế.

- Phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo các huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến các em học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sinh. Thực hiện những giờ ngoại khóa nói về thuế để giúp các em có những hiểu biết nhất định về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, sau này các em có ý thức chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế nói chung cũng như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nói riêng.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền chính sách cho cán bộ làm việc trực tiếp ở các đội thuế xã, phường, thị trấn, đây là đội ngũ cán bộ hàng ngày tiếp xúc với đối tượng nộp thuế.

4.2.2. Kiện toàn ban chỉ đạo các cấp

Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, không chỉ có ngành thuế mà cần phải có sự phối hợp chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể. Do vậy ban chỉ đạo thực hiện luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở các cấp từ tỉnh, huyện đến xã phải thường xuyên được kiện toàn nhằm nâng cao vài trò chỉ đạo của các cấp chính quyền.

Hàng năm UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn phải thực hiện rà soát danh sách cán bộ trong ban chỉ đạo, nếu có sự thay đổi vị trí công tác thì kiện toàn bổ sung kịp thời. Những đồng chí mới bổ sung vào ban chỉ đạo sẽ được tập huấn về chính sách thuế để nắm chắc những nội dung cơ bản của chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

4.2.3. Hoàn thiện quản lý đối với đối tượng nộp thuế.

Tăng cường quản lý đối với các đối tượng có từ 2 thửa đất trở lên thuộc đối tượng phải khai tổng hợp. Phối hợp với phòng Tài nguyên, UBND các xã kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế trên địa bàn phường, xã do mình quản lý để phát hiện ra các trường hợp còn sót, còn thiếu chưa kê khai. Rà soát lại việc cấp mã số thuế trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo 100% đối tượng kê khai nộp thuế SDĐPNN được cấp mã nhằm hỗ trợ cho công tác khai tổng hợp đạt hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trường hợp các đối tượng không tự giác kê khai, UBND xã, Phường chỉ đạo trưởng các thôn xóm, khu phố kết hợp với địa chính xã, phường, đội thuế, công an xã, phường về quản lý hộ tịch hộ khẩu tiến hành tổ chức kê khai; trường hợp cố tình không thực hiện khai tổng hợp thì xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Trên cơ sở đó, Đội thuế thông báo số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu 01/SDĐPNN và tờ khai tổng hợp mẫu 03/SDĐPNN cho đối tượng nộp thuế.

Bàn giao toàn bộ các dự án của tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở để bán; các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để sản xuất kinh doanh nằm trên địa bàn huyện nào, thì bàn giao về cho Chi cục thuế huyện đó theo dõi quản lý. Như vậy sẽ thuận tiện cho việc quản lý, đồng thời Chi cục thuế có điều kiện phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường huyện kiểm tra diện tích đất thực tế sử dụng, mục đích sử dụng của các tổ chức, cá nhân.

4.2.4. Hoàn thiện quản lý đối với đối tượng chịu thuế

* Công tác kê khai thuế

Để công tác kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đảm bảo đúng quy định, đồng thời tiết kiểm được thời gian, nhân lực, giảm chi phí, Cơ quan thuế cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

- Kê khai thuế đối cá nhân, hộ gia đình có sử dụng đất để ở:

Hàng năm khi triển khai việc thực hiện kê khai thuế, cơ quan thuế tiếp tục phổ biến, hướng dẫn chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến tất cả đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã, phường, thị trấn. Đây là bước rất quan trọng có tính quyết định đến việc triển khai thực hiện các bước tiếp theo của công tác kê khai. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan Tài nguyên môi trường có trách nhiểm phổ biến, hướng dẫn đầy đủ những nội dung của Luật thuế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giải thích và xử lý tất cả những vướng mắc của cán bộ xã, phường, thị trấn. Thống nhất cách hiểu, cách làm để mọi người đều nắm được.

- Cán bộ tham gia thực hiện công tác kê khai: đội ngũ chủ trì tiến hành việc kê khai là các trưởng thôn (khu), lực lượng tham gia cùng với trưởng thôn(khu) thực hiện việc kê khai là kế toán thôn (khu).

Những căn cứ để quản lý, giám sát tình hình kê khai thuế của các cá nhân, hộ gia đình là số liệu về diện tích đất phi nông nghiệp từ sổ địa chính (hoặc sổ mục kê, sổ đăng ký biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của xã, phường, thị trấn.

- Phương pháp thực hiện kê khai thuế:

Trưởng thôn (tổ dân phố) căn cứ vào diện tích đất phi nông nghiệp từ sổ địa chính xã, phường, thị trấn trực tiếp đến từng hộ gia đình để kê khai diện tích đất ở mà các hộ đang sử dụng, thực hiện đối chiếu với diện tích trên sổ địa chính. Nếu có sự chênh lệch về diện tích phải thực hiện xác định rõ nguyên nhân, đồng thời phối hợp với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn để xử lý ngay những vướng mắc. Khi số liệu về diện tích đã đảm bảo chính xác thì thực hiện hướng dẫn hộ thực hiện kê khai vào các chỉ tiêu trong tờ khai. Trong quá trình kê khai diện tích đất ở của các cá nhân, hộ gia đình, nếu là hộ gia đình chính sách thuộc đối tượng giảm, miễn thuế thì hướng dẫn luôn hộ thực hiện các thủ tục, hồ sơ giảm miễn thuế theo quy định, để các hộ nắm được.

Đối với những hộ đã thống nhất được số liệu thì yêu cầu chủ hộ ký xác nhận vào tờ khai và thực hiện thu ngay tờ khai. Đối với những hộ chưa thống nhất được số liệu, chủ hộ chưa ký vào tờ khai, thì tổng hợp lại và phối hợp với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn xác định rõ nguyên nhân chênh lệch để có hướng giải quyết dứt điểm.

Căn cứ vào danh sách các hộ còn vướng mắc trong quá trình kê khai của các thôn (khu phố) gửi lên, đội thuế xã phối hợp với cán bộ địa chính xã, trưởng các thôn (khu phố) tiến hành đối chiếu, rà soát xác định rõ nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhân có sự chênh lệch giữa diện tích thực tế sử dụng với diện tích trên sổ địa chính, thống nhất cách xử lý.

Khi xác định rõ được nguyên nhân chênh lệch, trưởng thôn (khu phố) làm việc trực tiếp với các hộ, giải thích cho các hộ nắm được và thống nhất số liệu về diện tích đất của hộ, yêu cầu các hộ ký xác nhận vào tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo đúng quy định và thực hiện thu ngay tờ khai.

Trường hợp trưởng thôn (khu phố) làm việc với các chủ hộ nhưng vẫn chưa thống nhất về diện tích, chủ hộ chưa ký xác nhận vào tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định, thì trưởng thôn (khu phố) mời hộ gia đình làm việc trực tiếp với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn để xác định rõ nguyên nhân chênh lệch và có hướng xử lý để các hộ thực hiện kê khai.

- Đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất: hàng quí cơ quan thuế phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra đối chiếu các trường hợp thuê đất, sử dụng đất chuyển mục đích, chuyển quyền thuê đất để tiến hành điều chỉnh lại tờ khai cho phù hợp với thực tế sử dụng. Phối hợp với các ngành có liên quan như Thanh tra, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên báo cáo với UBND tỉnh ra quyết định kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng đất sai mục đích để uốn nắn và áp dụng mức thuế cho phù hợp.

- Đối với đất cấp trái thẩm quyền: cơ quan thuế phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp xác định rõ tình trạng đất phù hợp với qui hoạch, không có tranh chấp, thì thông báo công khai áp dụng mức thuế suất 0,03%, còn các trường hợp khác như đất vượt hạn mức, lấn chiếm thì áp dụng thuế suất từ 0,07 đến 0,2%.

* Xác định giá đất

- Đối với đất ở đô thị, đất ở ven quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện ngoài đô thị: Việc xác định vị trí thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành hàng năm quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để xác định khu vực, vị trí cho từng thôn, xóm, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triệu tập cuộc họp gồm các thành phần: lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn, cán bộ địa chính, cán bộ tài chính, cán bộ đội thuế, các ban ngành đoàn thể trong xã, trưởng các thôn, xóm.

Căn cứ quy định cách xác định vị trí, khu vực đối với đất ở nông thôn được quy định trong các quyết định hàng năm của UBND tỉnh.

Căn cứ vào vị trí địa lý của từng thôn, xóm (như đường giao thông, lợi thế về kinh doanh thương mại, các công trình phúc lợi công cộng…) để thực hiện xác định khu vực cho từng thôn, xóm trong xã, phường, thị trấn (thuộc khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3) cho phù hợp và đúng với quy định.

Trưởng các thôn, xóm thực hiện vẽ sơ đồ các đường trục chính trong thôn, xóm mình phụ trách, đối với các hộ nằm ở mặt tiền tại các đường trục chính được xác định là vị trí 1, sau đó là các vị trí tiếp theo. Khi xác định vị trí, không nhất thiết phải lần lượt từ vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4. Tùy theo điều kiện thực tế có thể mặt tiền là vị trí 1, sau đó có thể là vị trí 3…Việc xác định vị trí phải đảm bảo công bằng trên cơ sở lấy ý kiến thống nhất của hội nghị, đồng thời đúng quy định. Việc xác định vị trí phải đảm bảo công bằng giữa các hộ nộp thuế trong cùng thôn, xóm.

Khi đã xác định được vị trí lô đất của từng hộ, trưởng thôn, xóm thực hiện niêm yết công khai để các hộ trong thôn, xóm tự kiểm tra, giám sát. Nếu có những bất hợp lý trong xác định vị trí lô đất của các hộ thì thực hiện điều

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 83 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)