Đánh giá công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 101)

5. Bố cục của luận văn

2.3.5. Đánh giá công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh

Bắc Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 2011 - 2013 3.1. Khái quát đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh có ảnh hƣởng của đến công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Về địa lý

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có giới hạn hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hương Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823 km2

với dân số 1.038.229 người. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính(1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) với tổng số 126 xã, phường, thị trấn (100 xã, 20 phường và 6 thị trấn).

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3-7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, huyện Gia Bình. Các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60-100m

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhìn từ vệ tinh, Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hinh tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 24oC; lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500mm nhưng phân bổ không đều trong năm.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,272 km2; diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.

b) Tài nguyên khoáng sản

Đặc điểm địa chất của Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, do vậy Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong đó đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thộc phạm vị các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du; đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tại khu vực phường Thị Cầu thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là nguồn tai nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bổ hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

Bắc Ninh đất Kinh Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm ẩn những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sang tạo để thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc Ninh có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển từ khi tái lập tỉnh, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp độ phát triển kinh tế luôn giữ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Số liệu thống kê năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng * Giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375 km đường quốc lội trải nhựa, 290 km đường tỉnh lội phần lớn được trải nhựa và hơn 3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000km được trải bê tông và lát gạch.

* Bưu chính - viễn thông

Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tinh, bưu chính - viễn thông luôn được coi là một ngành đặc biệt quan trọng góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và quốc gia. Vì vậy, Nhà nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dựng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Những năm đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động bưu chính viễn thông là Bưu điện tỉnh, đến nay đã có thêm 3 đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet tuy mới xuất hiện nhưng đã phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ước có 35.000 máy vi tính, 52 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

3.1.2.4. Đời sống xã hội

Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra thu hút khách du lịch còn phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sức văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bắc Ninh, miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn (xã Tam Sơn - Từ Sơn), địa phương duy nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ trong đó có 2 trạng nguyên. Truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiếu học đất Kinh Bắc năm xưa đã và đang được lớp lớp con cháu kế thừa và phát huy. Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo hướng chuẩn hoá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trường ở các ngành học, bậc học được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Theo đó chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao so với cả nước. Đặc biệt, Bắc Ninh luôn được xếp vào nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước. Đi liền với các thành tích trên, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thức thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học từ tỉnh, huyện đến các thôn làng, dòng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà.

Những thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, cùng với truyền thống cách mạng, năng động sáng tạo, truyền thống hiếu học, những ưu đãi của thiên nhiên và nét văn hoá đặc sắc của người dân Kinh Bắc là nguồn tài sản quý báu của tỉnh Bắc Ninh, tạo cơ sở vững chắc để hội nhập và phát triển.

3.1.3. Khái quát về Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

Cục thuế tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 1133/QĐ/TCCB, ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh, thời gian chính thức đi vào hoạt động của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh là từ ngày 01/01/1997.

Khi mới thành lập, cơ cấu bộ máy của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh theo Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990, Thông tư số 38/TCCB ngày 25/8/1990

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của Bộ Tài chính, Cục thuế Bắc Ninh có 7 phòng và 6 Chi cục thuế trực thuộc, tổng số CBCC là 360 cán bộ.

Năm 1999, Cục thuế Bắc ninh có 8 Chi cục thuế và 9 Phòng thuộc văn phòng Cục, trong đó có Phòng quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập mới.

Năm 2004, thực hiện Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh gồm 8 chi cục thuế và 10 Phòng thuộc văn phòng Cục thuế, số CBCC là 382 cán bộ.

Đến năm 2013, cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh gồm 8 chi cục thuế và 13 Phòng thuộc văn phòng Cục thuế, tổng số cán bộ công chức là 497 cán bộ.

Từ năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, thu ngân sách do Cục thuế tỉnh Bắc Ninh thực hiện đạt 170 tỷ đồng, năm 2000 đạt 245 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.067 tỷ đồng, gấp 4,4 lần năm 2000 và Năm 2013 thu đạt 6.506 tỷ đồng, gấp 26,5 lần so với năm 2000.

3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Tuyên truyền chính sách thuế

3.2.1.1. Tuyên truyền trực tiếp

Ngay trong tháng 12/2011, Cục thuế Bắc Ninh đã tổ chức 01 buổi tập huấn trực tiếp nội dung luật và các văn bản hướng dẫn về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho 1.481 đồng chí là các thành viên trong BCĐ tỉnh, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố và BCĐ các xã, phường, thị trấn. Việc thực hiện tập huấn tập trung này đã có tác dụng giảm được thời gian tập huấn của cấp huyên, thị xã, thành phố; nội dung chính sách thuế được phổ biến, hướng dẫn cụ thể đến các đồng chí trực tiếp triển khai thực hiện ở cấp xã,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phường là trưởng thôn, khu phố. Ngoài ra tại các Chi cục thuế đã tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cán bộ trực tiếp triển khai ở đội thuế xã, phường, thị trấn.

3.2.1.2. Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng

Cục thuế đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện công tác tuyên truyền luật thuế và các văn bản hướng dẫn dưới luật đến đối tượng nộp thuế và toàn thể nhân dân tại địa phương cụ thể như sau :

Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Bắc Ninh thực hiện tuyên truyền các nội dung chính về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, phát trên chuyên mục „Thuế với cuộc sống” trên mười kỳ phát hình.

Phối hợp với Báo Bắc Ninh đăng 12 bài viết bao gồm trích đăng nội dung luật luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện luật thuế của tỉnh, huyện, xã.

Phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thông qua các buổi thông tin hàng tháng và đăng trên bản tin sinh hoạt chi bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)