Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.1.2.1. Khái niệm quản lý thuế

Hiện nay còn tồn tại nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Thuật ngữ quản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau như: kinh tế học, hành chính học, luật học, xã hội học...đề sử dụng thuật ngữ quản lý với nội dung phù hợp đối tượng nghiên cứu của từng chuyên ngành.

Dưới góc độ chung của các chuyên ngành khoa học, “Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho một hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt được những mục đích đã định trước” (Giáo trình “Quản lý chất lượng”, Nxb Đại học KTQD, năm 2010)

Trong cuốn giải thích thuật ngữ pháp lý Việt Nam có giải thích: “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Nó nhằm chỉ một tập hợp các hoạt động cần thiết phải được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung”. Có một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ số định nghĩa về quản lý được ghi nhận ở các tài liệu khác: “Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan”. Hoặc “Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra...các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.

Quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội kể từ khi có Nhà nước và gắn với quyền lực nhà nước. Quản lý thuế trước hết và quan trọng nhất thuộc trách nhiệm của Nhà nước, cho nên người ta thường quan niệm quản lý thuế

là quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế. Tuy nhiên, hiện nay để quản lý thuế

có hiệu quả, ở những mức độ nhất định có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế của Nhà nước. Thuế vẫn là hình thức động viên tài chính chủ yếu của Nhà nước. Như vậy, thuế được sinh ra từ Nhà nước, tồn tại dựa vào quyền lực của Nhà nước và nhằm thỏa mãn phần lớn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Bởi vậy, ngay từ khi thuế ra đời, hoạt động quản lý thuế đã trở thành hoạt động tất yếu của Nhà nước.

Quan hệ thu nộp thuế không chỉ là quan hệ quyền lực và nghĩa vụ mà nó còn là quan hệ lợi ích phát sinh giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, thu nộp thuế bao giờ cũng là quan hệ khá phức tạp. Không những thế, hoạt động thu thuế của Nhà nước còn nhằm mục đích hiện thực hóa các mục tiêu của hệ thống chính sách thuế như: tác động đế thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng dẫn tiêu dùng và điều hòa thu nhập dân cư đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội. Tầm quan trọng và tính chất đặc biệt của thuế, nên Nhà nước luôn phải tìm ra phương thức quản lý sao cho có hiệu quả nhất để nhằm được mục tiêu và phát huy tối đa vai trò của thuế trong đời sống thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo Luật quản lý thuế Trung Quốc: “Quản lý thuế là một chuỗi các hoạt động bảo đảm mục tiêu thu ngân sách nhà nước bao gồm: quản lý đăng ký thuế, quản lý sổ sách chứng từ, quản lý khai báo nộp thuế, truy thu tiền thuế, kiểm tra thuế và đảm bảo trách nhiệm pháp luật về thuế”.

Điều 3, Luật quản lý thuế hiền hành của Việt Nam quy định các nội dung quản lý thuế gồm: “ Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiêm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế”

1.1.2.2. Nguyên tắc về quản thuế

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

- Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:

+ Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;

+ Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

+ Không vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan trong hai năm liên tục; + Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật; + Thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử;

+ Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê; + Có kim ngạch xuất khẩu,

1.1.2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1012, thay thế cho Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992. Luật thuế SDĐPNN được áp dụng nhằm góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với sử dụng đất phi nông nghiệp, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Với nội dung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lý nhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng bỏ trống nhà ở, đất ở. Đồng thời trên cơ sở khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà đất trước đây, thuế SDĐPNN sẽ góp phần hạn chế đầu cơ đất đai thông qua quy định về thuế suất, bởi nguyên tắc cơ bản nhất của thuế SDĐPNN là ai sử dụng nhiều đất sẽ phải trả thuế nhiều hơn người sử dụng diện tích đất ít. Số thuế phải nộp hàng năm sẽ được xác định dựa trên căn cứ là diện tích đất, giá đất và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên giá đất. Để bảo đảm sự phù hợp và tạo thuận lợi trong thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, tại Khoản 1, Điều 7 Luật Thuế SDĐPNN quy định mức thuế suất luỹ tiến theo diện tích đất, dựa vào số lần hạn mức. Theo đó, với diện tích đất sử dụng bằng hoặc thấp hơn hạn mức (trong hạn mức) thì áp dụng tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0,03%; mức thuế suất 0,07% được áp dụng đối với phần diện tích đất vượt trên hạn mức đến 3 lần hạn mức. Đối với phần diện tích đất phi nông nghiệp sử dụng vượt quá 3 lần hạn mức thì áp dụng mức thuế suất 0,15% (gấp 5 lần mức thuế suất áp dụng đối với diện tích đất sử dụng trong hạn mức). Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn, do đây là sắc thuế mới có phạm vi điều chỉnh rộng, cả về đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế. Về đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật, chủ yếu là đất ở, đất dùng vào SXKD, trong khi đó cơ sở dữ liệu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập.Về đối tượng nộp thuế là quá lớn trên 300.000 đối tượng nộp thuế (bao gồm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện kê khai nộp thuế). Chính vì vậy, khi triển khai Luật thuế SDĐPNN còn có nhiều vướng mắc phát sinh từ thực tế, trong đó phải kể đến tình trạng ở các xã, phường, thị trấn còn không ít các hộ có quyền sử dụng đất ở tại địa phương nhưng đang làm ăn dài ở địa phương khác; hoặc người ở nơi khác đến mua đất của địa phương, đất đã qua mua bán chuyển nhượng, đất của cha mẹ, ông bà thừa kế cho con, cháu… nhưng chưa lập thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng… Ngoài ra, thông tin yêu cầu trong việc xác lập hồ sơ khai thuế theo quy định tại các mẫu Tờ khai thuế quá nhiều, tính toán phức tạp nên dễ nhầm lẫn, sai sót. Nhất là việc xác lập thông tin để lập tờ khai tổng hợp đối với các hộ có nhiều thửa đất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố khác với xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Mặt khác thuế sử dụng đất phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất cao đối với đất lấn chiếm, đất chưa sử dụng, đất sử dụng sai mục đích, đất ở vượt hạn mức từ đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và sử dụng đất một cách có hiệu quả, tiết kiệm nhất. Ngoài ra Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp còn qui định về chính sách miễn giảm thuế rộng hơn pháp lệnh thuế nhà đất, liên quan đến nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước như những người hoạt động trước ngày 19/8/1945, nạn nhân chất độc màu da cam,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ con liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh 3/4, 4/4 người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4, bệnh binh 2/3, 3/3.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy: việc hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm quản lý tốt đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, miễn giảm thuế, thu nộp thuế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất có hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội.v.v, là rất cần thiết. .

1.1.2.4. Nội dụng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp a. Tuyên truyền chính sách thuế

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số lượng đối tượng nộp thuế lớn, trình độ không đồng đều, mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Vì vậy công tác tuyên truyền chính sách thuế đến đội ngũ cán bộ thuế thực thi nhiệm vụ và người nộp thuế là rất quan trọng.

Tổ chức xây dựng kế hoạch tuyên truyền chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cụ thể, khoa học. Xác định rõ đối tượng cần tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, phương tiên tuyên truyền. Trên cơ sở đó, chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể địa phương triển khai thực hiện kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương để định hướng, cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền trên báo, tạp chí, hệ thống thông tin cơ sở, đài phát thanh và truyền hình địa phương nhằm chuyển tải các quy định của Luật thuế đến người dân được thường xuyên, liên tục. Xây dựng các khẩu hiệu tuyên truyền về chính sách thuế ở tại các Chi cục thuế, nơi công cộng.

Tranh thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan Tài nguyên môi trường để phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hội nghị tập huấn, phổ biến, quán triệt đầy đủ các nội dung của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho các đối tượng có liên quan trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Tổ chức chỉ đạo, điều hành triển khai chính sách thuế

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là chính sách có số đối tượng nộp thuế lớn, việc triển khai thực hiện chính sách thuế có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành. Vì vậy UBND các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện luật thuế sử dụng đất nông nghiệp từ cấp tỉnh, huyện, xã. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo để phối hợp triển khai thực hiện chính sách thuế đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

c. Quản lý tổ chức, cá nhân nộp thuế

* Cấp mã số thuế:

- Người nộp thuế được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định để thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì mã số thuế đã cấp được tiếp tục sử dụng trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với ngân sách nhà nước.

- Thủ tục cấp mã số thuế :

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, thủ tục đăng ký cấp mã số thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh: hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế là hồ sơ khai thuế phải nộp của năm đầu tiên, bao gồm: tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/TK-SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính; bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ +Trường hợp NNT chưa có mã số thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì Chi cục Thuế căn cứ hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế thực hiện cấp mã số thuế và thông báo mã số thuế cho NNT. Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh được cơ quan thuế ghi trên Thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

+ Trường hợp NNT có nhiều hơn một thửa đất, thì NNT phải nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại một trong các Chi cục Thuế nơi có thửa đất chịu thuế. Trường hợp nơi đăng ký hộ khẩu trùng với nơi có thửa đất chịu thuế, thì NNT phải thực hiện nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại Chi cục Thuế nơi có hộ khẩu thường trú.

+ Trường hợp có nhiều người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận, thì người đại diện theo uỷ quyền hợp pháp của những người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận được cấp mã số thuế. Mã số thuế của người đại diện được sử dụng để khai, nộp thuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện chịu thuế trên cùng một tỉnh/thành phố hoặc khai thuế, nộp thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 45)