5. Bố cục của luận văn
1.3. Khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một sắc thuế mới, kế thừa và phát triển dựa trên chính sách về thuế nhà đất. Nhưng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã xây dựng theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, bổ sung thêm đối tượng không chịu thuế, thay đổi cơ bản về căn cứ và phương pháp tính thuế, mở rộng đối tượng giảm miễn thuế. Chính vì vậy công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có nhiều thay đổi, đồng thời phức tạp hơn so với chính sách thuế nhà đất.
Đặc san tuyên truyền pháp luật số 11/2010, chủ đề Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã đề cập đến thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới:
Ở nhiều nước, nhất là các nước tư bản, nhà và đất phổ biến thuộc sở hữu tư nhân. Do đó đã từ lâu, Nhà nước thường ban hành thuế nhà và đất mang tính chất là loại thuế tài sản đánh vào bất động sản của tư nhân. Đặc điểm nổi bật của loại thuế này là đối tượng nhà, đất bị đánh thuế khá rộng lớn, lại công khai, rõ ràng, ổn định, công tác quản lý thuế tương đối đơn giản... Về kinh tế, thuế nhà, đất có tác dụng tích cực hướng việc sử dụng tiền vào các mục đích đầu tư phát triển kinh tế có hiệu quả hơn là mua sắm bất động sản, đồng thời hướng dẫn sử dụng nhà đất hợp lý, tiết kiệm. Về tài chính, đây là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương với dự kiến số thu có thể tính trước khá chính xác, tương đối ổn định, cơ sở đánh thuế khó che dấu; với mức động viên thấp, thuế nhà, đất phổ biến không ảnh hưởng lớn đến thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhập của người nộp thuế. Vấn đề thường được đặt ra trong việc đánh thuế bất động sản là cách xử lý về thuế đối với nhà và đất: tính gộp chung hay tính riêng. Có những nước đưa toàn bộ đất đai và các vật thể kiến trúc trên đất vào diện đánh thuế chung với đất, ở Malaysia, bộ luật đất đai nêu khái niệm: “đất bao gồm cả đất đai, nhà cửa, cây cối, đầm ao… gắn liền với đất”. Do đó, giá trị đất làm căn cứ tính thuế bao gồm cả giá trị các vật thể gắn liền với đất. Đa số các nước trên thế giới lại quy định việc đánh thuế riêng trên giá trị đất, giá trị nhà, như ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); các nước Châu Á như Đài Loan, Philippines… cũng áp dụng chế độ thuế đánh riêng trên giá trị nhà, giá trị đất.
Thông qua chính sách thuế đánh trên bất động sản, có thể thấy được chính sách khuyến khích hay không khuyến khích việc sử dụng đất cho những mục tiêu nhất định, vào những thời kỳ nhất định của mỗi Nhà nước. Muốn hoàn chỉnh thuế tài sản đối với đất, trước tiên là phải quản lý được quỹ đất, phải quan tâm đến việc xác định được giá đất và mức thuế suất phù hợp, để việc sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả.
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu liên quan đến thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như:
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Thị Thanh Hảo, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu “Giải pháp nâng cao số thu thuế từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam”. Trên cơ sở lý thuyết về đánh thuế tối ưu và bài học kinh nghiệm của một số nước, tác giả đã đề xuất các phương án nâng cao số thu thuế thông qua việc nâng cao thuế suất, mở rộng cơ sở thuế và nâng cao hiệu quả hành thu thuế. Việc nghiên cứu đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hành thu chỉ ở tầm vĩ mô, chưa cụ thể. Do vậy để áp dụng ở các xã, phường, thị trấn là chưa thực tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ,
chất lượng quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của tỉnh Thái Ng
. Tác giả đã đánh giá chất lượng quản lý thuế, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn
; giải pháp về nâng cao nhận thức của đối tượng nộp thuế. Những giải pháp tác giả đưa ra tập trung chủ yếu vào quy trình và mô hình quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, chưa đề cặp tới các vấn đề cụ thể như: quản lý đối tượng nộp thuế; quản lý đối tượng chịu thuế; quản lý thu nộp thuế; quản lý miễn giảm thuế.v.v.
Mặc dù đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về công tác quản lý thuế phi nông nghiệp ở một số địa phương ; tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “ Hoàn thiện quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Đây chính là vấn đề đang đặt ra cần nghiên cứu và là đề tài mà tác giả đã lựa chọn .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh?
- Trong giai đoạn 2011 - 2013 thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra như thế nào?
- Để hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
–
.
2.2.2
đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
, định hướng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Bắc Ninh, số liệu thống kê Bắc Ninh năm 2011, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, báo cáo công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2011 đến 2013. Ngoài ra, còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo ngành thuế, các cán bộ quản lý, cán bộ đội thuế xã, phường, thị trấn có kinh nghiệm trong công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại cơ sở.
2.2.5. Phương pháp so sánh
Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét đánh giá công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, so sánh giữa các năm. Từ đó, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Quản lý tổ chức, cá nhân nộp thuế
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng đối tượng có sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng chịu thuế. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.
2.3.2. Quản lý diện tích đất chịu thuế
Là chỉ tiêu phản ánh diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng chịu thuế. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.
2.3.3. Quản lý thu nộp thuế
Là chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Là chỉ tiêu kết quả xét giảm, miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp(số đối tượng, số thuế giảm, miễn) chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.
2.3.5. Đánh giá công tác quản lý thuế sửdụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 2011 - 2013 3.1. Khái quát đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh có ảnh hƣởng của đến công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Về địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có giới hạn hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hương Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823 km2
với dân số 1.038.229 người. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính(1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) với tổng số 126 xã, phường, thị trấn (100 xã, 20 phường và 6 thị trấn).
3.1.1.2. Địa hình, khí hậu
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3-7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, huyện Gia Bình. Các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60-100m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhìn từ vệ tinh, Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hinh tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 24oC; lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500mm nhưng phân bổ không đều trong năm.
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,272 km2; diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.
b) Tài nguyên khoáng sản
Đặc điểm địa chất của Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, do vậy Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong đó đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thộc phạm vị các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du; đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tại khu vực phường Thị Cầu thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là nguồn tai nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bổ hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
Bắc Ninh đất Kinh Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm ẩn những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sang tạo để thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
3.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc Ninh có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.
Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.
Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển từ khi tái lập tỉnh, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp độ phát triển kinh tế luôn giữ ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Số liệu thống kê năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng * Giao thông
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng