Đặc điểm Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 56 - 59)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế Xã hội

Bắc Ninh đất Kinh Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm ẩn những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sang tạo để thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc Ninh có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển từ khi tái lập tỉnh, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp độ phát triển kinh tế luôn giữ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Số liệu thống kê năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng * Giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375 km đường quốc lội trải nhựa, 290 km đường tỉnh lội phần lớn được trải nhựa và hơn 3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000km được trải bê tông và lát gạch.

* Bưu chính - viễn thông

Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tinh, bưu chính - viễn thông luôn được coi là một ngành đặc biệt quan trọng góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và quốc gia. Vì vậy, Nhà nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dựng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Những năm đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động bưu chính viễn thông là Bưu điện tỉnh, đến nay đã có thêm 3 đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet tuy mới xuất hiện nhưng đã phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ước có 35.000 máy vi tính, 52 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

3.1.2.4. Đời sống xã hội

Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra thu hút khách du lịch còn phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sức văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bắc Ninh, miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn (xã Tam Sơn - Từ Sơn), địa phương duy nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ trong đó có 2 trạng nguyên. Truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiếu học đất Kinh Bắc năm xưa đã và đang được lớp lớp con cháu kế thừa và phát huy. Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo hướng chuẩn hoá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trường ở các ngành học, bậc học được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Theo đó chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao so với cả nước. Đặc biệt, Bắc Ninh luôn được xếp vào nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước. Đi liền với các thành tích trên, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thức thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học từ tỉnh, huyện đến các thôn làng, dòng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà.

Những thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, cùng với truyền thống cách mạng, năng động sáng tạo, truyền thống hiếu học, những ưu đãi của thiên nhiên và nét văn hoá đặc sắc của người dân Kinh Bắc là nguồn tài sản quý báu của tỉnh Bắc Ninh, tạo cơ sở vững chắc để hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)