khi thực hiện qui trình lọc màng bụng liên tục ngoại trú.
1.3.3.1. Nhiễm trùng chân ống :
- Triệu chứng: chân ống sưng, tấy, đỏ, đau và có mủ - Xử trí: Rửa sạch chân ống theo hướng dẫn 2 lần / ngày và gọi điện cho bác sỹ. Nếu nhiễm trùng chân ống nặng phải lên bệnh viện nhập viện.
- Phòng ngừa: Giữ gìn chân ống khô, sạch
1.3.3.2. Rò rỉ dịch ở chân ống thông :
- Triệu chứng: dịch lọc màng bụng chảy ra ở chân ống thông, miếng gạc băng chân ống hoặc quần áo bị ướt
- Xử trí :
+ Cho dịch ra hết và ngừng thẩm phân + Báo cho điều dưỡng biết
- Phòng ngừa:
+ Tránh mang đồ nặng
+ Tránh những môn thể thao gây căng kéo catheter
1.3.3.3. Ống thông bị thủng.
- Triệu chứng : Dịch chảy từ ống thông qua lỗ thủng.
- Xử trí :
+ Kẹp ống thông ở phía trên lỗ thủng, dùng gạc vô trùng bịt chỗ thủng.
+ Đến ngay bệnh viện. - Phòng ngừa :
+ Không dùng kéo khi thay băng. + Không cạo lông bụng bằng dao. + Tránh gập ống thông.
1.3.3.4. Lây nhiễm ở đầu kết nối vô trùng.
- Triệu chứng :
+ Chỗ kết nối bị lỏng, tuột ra.
+ Sờ chạm vào phần vô trùng khi kết nối. - Xử trí :
+ Ngừng thay dịch và báo cho điều dưỡng biết. - Phòng ngừa :
+ Rửa tay cẩn thận trước khi thực hiện các thao tác.
+ Nơi thay dịch phải có đủ ánh sáng.
+ Khi kết nối phải chú ý tránh chạm vào những điểm vô trùng[12][18].
Chỳ ý những điểm nối dễ là nguyờn nhõn gõy nhiễm trựng dịch lọc.
1.3.3.5. Dịch lọc màng bụng có máu.
- Triệu chứng : dịch xả ra có màu đỏ hoặc màu hồng. - Xử trí :
+ Thay dịch vài lần đến khi dịch ra trong.
+ Nếu tình trạng chảy máu không cải thiện hoặc túi dịch vẫn đỏ nhiều thì phải lên bệnh viện.
- Phòng ngừa :
+ Tránh khiêng vác đồ vật nặng.
+ Tránh các môn thể thao mạnh.[6][32].