Giải pháp về phát triển kinh tế nhiều thành phần

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 130 - 131)

5. Bố cục luận văn

4.2.5. Giải pháp về phát triển kinh tế nhiều thành phần

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để các thành phần kinh tế đƣợc phát triển, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thực sự là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục thực hiện việc củng cố, sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, làm cho DNNN thực sự đủ mạnh, có đủ khả năng dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các DNNN không cần giữ 100% vốn. Ƣu tiên bán cổ phần cho ngƣời lao động và mở rộng việc bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ. Giao, bán, khoán, cho thuê các DNNN có quy mô nhỏ mà Nhà nƣớc không cần nắm giữ; sáp nhập, giải thể, phá sản các DNNN thua lỗ kéo dài.

- Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, nhanh chóng hoàn thành các hợp tác xã cũ theo Luật HTX; khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết giữa HTX với DNNN và doanh nghiệp tƣ nhân. Tổ chức tốt các phƣơng thức sản xuất hợp tác, các hiệp hội nghề nghiệp, tổ ngành nghề làm vƣờn, chăn nuôi, gắn với đầu tƣ tín dụng ƣu đãi váo các lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ các ngành nghề sản xuất nông sản phẩm, thủ công mỹ nghệ tại chỗ, sản xuất cây giống, nghề truyền thống, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho cƣ dân địa phƣơng. Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân; thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân; đẩy mạnh thực hiện luật doanh nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng

cƣờng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000.

- Tiếp tục phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình, củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác đa dạng trên cơ sở tự nguyện và có hiệu quả. Đồng thời chú trọng phát triển các loại hình kinh tế trang trại.

- Ngành nông nghiêp: Cần phát triển các cơ sở quốc doanh để sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

- Ngành đánh bắt thuỷ sản: cần xây dựng đội tàu quốc doanh đủ mạnh, đặc biệt đội tàu đa chức năng vừa khai thác, vừa chế biến trên biển, có trang thiết bị khai thác hiện đại, các phƣơng tiện thông tin liên lạc và cứu hộ đầy đủ. Đội tàu quốc doanh có nhiệm vụ hƣớng dẫn ngƣ dân cùng tham gia khai thác biển Đông, vừa có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)