Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 139)

5. Bố cục luận văn

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở năng cao hơn nữa năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạo bƣớc phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, đô thị và phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo.

Phát triển văn hoá xã hội tƣơng xứng với phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trƣờng.

Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ nét môi trƣờng sinh thái. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Mở rộng phát huy dân chủ và sức sáng tạo của nhân dân. Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thành một địa bàn động lực, năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng giá trị GDP năm 2020 (giá so sánh) gấp 2,5 lần năm 2015 và gấp 4,5 lần năm 2007. Tốc độ tăng trƣởng GDP thời kỳ 2011 - 2015 đạt 13%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,2%. Trong đó:

+ Tốc độ tăng trƣởng bình quân khu vực I giai đoạn 2011 - 2015 là 4,0%, giai đoạn 2016 - 2020 là 4,2%.

+ Tốc độ tăng trƣởng bình quân khu vực II giai đoạn 2011 - 2015 là 13,8%, giai đoạn 2016 - 2020 là 14,3%.

+ Tốc độ tăng trƣởng bình quân khu vực III giai đoạn 2011 - 2015 là 13,3%, giai đoan 2016 - 2020 là 14,7%.

+ GDP BQ đầu ngƣời năm 2015 đạt 3.200 USD, đến năm 2020 đạt 6.300 USD. - Dự báo đến năm 2015 cơ cấu ngành trong GDP ; nông, lâm, thuỷ sản là 4,3%, công nghiệp và xây dựng là 59,5%, dịch vụ là 36,2%, và đến năm 2020 cơ cấu tƣơng ứng là 2,7%; 59,8%; 37,5%.

4.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế

4.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (khu vực I) a. Quan điểm

- Quảng Ninh có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng vùng ven biển, có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển nông nghiệp toàn diện nên cần phải ƣu tiên đầu tƣ để có thể tiếp tục sản xuất với tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh hiệu quả đầu tƣ trên diện tích đất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I có ảnh hƣởng đến cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá gắn liền với thị

trƣờng, với phƣơng châm đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, tăng nhanh sản lƣợng, đồng thời nâng cao chất lƣợng nông sản với sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. Từng bƣớc hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và có sức cạnh tranh.

- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy mọi thành phần kinh tế và thu hút mọi nguồn vốn đầu tƣ, nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và các lợi thế của từng vùng.

b. Dự báo phát triển

Theo dự báo, đến năm 2015, GDP của khu vực I chiếm 4,3% và đến năm 2020 chiếm 2,7% trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Trong khu vực I, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự tăng trƣởng của khu vực I, tiếp đến là ngành thuỷ sản.

Bảng 4.1. Dự báo GDP khu vực I (giá thực tế)

Đơn vị: Tỷ đồng 2007 2011 2015 2020 Tổng GDP 1.345 3.398 3.975 4.836 Nông nghiệp 839,5 1.668,8 2.206,1 2.466,4 Lâm nghiệp 80,5 258,6 337,9 435,2 Thuỷ sản 425,0 1470,6 1.431,0 1.934,4

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Tác giả tinh toán

Nhìn vào biểu đồ trên ta có nhận xét nhƣ sau:

Ngành nông nghiệp là ngành có GDP lớn nhất, năm 2020 so với năm 2011 đã tăng đƣợc 797,6 tỷ đồng, chiếm 55,5% tổng số tăng của khu vực I, tiếp đến là ngành thuỷ sản tăng đƣợc 463,8 tỷ đồng, chiếm 32,3% tổng số tăng của khu vực I, ngành lâm nghiệp tăng đƣợc 124,2 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng số tăng GDP của khu vực I.

Nhƣ vậy cơ cấu nội bộ khu vực I của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng kể đến năm 2020. Ngành nông nghiệp từ năm 2007 đến năm 2020 đã giảm đƣợc

11,39% , bình quân năm giảm 2,278%, ngành thuỷ sản tăng lên 8,38%, bình quân năm tăng 1,676%.

Bảng 4.2. Dự báo cơ cấu GDP khu vực I

Đơn vị: % 2007 2011 2015 2020 Tổng số 100 100 100 100 Nông nghiệp 62,39 49,11 55,5 51,0 Lâm nghiệp 5,99 7,60 8,5 9,0 Thuỷ sản 31,62 43,29 36,0 40,0

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh + Tác giả tính toán

Sự chuyển dịch cơ cấu khu vực I quyết định bởi hai ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Giá trị tăng thêm của khu vực I cũng vậy. Tuy nhiên trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Về giá trị tuyệt đối và cơ cấu ngành công nghiệp vẫn cao hơn ngành thuỷ sản.

Phân tích giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp năm 2011 có giá trị sản xuất 4.335 tỷ đồng, năm 2015 là 5.298 tỷ đồng , dự báo năm 2020 là 7.148 tỷ đồng. Nhƣ vậy trong 10 năm 2011- 2020 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã tăng đƣợc 2.813 tỷ đồng, bình quân năm tăng 281,3 tỷ đồng.

Phân tích giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ta thấy nhƣ sau:

+ Ngành trồng trọt: Từ năm 2011 đến năm 2020 đã tăng đƣợc 627 tỷ đồng

chiếm 22,3% so với tổng số tăng của ngành nông nghiệp, bình quân năm tăng 62,7 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng đƣợc 288 tỷ đồng và giai đoan 2015 - 2020 tăng đƣợc 339 tỷ đồng.

+ Ngành chăn nuôi: Từ năm 2011 đến năm 2020 đã tăng đƣợc 1.791 tỷ đồng

chiếm 63,7% so với tổng số tăng của ngành nông nghiệp, bình quân năm tăng 179,1 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng đƣợc 560 tỷ đồng và giai đoạ 2015 - 2020 tăng đƣợc 1231 tỷ đồng.

+ Ngành dịch vụ nông nghiệp: Từ năm 2011 đến năm 2020 đã tăng đƣợc 395 tỷ đồng chiếm 14% tổng số tăng của ngành nông nghiệp, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng đƣợc 115 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 tăng đƣợc 380 tỷ đồng.

Bảng 4.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá thực tế)

Đơn vị: Tỷ đồng 2007 2011 2015 2020 Tổng số 2.616 4.335 5.298 7.148 Trồng trọt 1.500 2.969 3.257 3.596 Chăn nuôi 1.035 1.125 1685 2.916 Dịch vụ 81 241 356 636

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh + Tác giả tính toán

Xét về cơ cấu nội bộ ngành có xu hƣớng:

- Ngành trồng trọt ngày càng giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì ngành trồng trọt vẫn chiếm ƣu thế trong ngành nông nghiệp. Đây là ngành quyết định sự tăng trƣởng của ngành nông nghiệp và có ảnh hƣởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2020 ngành trồng trọt chiếm 50,3%, so với năm 2011 giảm đƣợc 17% và năm 2015 giảm đƣợc 11,2%.

Ngành chăn nuôi năm 2020 so với năm 2011 tăng đƣợc 14,8%, so với năm 2015 tăng đƣợc 9%.

Ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2020 tăng 3,4% so với năm 2011 và tăng 2,2% so với năm 2015.

Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá thực tế)

Đơn vị: % 2007 2011 2015 2020 Tổng số 100 100 100 100 Trồng trọt 57,3 68,5 61,5 50,3 Chăn nuôi 39,6 26,0 31,8 40,8 Dịch vụ 3,1 5,5 6,7 8,9

Nhƣ vậy từ nay đến năm 2020 ngành nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét.

Dự kiến sản xuất ngành nông nghiệp

Bảng 4.5: Sản xuất cây lƣơng thực

Đơn vị: ha

2007 2011 2015 2020

Diện tích cây lƣơng thực 52.340 51.500 49.000 49.000

-Lúa 45.566 45.000 41.000 40.000

-Ngô 6.774 6.500 8.000 9.000

Nguồn: Niên giám thống kê + Sở NN&pTNT Quảng Ninh + Tác giả tính toán

Diện tích cây lƣơng thực của tỉnh có xu hƣớng giảm dần. Sau 10 năm từ 2011 đến năm 2020 diện tích cây lƣơng thực giảm 2.500 ha, bình quân năm giảm 250 ha, trong đó diện tích lúa giảm 5.000 ha và diện tích ngô tăng 2.500 ha.

* Trồng trọt Cây lúa

Tỉnh Quảng Ninh kém lợi thế về sản xuất lúa so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng. Thời kỳ 2007 - 2011 sản lƣợng lúa của Quảng Ninh phát triển theo hƣớng tăng vụ, tăng năng suất và thời gian tới chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và ngày càng ít lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Hƣớng sản xuất lúa là thâm canh tăng năng suất và đặc biệt là chất lƣợng gắn với hạ giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả của sản xuất lúa gạo. Chuyển một phần diện tích lúa sang trồng cây ăn trái, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Sử dụng các giống lúa chất lƣợng cao, giống lúa đặc sản vào thâm canh sản xuất.

Năm 2020 tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm là 40.000 ha, sản lƣợng 220.000 tấn, ngô là 9.000 ha, sản lƣợng là 24.000 tấn.

Các giải pháp phát triển

- Tập trung hơn nữa cho thâm canh theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tăng năng suất các vụ trong năm, xây dựng vùng lúa chất lƣợng cao và đặc sản. Đẩy mạnh xây dựng mạng lƣới nhân giống lúa nhằm đáp ứng nhu cầu giống đặc sản và chất lƣợng cao sẽ tăng nhanh trong những năm tới.

- Chuyển giao kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cƣờng trang bị cơ giới cho khâu thu hoạch để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong mùa thu hoạch để chủ động về lịch thời vụ, khuyến khích phát triển các cơ sở sấy thóc để nâng cao chất lƣợng.

- Tăng cƣờng liên kết 4 nhà trong chuyển giao kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ để ngƣời dân yên tâm với phát triển sản xuất. Tăng cƣờng đầu tƣ cho hệ thống thuỷ lợi.

Sản xuất cây ăn quả

Các huyện miền núi của Quảng Ninh, đặc biệt là các huyện Đông Triều, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn…có lợi thế về đất tốt thuận lợi cho phát triển cây ăn quả. Cây ăn quả ở Quảng Ninh khá đa dạng: Nhãn, vải, na, dứa, chuối…Cùng với xu hƣớng tăng cƣờng thâm canh cho tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, nhiều nhà vƣờn đã đa dạng hoá sử dụng đất vƣờn quả kết hợp với nuôi gà thả vƣờn, trồng cỏ nuôi bò, kết hợp với du lịch… góp phần tăng thu nhập khoảng 15-20%.

Dự kiến trong những năm tới Quảng Ninh sẽ tiếp tục phát triển mạnh cây ăn quả. Ngoài việc xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với các loại cây ăn quả chủ lực, sẽ phát triển cây ăn quả trong vƣờn nhà, với các loại cây cho năng suất và giá trị cao nhƣ na, dứa, vải, nhãn…để cung cấp một phần cho nhu cầu nội vùng, góp phần cải thiện dinh dƣỡng hàng ngày, nhất là ngƣời nghèo.

Bảng 4.6. Dự kiến phát triển cây ăn quả

Đơn vị: (DT:ha; SL: tấn)

Hạng mục 2007 2011 2015 2020

Cây ăn quả -Diện tích -Sản lƣợng 8.147 16.598 9.000 25.546 10.000 25.029 11.000 29.500

Nguồn: Niến giám thống kê QN 2011+Sở NN&PTNT+Tác giả tính toán

Các giải pháp phát triển

- Tiến hành xây dựng, bổ sung hàng năm cho các dự án cây ăn quả trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó xác định các dự án đầu tƣ cho các địa bàn trọng điểm.

- Ƣu đãi tín dụng bằng nguồn vốn trung và dài hạn để giúp các hộ lập vƣờn mới, cải tạo vƣờn tạp và vƣờn kém chất lƣợng.

- Cải tạo các vƣờn tạp, vƣờn già cỗi để trồng các loại cây có triển vọng thị trƣờng và chất lƣợng cao nhƣ: Na, nhãn, dứa..

- Tăng cƣờng các biện pháp kiểm định giống cây ăn trái. Sử dụng giống sạch bệnh, tập trung cho thâm canh.

- Xây dựng thƣợng hiệu cho các loại cây ăn trái có thế mạnh, đẩy mạnh công tác mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thay thế giống cũ năng suất thấp và chất lƣợng kém bằng ghép cành, ghép mắt. Chú trọng nâng cấp các trại giống để sản xuất giống sạch bệnh, giống khoẻ, năng suất cao, chất lƣợng đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng.

- Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về công tác giống cây trồng. Hỗ trợ các nông dân về khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin về thị trƣờng, tăng cƣờng kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Sản xuất cây thực phẩm

Bảng 4.7: Dự kiến phát triển cây thực phẩm

Đơn vị: (DT:ha, SL: tấn) Hạng mục 2007 2011 2015 2020 1. Khoai tây - Diện tích - Sản lƣợng 0 0 400 5.100 500 5.150 600 5.600 2. Rau các loại - Diện tích - Sản lƣợng 8.587 128.642 9.500 123.099 11.000 121.071 12.000 202.000 3. Đậu đỗ các loại - Diện tích - Sản lƣợng 327 1.175 600 1.402 900 1.078 1.000 3.300

Các giải pháp phát triển

- Cần tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi để đƣa nƣớc tƣới về chủ động cho vùng đất trồng.

- Ứng dụng các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thời gian sinh trƣởng phù hợp với từng cơ cấu mùa vụ. Tổ chức sản xuất giống tại tỉnh để cung cấp giống cho nông dân sản xuất.

- Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thu mua sản phẩm và hỗ trợ khi giá bất lợi để ngƣời dân tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định. Tăng cƣờng liên kết với các tỉnh để góp phần tạo thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Tăng cƣờng liên kết 4 nhà trong chuyển giao kỹ thuật, chế biến và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.

* Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi ở Quảng Ninh có vai trò quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Quảng Ninh có nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm. Giai đoạn 2007 - 2011 chăn nuôi ở Quảng Ninh có bƣớc chững lại. Số lƣợng các loại gia súc giảm mạnh, nhất là trâu và bò do mục dích chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác nhƣng số lƣợng gia cầm lại tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, chăn nuôi ở Quảng Ninh cũng nhƣ trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Hồng vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, hàm lƣợng khoa học kỹ thuật thấp, chƣa có cơ sở chế biến hiện đại và đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm nên sức cạnh tranh chƣa cao, chƣa đủ sức cạnh tranh xuất khẩu.

Tuy nhiên, giai đoạn 2011 đến nay số lƣợng trâu bò lại dần tăng lên. Dự kiến chăn nuôi ở Quảng Ninh phát triển trong giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 13% theo hƣớng kết hợp hài hoà giữa tăng quy mô đàn với tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và trang trại theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hoá, hình thành các vùng nguyên liệu cung cấp ổn định cho các lò mổ tập trung trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.8: Dự kiến phát triển chăn nuôi Đơn vị: 1.000 con Hạng mục 2007 211 2015 2020

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)