5. Bố cục luận văn
3.2.3. Ngành dịch vụ(khu vực III)
Đây là khu vực có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong 3 khu vực, về giá trị tăng thêm (GDP) tính theo giá thực tế thì năm 2007 mới đạt 7.722 tỷ đồng, năm 2009 đạt 13.185 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 20.497 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 5 năm 2007-2011 đạt 33,03%.
Cơ cấu lớn nhất đóng góp vào tăng trƣởng GDP của khu vực III là ngành thƣơng nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc.
Bảng 3.19. Cơ cấu GDP khu vực III 2007-2011 (giá thực tế) Đơn vị: %
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 100 100 100 100 100
1.Thƣơng nghiệp,SC xe có Đ.cơ 43,2 42,2 36,6 36,8 34,1
2.Khách sạn, nhà hàng 6,5 7,2 7,2 7,2 7,0
3.Vận tải, kho bãi,TTLL 16,9 17,4 18,4 17,5 18,5
4.Tài chính, tín dụng 5,2 5,6 9,7 10,3 10,9
5.HĐ khoa học công nghệ 0,1 0,2 0,4 0,4 0,4
6.HĐ liên quanKDTS,DVTV 0,7 1,2 1,8 1,8 2,2
7.QLNN&ANQP, ĐB xã hội 7,6 7,3 7,0 6,3 5,7
8.Giáo dục & đào tạo 7,6 7,1 7,7 7,4 7,0
9.Y tế & HĐ cứu trợ 2,2 2,1 2,1 2,0 1,9
10.HĐ văn hoá, thể thao 2,0 2,1 2,7 3,1 3,9
11.HĐ Đảng,Đ.thể,H.hội 0,3 0,3 0,3 0,4 0,5
12.HĐ P.vụ cá nhân & CĐ 0,6 0,6 1,1 1,3 1,5 13.Làm thuê công việc gia đình - 0,1 0,1 0,1 0,1 14.Thuế NK hàng hoá & DV 7,0 6,7 4,9 5,4 6,5
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê Quảng Ninh 2011
- Xét theo giá thực tế
Ngành thƣơng nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô là ngành chiếm vị trí số 1, năm cao nhất là năm 2007 chiếm 43,2% trong tổng số GDP của khu vực III, giảm dần qua từng năm, đến năm 2011 chiếm 34,1%.
Ngành vận tải, kho bãi, TTLL chiếm vị trí số 2, thấp nhất là năm 2007 chiếm 16,9% và cao nhất là năm 2011 chiếm 18,5%.
Ngành tài chính, tín dụng chiếm vị trí số 3 của ngành dịch vụ trong suốt 5 năm và giá trị ngày càng lớn, tỷ lệ trong cơ cấu ngày càng tăng, năm 2007 chiếm 5,2%, năm 2009 chiếm 9,7% và đến năm 2001 chiếm 10,9% trong cơ cấu ngành dịch vụ.
Các ngành khách sạn, nhà hàng năm 2007 chiếm 6,5% và chiếm tỷ lệ trong cơ cấu ngành dịch vụ ổn định qua các năm, khoảng 7,2%. Các ngành còn lại đóng góp vào cơ cấu GDP của khu vực III nhƣng tỷ trọng .chiếm trong cơ cấu nhỏ
- Về giá trị sản xuất
Cũng nhƣ GDP, giá trị sản xuất của khu vực III tăng đều qua các năm.
Tính theo giá thực tế, năm 2007 khu vƣc III đạt 11.681 tỷ đồng, tăng dần qua các năm, đến năm 2009 đạt 23.564 tỷ đồng và năm 2011 đạt 29.478 tỷ đồng, sau 5 năm tăng đƣợc 17.797 tỷ đồng, bình quân năm tăng đƣợc 3.559 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu giá trị sản xuất các ngành khu vực III như sau:
Bảng 3.20. Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực III 2007-2011 (giá thực tế)
Đơn vị: %
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 100 100 100 100 100
1. Thƣơng nghiệp,SC xe có Đ.cơ 47,1 43,1 37,9 36,3 33,5
2. Khách sạn, nhà hàng 8,9 9,4 8,2 8,7 8,1
3. Vận tải, kho bãi,TTLL 18,9 20,5 23,9 23,6 23,4
4. Tài chính, tín dụng 5,4 8,1 9,2 9,6 9,7
5. HĐ khoa học công nghệ 0,2 0,2 0,4 0,6 0,7
6. HĐ liên quanKDTS,DVTV 0,8 0,7 1,4 1,4 2,5
7. QLNN&ANQP, ĐB xã hội 8,0 7,6 7,7 7,2 6,7
8. Giáo dục & đào tạo 5,2 5,1 5,3 5,8 6,5
9. Y tế & HĐ cứu trợ 2,3 2,1 1,9 2,0 2,3
10. HĐ văn hoá, thể thao 1,8 1,6 2,4 2,5 4,0
11. HĐ Đảng, Đ.thể, H.hội 0,2 0,2 0,2 0,4 0,5
12. HĐ P.vụ cá nhân & CĐ 0,6 0,6 1,0 1,1 1,5 13. Làm thuê công việc gia đình - 0,05 0,05 0,04 0,05
14. Thuế NK hàng hoá & DV - - - - -
Ngành thƣơng nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô (gọi tắt là ngành thƣơng nghiệp) là ngành chiếm vị trí lớn nhất trong cơ cấu khu vực III, năm đạt thấp nhất là năm 2011 chiếm 33,5% và năm cao nhất là năm 2007 chiếm 47,1%. Đây là ngành quyết định sự tăng trƣởng của khu vực III. Về cơ cấu giảm dần qua các năm do hoạt động của các ngành trong khu vực dịch vụ, nhƣng về giá trị tuyệt đối thì ngành thƣơng nghiệp liên tục tăng qua các năm.
Ngành chiếm vị trí thứ hai sau ngành thƣơng nghiệp là ngành vận tải, kho bãi, TTLL. Trong suốt 5 năm 2007 - 2011 cơ cấu ngành này trong khu vực III luôn tăng, năm 2007 chiếm 18,9% đến năm 2011 đạt 23,4%.
Ngành chiếm vị trí thứ ba của khu vực III là ngành tài chính - tín dụng. Năm 2007 ngành tài chính - tín dụng chiếm 5,4% thì đến năm 2011 đã tăng lên chiếm tỷ lệ 9,7% trong khu vực III.
Các ngành còn lại nhƣ Giáo dục - đào tạo, khách sạn, nhà hàng, y tế cứu trợ, văn hoá thể thao chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng giá trị sản xuất của khu vực III. Tuy nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì các ngành này năm sau đều cao hơn năm trƣớc.
Sau đây xem xét cụ thể ngành thƣơng nghiệp
Ngành thươngnghiệp
Ngành thƣơng nghiệp của tỉnh đã có chuyển biến tốt, hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú thoả mãn đƣợc nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, đóng góp nhiều vào GDP và chiếm tỷ trọng khá trong ngành dịch vụ.
a/ Giá trị sản xuất (giá thực tế)
Giá trị sản xuất của ngành thƣơng nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2007 đạt 5.503 tỷ đồng, năm 2009 đạt 8.933 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 9.882 tỷ đồng. Trong 5 năm tăng đƣợc 4.379 tỷ đồng, bình quân năm tăng đƣợc 875,8 tỷ đồng, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2009.
b/ Giá trị tăng them (giá thực tế)
Cũng nhƣ giá trị sản xuất, GDP ngành thƣơng nghiệp tăng lên nhanh chóng và liên tục từ năm 2007 đến năm 2011. Trong 5 năm GDP đã tăng đƣợc 3.650 tỷ đồng, bình quân năm tăng 730 tỷ đồng.
c/ Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội
Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2007 đạt 15.942 tỷ đồng. Trong 5 năm 2007 - 2011 đã tăng đƣợc 15.549 tỷ đồng, bình quân năm tăng 3.109,8 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội phân theo thành phần kinh tế nhận thấy nhƣ sau:
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc chiếm phần lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội. Năm 2007 đạt 11.577 tỷ đồng, chiếm 72,61% trong tổng số, năm 2011 đạt 22.148 tỷ đồng, chiếm 70,39% trong tổng số.
Nếu phân theo ngành hoạt động có nhận xét nhƣ sau:
Ngành thƣơng mại chiếm phần lớn, năm 2007 đạt 12.882 tỷ đồng, chiếm 80,8% tổng mức hàng hoá bán lẻ, năm 2011 đạt 25.119 tỷ đồng, chiếm 79,84% trong tổng số.
Tiếp đến là các ngành khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ.
Kinh tế Nhà nƣớc chiếm phần nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội nhƣng có xu hƣớng tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2007 đạt 2.652 tỷ đồng chiếm 16,07%, năm 2011 đạt 7.834 tỷ đồng, chiếm 24,9% trong tổng số.
Tóm lại, trong thời gian qua, thƣơng mại nội địa của tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vu tăng nhanh, lực lƣợng lao động phát triển cả ở khu vực kinh tế Nhà nƣớc và ngoài Nhà nƣớc. Thƣơng nghiệp Nhà nƣớc khôi phục lại nhanh chóng nhƣng cần đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhiều hơn nữa mới cạnh tranh đƣợc và phát triển trên thị trƣờng.
d/ Xuất nhập khẩu địa phương
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh giai đo 2007-2011 tăng lên nhanh chóng. Với lợi thế là một tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc, có cảng biển nƣớc sâu, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 2,241 tỷ USD và đến năm 2011 đạt 4,175 tỷ USD. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đã đạt 2,264 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1,911 tỷ USD.
Trong mặt hàng xuất khẩu có hàng công nghiệp và than, hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng lâm sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Giá trị hàng công
nghiệp và than xuất khẩu năm 2007 đạt 1,053 tỷ USD, chiếm 76,58% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và năm 2011 đạt 1,635 tỷ USD chiếm 72,21% tổng giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra còn có các mặt hàng xuất khẩu khác là hàng nông sản, thuỷ sản. Giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản ngày càng tăng, tuy nhiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hàng thuỷ sản và nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
Trong mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, nông ngƣ cơ, đặc biệt trong những năm gần đây nhập khẩu dƣợc và nguyên liệu dƣợc là chủ yếu.
Tóm tắt chƣơng 3
Từ năm 2007 đến năm 2011 nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh có sự chuyển biến nhất định, tốc độ tăng GDP bình quân năm đạt 12,08%. Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) có sự chuyển dịch đáng kể; năm 2007 khu vực I chiếm 6,6% đến năm 2011 đã giảm còn 6,2%, nhƣ vậy sau 5 năm giảm 0,4%; tƣơng ứng khu vực II tăng từ 55,3% lên 56,9%, và khu vực III giảm từ 38% xuống 36,9%.
GDP bình quân đầu ngƣời năm 2007 (tính theo giá cố định) đạt 18,086 triệu đồng, năm 2011 đạt 46,687 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân năm 38,04%. Nếu tính giá thực tế GDP bình quân đầu ngƣời sau 5 năm tăng đƣợc 34,438 triệu đồng.
Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng khu vực I và III ngày càng giảm, khu vực II ngày càng tăng.
Khu vực I chuyển dịch rõ nét nhất là ngành thuỷ sản và nông nghiệp, năm 2007 nông nghiệp chiếm 62,39% đến năm 2011 giảm xuống còn 49,11%, thuỷ sản năm 2007 chiếm 31,60% đến năm 2011 chiếm 43,27%.
Trong nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng ngành trồng trọt có xu hƣớng tăng và ngành chăn nuôi có xu hƣớng giảm.
Ngành thuỷ sản chuyển dịch theo hƣớng tỷ lệ ngành khai thác ngày càng tăng và ngành nuôi trồng ngày càng giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành.
Khu vực II ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực II. Về thời gian xu hƣớng ngành công nghiệp ngày càng giảm, ngành xây dựng ngày càng tăng. Năm 2007 ngành công nghiệp chiếm 93,09% năm
2011 chiếm 92,12% tƣơng ứng ngành xây dựng là 6,91% và 7,88%. Tuy nhiên nếu xét về giá trị tuyệt đối thì ngành công nghiệp lớn hơn ngành xây dựng rất nhiều.
Trong ngành công nghiệp thì công nghiệp khai thác có cơ cấu lớn nhất, thƣờng chiếm trên 62%. Đây là thế mạnh của một tỉnh có ngành công nghịêp khai thác than.
Khu vực III có sự tiến bộ đáng kể trong suốt 5 năm, GDP liên tục năm sau cao hơn năm trƣớc, trong đó ngành thƣơng nghiệp là ngành có cơ cấu lớn nhất trong khu vực III, tiếp đến là ngành vận tải, kho bãi, TTLL, tài chinh - tín dụng, giáo dục, y tế….
Tuy nhỉên so với tiềm năng sự chuyển dịch cơ cấu nói chung và cơ cấu nội bộ các ngành của tỉnh còn thấp.
Chƣơng 4
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU