5. Bố cục luận văn
4.2.4. Giải pháp về ứng dụng Khoa học-Công nghệ
- Đối với phạm vi tỉnh, hoạt động khoa học công nghệ nên tập trung cho công tác nghiên cứu ứng dụng, phổ cập các tiến bộ khoa học-công nghệ, có cơ chế gắn kết giữa hộ với sản xuất, đơn vị sản xuất - kinh doanh với các Viện, Trƣờng nhằm chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Có cơ chế xác định rõ và công bằng quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời chuyển giao và ngƣời đƣợc chuyển giao khoa học - công nghệ. Thực hiện hình thức chuyển giao công nghệ bằng hợp đồng đặt hàng, công trình khoa học kỹ thuật và công nghệ có giá trị.
- Vận dụng linh hoạt, thực hiện có hiệu quả Luật khoa học công nghệ. Đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học nhất là giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sau thu hoạch.
- Phát triển công nghệ thông tin, tăng cƣờng nối mạng nội bộ và nối mạng với Trung Ƣơng, hoàn thiện chính quyền điện tử nhằm cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu nhanh, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, đƣa thông tin vào phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tƣ đồng bộ các trang thiết bị, mạng thông tin hiện đại cho trung tâm ứng dung, tƣ vấn và chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết với các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong và ngoài nƣớc. Thành lập các tổ nghiên cứu và triển khai tại các công ty, doanh nghiệp lớn.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo, sử dụng, bồi dƣỡng và có kế hoạch trẻ hoá đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, công nghệ. Đãi ngộ thoả đáng các nhà khoa học chuyển giao công nghệ về tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoa học đƣợc ra nƣớc ngoài trao đổi, nghiên cứu, học tập.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác khoa học, công nghệ có thu nhập chính đáng bằng hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Áp dụng các chính sách biểu dƣơng, khen thƣởng các nhà khoa học có công trình nghiên cứu khoa học công nghệ có giá trị.
Khuyến khích các doanh nghiệp dành một phần vốn từ quỹ phát triển sản xuất cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ và đào tạo, phát triển nhân lực. Các dự án đầu tƣ phát triển cần bố trí vốn cho công tác phản biện, đánh giá các vấn đề khoa học và công nghệ có liên quan đến nội dung, chất lƣợng của dự án.
- Thống nhất quản lý tất cả các dự án, chƣơng trình khoa học - công nghệ, và phải đƣợc xây dựng nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong khi kinh phí sự nghiệp khoa học - công nghệ còn thấp, cần phải tập trung vào mục đích then chốt, đặc biệt là tạo ra những sản phẩm có lợi thế đặc trƣng. Mặt khác phải thực hiện việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án từ các nguồn vốn khác nhau thành chƣơng trình tổng hợp. Địa bàn triển khai phải có quy hoạch phát triển với các mục tiêu cụ thể. Cơ quan thống nhất quản lý các dự án, chƣơng trình khoa học - công nghệ là Sở khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng.
- Nâng cao dân trí nông thôn đó là điều kiện tốt để tiếp thu khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công tác thông tin, phổ biến tri thức khoa học đƣợc biên soạn ở dạng phổ thông dễ hiểu, áp dụng trong nông thôn; trƣớc hết là tri thức về nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, thị trƣờng quản lý…Để tự mỗi ngƣời có đủ khả năng chủ động quyết định kế hoạch sản xuất của mình với độ rủi ro ít nhất.
- Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý chiến lƣợc, của các tổ chức quản lý tiêu chuẩn đo lƣờng và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Mở rộng đăng ký chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000. Có biện pháp phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý thích đáng các cơ sở sản xuất, lƣu thông hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu.