Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 38)

5. Bố cục luận văn

1.1.3. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đặc trƣng vốn có của quá trình phát triển kinh tế dài hạn. Một nền kinh tế có cơ cấu linh hoạt sẽ đạt đƣợc một sự phát triển nhanh chóng. Đó là một nền kinh tế mà trong đó các mục tiêu và công cụ đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý để thích ứng sự thay đổi giới hạn và cơ hội kinh doanh. Nghĩa là bao gồm sự linh hoạt về cơ cấu thể chế của hệ thống kinh tế xã hội, sự linh hoạt của Chính phủ trong việc điều chỉnh chính sách khi điều kiện thay đổi. điều kiện để có một nền kinh tế linh hoạt là: Sự tồn tại một hệ thống thông tin và khuyến khích có hiệu quả; có khả năng tiếp nhận thay đổi hoặc phản ƣnga với các tín hiệu kinh tế của mọi ngƣời và vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc sắp xếp và xử lý thông tin; có khả năng thích nghi, mở cửa và phát triển.

1.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng ngoại

Mô hình hƣớng ngoại với chính sách chuyển dịch cơ cấu đƣa nền kinh tế phát triển theo hƣớng mở cửa nhiều hơn, có thể thúc đẩy thƣơng mại và các luồng tƣ bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trƣờng trong nƣớc

hay thị trƣờng ngoài nƣớc, tạo ra việc sinh lãi cao hơn việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Qua thực tế nhận xét rằng có hai loại hình của chiến lƣợc kinh tế mở cửa là:

Thứ nhất, tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hƣớng có lợi cho xuất khẩu (chẳng hạn thông qua trợ cấp xuất khẩu).

Thứ hai, tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng ngoài nƣớc. Tức là chuyển các khuyến khích có lợi cho sự mở cửa.

Đặc điểm của các chính sách hƣớng ngoại ban đầu ở nhiều nƣớc đang phát triển là hƣớng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho chính phủ, nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hình này đƣợc thực hiện với các chính sách thƣơng mại thiên về ủng hộ sƣ thay thế hàng nhập khẩu, tạo ra một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần tới sự bảo hộ mạnh mẽ.

Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đầu của việc thay thế nhập khẩu, các nƣớc đang phát triển thƣờng chuyển sang chính sách hƣớng ngoại đối với các ngành chế tạo máy. Cách tốt nhất là quan tâm đến việc cung cấp các đầu vào cho nhà xuất khẩu trong khi cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đủ. Tài quản lý của Chính phủ ở đây là sự lựa chọn sáng suốt sự thay thế nhập khẩu có hiệu quả và sự đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng một chính sách thƣơng mại quốc tế cho phù hợp với nền kinh tế đang phát triển, nhằm phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Thuế quan, các hình thức khác của bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý kinh tế vĩ mô trong nƣớc rất có ý nghĩa đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hƣớng ngoại. Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán. Việc quyết định hƣớng ngoại cho dù ở mức độ nào thì nó cũng có nhiều tác động quan trọng đến các mặt của đời sống kinh tế. Nó sẽ ảnh hƣởng đến việc phân bổ sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi đƣợc xuất và nhập khẩu; tới cƣờng độ sử dụng nguồn lựcvà tới sự phân phối thu nhập thông qua những tác động đối với thị trƣờng nhân tố sản xuất và

thị trƣờng sản phẩm; tới cơ cấu và tốc độ công nghiệp hoá; tới việc phân bổ đất đai và các nguồn lực khác; tới tỷ lệ sản xuất giữa cây lƣơng thực và cây công nghiệp cũng nhƣ các cây trồng, sản xuất phục vụ xuất khẩu…

Ƣu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năng suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế, tác động tốt đến quá trình phát triển dài hạn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác dụng tốt đối với sự tăng trƣởng của GDP.

1.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội

Với mục tiêu là phát huy tính chủ động của Chính phủ trong quản lý kinh tế, bảo đảm và duy trì sự phát triển của các ngành sản xuất truyền thống dân tộc, nhiều nƣớc trên thế giới đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hƣớng nội.

Mô hình hƣớng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hƣớng hƣớng nội, có chiến lƣợc đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hƣớng sản xuất cho thị trƣờng trong nƣớc, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lƣơng thực, và có thể cả các mặt hàng phi mậu dịch.

Ban đầu Chính phủ các nƣớc đang phát triển nhiều khi cũng lựa chọn các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cƣờng sản xuất lƣơng thực, các nông sản và khoáng sản mà trong nƣớc sản xuất đƣợc, đồng thời chính phủ cũng đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu, và làm giảm sức thu hút của nền nông nghiệp định hƣớng xuất khẩu tƣơng đối so với nền nông nghiệp hƣớng nội.

Các chính sách trên sẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp thích hợp và dần dần khuyến khích nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chung, họ còn có thể thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tên là nền công nghiệp non trẻ.

Chiến lƣợc đóng cửa là thực hiện công nghiệp hoá theo hƣớng thay thế nhập khẩu núp đằng sau bức tƣờng bảo hộ mậu dịch. Do vậy ít tạo sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu sản xuất ít nhạy bén hơn, đông cứng hơn. Ngoài ra, một chiến lƣợc dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập khẩu có xu hƣớng kèm theo

sự hối lộ và độc đoán, gây trì trệ trong quá trình phát triển, ảnh hƣởng không nhỏ đến tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

1.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài

Mô hình chung của hầu hết các nƣớc trên thế giới là một nền kinh tế năng động; công nghiệp hoá với sự phát triển cân đối giữa các ngành; phát triển hệ thống tài chính, tăng cƣờng các mối quan hệ tài chính nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tƣ cao; vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh, có khả năng đối phó với những biến động bất thƣờng của trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

Công nghiệp hoá cũng nhƣ sự phát triển cân đối giữa các ngành: Đây là loại yếu tố có lợi thế đặc biệt so với phƣơng án chuyên môn hoá trong nông nghiệp. Mô hình này cũng không ủng hộ chiến lƣợc phát triển một ngành duy nhất. Ní khẳng định đầu tƣ là yếu tố quan trọng quyết định phát triển. Nó cũng có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động bất thƣờng và dễ hoà nhập với quốc tế. Mặt khác, ngành công nghiệp còn là ngành ƣu thế hơn trong việc tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tận dụng những đặc trƣng của nền sản xuất hiện đại, khuyến khích tăng trƣởng trong các khu vực khác của nền kinh tế thông qua việc mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất đầu ra là các thành phẩm và tƣ liệu sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển lành mạnh của ngành nông nghiệp và khai khoáng có ý nghĩa sống còn đối với thành công của quá trình công nghiệp hoá. Chúng không những cung cấp phần lớn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, mà còn là nguồn vốn lao động cho công nghiệp và tạo nhu cầu trong nƣớc về sản phẩm tiêu dung của công nghiệp. Ngoài ra, sự thành công của hai ngành này còn có ý nghĩa sống còn trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.

- Phát triển hệ thống tài chính, tăng cƣờng các mối quan hệ nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tƣ cao: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì hệ thống tài chính tăng trƣởng nhanh hơn nhiều so với tăng trƣởng GDP và sản xuất của cải. Tuy nhiên mối quan hệ nhân quả không phải một chiều và sự phát triển của khu vực tài chính đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khu vực khác trong nền kinh tế về dịch vụ tài chính.

Nhƣ vậy khu vực tài chính hoạt động tốt sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tƣ với tỷ suất lợi nhuận khả quan nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Điều quan trọng là nó có thể khuyến khích tính linh hoạt bằng cách:

- Tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ, tạo một môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định và cân đối. Cụ thể là bằng cách tăng tỷ lệ giao dịch thông qua ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác để làm tăng khả năng phản ứng của nền kinh tế đối với các biến số tiền tệ.

Tăng khả năng điều chỉnh nhu cầu về tiền tệ thông qua chính sách lãi suất và các chính sách khác, cải thiện cơ sở để kiểm soát cung ứng tiền tệ thông qua các giao dịch trên thị trƣờng mở.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)