Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 96)

5. Bố cục luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, của vùng đồng bằng sông Hồng và của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011, từ đó xác định quan điểm phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhƣ sau:

Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tăng trƣởng để phát triển nhanh, bền vững hơn.

Tập trung đầu tƣ phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội tƣơng xứng với phát triển kinh tế. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phƣơng, vùng, miền, năng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên cơ sở vừa chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp có quy mô lớn nhằm tăng nhanh sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng, có lợi thế cạnh tranh.

Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá gắn với các hình thức hợp tác hoá, hình thành các tập đoàn sản xuất liên doanh, liên kết trong đó doanh nghiệp Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ lệ khu vực I, tăng tỷ lệ khu vực II và III. Chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh, năng cao hiệu quả nông nghiệp thuỷ sản và phát triển kinh tế nông thôn.

Phát triển thị trƣờng trong tỉnh, trong đó chú trọng thị trƣờng nông thôn vùng sâu, vùng xa theo hƣớng mở rộng các hình thức hoạt động thƣơng mại, dịch vụ để

tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình tăng trƣởng kinh tế, chú trọng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động, nâng cao mức thu nhập cho nhân dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho ngƣời dân ở nông thôn và thành thị.

Phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển các hình thức sở hữu đan xen.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên biển, trên bộ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc các cấp, giữ gìn trật tự kỷ cƣơng trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Tăng cƣờng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)