Môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 102 - 105)

6. Bố cục của luận văn

3.2.8. Môi trường

Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và tiến lên thành phố vào năm 2010, vấn đề môi trường được Đảng bộ chính quyền thị xã chú trọng. Để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang, các cấp, ngành, cộng đồng và các doanh nghiệp cũng đã có sự phối hợp cần thiết để triển khai những giải pháp đồng bộ mang tính tổng hợp, để xây dựng quy hoạch và bảo vệ môi trường. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa chưa cao so với

94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các tỉnh trong khu vực và đồng bằng Bắc Bộ, thì đây vừa là khó khăn nhưng cũng là điều kiện để thị xã Tuyên Quang nhìn nhận những bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa - bảo vệ môi trường từ các thành phố phát triển trước, để hoạch định cho mình bước đi vững vàng hơn trong việc xây dựng và phát triển bền vững.

Hiện trạng môi trường thị xã Tuyên Quang theo kết quả điều tra năm 2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường: Môi trường đất; môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải); môi trường không khí; chất thải rắn... Với hiện trạng môi trường thị xã Tuyên Quang như kết quả điều tra này, nhìn chung còn tương đối tốt. Duy chỉ ở một số điểm nút giao thông lớn của thị xã mới thấy biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường không khí bởi tiếng ồn và nồng độ khí CO.[67, tr.105]

Tình hình quản lý và xử lý chất thải trên địa bàn thị xã Tuyên Quang hiện còn nhiều bức xúc. Trên địa bàn thị xã tuy đã có hệ thống thu gom nước thải nhưng có rất ít các hệ thống xử lý hoàn chỉnh. Rác thải đã được thu gom hàng ngày nhưng chưa được phân loại. Phương pháp xử lý còn rất thô sơ, chủ yếu là chôn lấp tạm thời.

Để giải quyết triệt để vấn đề chất thải, thị xã cần có kế hoạch đầu tư đúng mức vào công tác thu gom, phân loại chất thải rắn quy hoạch xây dựng bãi rác, nhà máy xử lý rác thải, nước thải tiên tiến, đặc biệt là xử lý chất thải bệnh viện; quan tâm tới việc xây dựng nhà máy tái chế, tái sử dụng chất thải.

Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp nước thải bệnh viện (trừ bệnh viện đa khoa thị xã và bệnh viện Lao) chỉ được xử lý sơ bộ qua các hố ga, bể phốt lắng đọng trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải công cộng, do đó hiệu quả của quá trình xử lý không cao và hầu hết các hệ thống xử lý đều chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. Trong tổng lượng nước thải đô thị thì nước thải sinh hoạt chiếm 80 - 90% và đều chưa được xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ ở từng hộ gia đình. Nước thải được đổ vào hệ thống chung, thải trực

95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp ra các sông suối. Hệ thống thoát nước công cộng chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, các đường cống thường xuyên bị bùn cặn lắng đọng làm cho khả năng thoát nước kém. Riêng bệnh viện Lao và bệnh viện Đa Khoa thị xã Tuyên Quang đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Hầu hết các cơ sở sản xuất trong thị xã đều chưa thực hiện việc xử lý chất thải, hoặc đã có hệ thống xử lý nhưng không hoạt động thường xuyên, nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Nguyên nhân chính là do các cơ sở sản xuất đều có quy mô sản xuất nhỏ, tài chính hạn hẹp và chi phí lắp đặt, vận hành các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường còn quá cao.

Qúa trình đô thị hoá - công nghiệp hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ nhanh hơn năng lực của hệ thống quản lý. Đây là nguyên nhân gây nên những bất cập về môi trường ở khu vực đô thị và khu vực công nghiệp thị xã Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang 2010), tạo nên những đe dọa tiềm ẩn cho sự phát triển bền vững.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của địa phương, việc nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương trong quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp là một nhu cầu cấp bách. Công cụ phục vụ cho công tác quản lý phát triển đô thị và khu công nghiệp chính là bản đồ quy hoạch môi trường đô thị và khu công nghiệp. Trong các giải pháp quản lý, bên cạnh những biện pháp hành chính, việc động viên sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường sống đang giữ vai trò ngày càng quan trọng. Xác định các nhóm cộng đồng cùng với các đặc điểm tâm lý và tập quán là cơ sở để xây dựng các chương trình vận động sự tham gia của cộng đồng. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông là sự hỗ trợ quan trọng trong các chương trình vận động cộng đồng.

96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)