Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá,

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 68 - 77)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá,

3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá) hoá, hiện đại hoá)

Với mục tiêu “Tập trung mọi nguồn lực, phát huy nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” công nghiệp - TCN và xây dựng đã và đang là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế thị xã. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã năm 2005 (giá 1994) đạt xấp xỉ 420 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10,9%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của cả nước (10,03%). Ngành công nghiệp và xây dựng của thị xã có sự phát triển nhanh chóng, bước đầu đã có sự đóng góp cho sự phát triển của toàn nền kinh tế , tỷ lệ đóng góp của ngành năm 2008 đạt gần 50%. [16, tr.215]

Từ năm 2001 - 2005, công nghiệp có bước phát triển khá. Sản lượng xi măng đạt 200.000 tấn/năm, quặng kẽm đạt 5.800 tấn/năm. Thủ công nghiệp được quan tâm tạo điều kiện để mở rộng quy mô và phát triển thêm ngành nghề mới. Năm 2005, tăng 1.022 hộ sản xuất thủ công nghiệp so với năm 2000. Số hộ nông nghiệp làm thủ công nghiệp tăng khá, năm 2005 có 2.030 hộ. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu: ván ép đạt 2.500 m3; cát sỏi đạt 155.000m3; sản xuất đá xây dựng đạt 90.000m3; bột barít đạt 15.000 tấn. Hình thành và phát triển nghề mây, giang, tre đan. [2, tr.359]

Năm 2006, các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh, liên kết mở rộng ngành nghề, thị trường; duy trì và phát triển các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động. Xây dựng hai điểm sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp ở khu vực xóm 17- xã

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nông Tiến và xóm 1- xã Ỷ La để tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu thống kê năm 2005, trên địa bàn thị xã có gần 4.220 hộ sản xuất công nghiệp - TTCN [12, tr.99]. So với năm 2000, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng hơn gấp 4 lần. Theo đó số người tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN cũng tăng lên nhiều. Tính đến hết năm 2005, toàn thị xã có trên 5.100 lao động tham gia sản xuất công nghiệp.

Điều đặc biệt quan trọng là số hộ nông nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN cũng tăng lên đáng kể. Năm 2005 đã có 2.030 hộ nông nghiệp chuyển sang sản xuất TTCN (chiếm 48,1% tổng số hộ sản xuất công nghiệp của thị xã). Đây là thành quả rất lớn mà ngành công nghiệp thực hiện được nhằm tạo việc làm và giải quyết vấn đề xã hội ở nông thôn của thị xã.

Các ngành công nghiệp chính hiện nay gồm: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Tiểu thủ công nghiệp (mành cọ, làm chổi chít, hàng mây, tre, giang, chắp nứa, sơn mài..).

Giai đoạn này, số cơ sở tham gia sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất nhanh. Ngành công nghiệp khai thác có nhịp tăng nhanh nhất, khoảng 45%/năm. Ngành tăng trưởng chậm nhất trong các ngành công nghiệp là công nghiệp điện, nước, tăng trưởng bình quân đạt 4,3 - 5%/năm. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng giai đoạn vừa qua tăng khoảng 14,3%/năm.

Sự phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp của thị xã thời gian qua, chủ yếu là do sự đóng góp rất lớn của công nghiệp chế biến. Năm 2005, riêng ngành này chiếm tới 85,15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã, trong khi công nghiệp khai thác chỉ chiếm 5,76%, công nghiệp điện nước chiếm 8,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã. [16, tr.215]

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo số liệu thống kê năm 2005, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã, tiếp đến là công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm 13,5%, còn lại là các ngành công nghiệp khác…

Nhờ có chính sách khuyến khích của các thành phần kinh tế, năm 2005, thị xã có 188 doanh nghiệp, trong đó có 45 doanh nghiệp tư nhân, 106 công ty trách nhiệm hữu hạn, 20 công ty cổ phần, 17 chi nhánh văn phòng đại diện, tăng 147 doanh nghiệp so với năm 2000. Tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn 400 tỷ đồng. Có 13/25 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã cổ phần hoá. Một số doanh nghiệp chủ động mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Các hợp tác xã thủ công nghiệp được củng cố và duy trì, có 3 hợp tác xã đã chuyển đổi thành công ty cổ phần, 9 hợp tác xã đang hoạt động. Kinh tế hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh tăng nhanh, hàng năm đóng góp trên 25% trong tổng số thu ngân sách thị xã [29, tr.35]. Thực hiện cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế như miễn thuế hộ mới kinh doanh và hộ có thu nhập thấp; hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp học nghề thủ công; đào tạo nâng cao trình độ quản lý đội ngũ chủ nhiệm, kế toán hợp tác xã nông nghiệp.

Với quyết tâm cao và giải pháp phù hợp, giai đoạn này kinh tế của thị xã phát triển mạnh, với ngành nghề công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng đã chiếm 49,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 544 USD/người/năm.

Trong những năm 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế của thị xã đã có sự dịch chuyển ngày càng hợp lý. Công nghiệp quốc doanh giảm tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp từ 74,5% năm 2001 xuống 64,0% năm 2005. Điều này chứng tỏ sản xuất công nghiệp của thị xã đã có bước chuyển biến mạnh mẽ hơn theo kinh tế thị trường, qua đó khuyến khích được các thành phần kinh tế khác phát triển, vì thế đã thu hút được nhiều doanh nhân trong, ngoài thị xã

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bỏ vốn đầu tư vào sản xuất. Thông qua đó, công nghệ sản xuất mới cũng từng bước được xây dựng, lắp đặt phục vụ sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Thấy rõ tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của thị xã trong tình hình mới, thị xã đã tập trung cao độ vào việc khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong cũng như ngoài thị xã tham gia khai thác tiềm năng cho sản xuất công nghiệp, như tổ chức các cơ sở chế biến bột đá, chế biến chè… tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và tạo hàng nghìn chỗ làm việc cho nhân dân địa phương. Trong thời gian này, phần mở rộng thị xã, khu công nghiệp Long Bình An đã được Chính phủ phê duyệt và tổ chức xây dựng.

Theo số liệu thống kê năm 2006 (số liệu làm tròn) thì một số sản phẩm chủ yếu đang được sản xuất trên địa bàn thị xã như ván ép 2.500 m3, cát, sỏi 260.000 m3, bột ba rít 23.000 tấn, xay xát lương thực 48.000 tấn, xi măng 199.000 tấn [14, tr.138]. Đã hình thành và phát triển được nghề mới mây, tre, giang đan. Thời gian tới, thị xã vẫn cơ bản duy trì nền công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, thị xã cũng còn nhiều tiềm năng phát triển và giải quyết tốt đầu ra cho nông nghiệp, song sẽ bị giới hạn, khó có thể tạo ra bước đột phá tăng trưởng cao.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp (tính cả phần được mở rộng) có quy mô lớn trên địa bàn như Nhà máy đường tại phường Minh Xuân, Nhà máy xi măng tại xã Tràng Đà với công suất 190.000 tấn/năm; Nhà máy Cơ điện nông nghiệp tại xã Hưng Thành; Nhà máy khai thác mỏ sắt và cán thép tại xã An Tường có công suất 15.000 tấn/năm, Nhà máy gạch Tuynel Viên Châu có công suất 25 triệu viên/năm; Nhà máy Barit Tuyên Quang có công suất 20.000 tấn/năm; Nhà máy chè Sông Lô tại xã Kim Phú có công suất 200 tấn/năm [16, tr.225]… Ngoài ra, thị xã còn có nhiều các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ khác.

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 580 tỷ đồng, hàng năm tăng hơn 13%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 167,9 tỷ đồng, hàng năm tăng 25,3%; lao động phi nông nghiệp có 30.239 người, chiếm 83,1%; giá trị xuất khẩu đạt 30,4 tỷ đồng. [2, tr.380]

Tuy tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa cao, nhưng đây là một bước tiến quan trọng, đánh giá xu thế hội nhập và phát triển của ngành công nghiệp thị xã và của tỉnh.

Về tiểu thủ công nghiệp: Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Tỉnh Tuyên Quang nói chung và thị xã Tuyên Quang nói riêng, trong những năm qua kinh tế tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Trong báo cáo chính trị trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVI đã chỉ rõ là phải tạo được sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trong đó công nghiệp và thủ công nghiệp được đưa lên hàng đầu, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp cho những năm tiếp theo.

Ngay từ năm 2000, để phát triển mạnh sản xuất thủ công nghiệp của thị xã theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thị xã đã thông qua đề án phát triển thủ công nghiệp và tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh - dịch vụ, tiếp tục củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Tích cực phát triển kinh tế hộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển để khai thác tối ưu về lao động, vốn, kỹ thuật, nguyên liệu….[100, tr.1- 5]

Đến tháng 7 năm 2008, trên địa bàn thị xã Tuyên Quang có trên 5.150 hộ gia đình làm các nghề thủ công nghiệp, 330 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 13 HTX thủ công nghiệp thu hút trên 7.000 lao động [16, tr.123]. Do chủ động triển khai các dự án, đề án phát triển các ngành nghề thủ công

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, nên thị xã đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư, và đồng thời khuyến khích được các hộ gia đình, người lao động tích cực tham gia.

Đến đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của thị xã Tuyên Quang đạt trên 268 tỷ đồng, bằng 56,9% kế hoạch; trong đó giá trị sản xuất thủ công nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 97 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 161 tỷ đồng [100, tr.132], nhiều dự án phát triển thủ công nghiệp ở lĩnh vực sản xuất chế biến lâm sản, cơ khí... được doanh nghiệp, cá nhân đầu tư và đi vào hoạt động có hiệu quả, thu hút tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, sản xuất thủ công nghiệp thị xã phát triển không đồng đều, một số nghề mới được hình thành, song dần mai một, hoạt động của các HTX thủ công nghiệp còn đơn điệu, sản phẩm, giá trị sản xuất thấp.

Để đạt được giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 2008 đạt trên 498 tỷ đồng, cấp uỷ đảng chính quyền thị xã, và các xã, phường tiếp tục tạo cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch, quan tâm đầu tư nguồn lực xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu thủ công nghiệp; chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên thanh niên vay các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vận động nhân dân duy trì các nghề hiện có và phát triển các nghề mới. Thị xã đã từng bước hình thành các làng nghề thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, góp phần thu hút tạo nhiều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động trên địa bàn.

Sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ ở Thị xã Tuyên Quang đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế của Thị xã. Giá trị sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ năm sau luôn cao hơn năm trước, và ngày càng có nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển. Nhiều công dân của thị xã đã mạnh dạn thành lập các doanh nghiệp, đầu tư làm các nghề mới, tạo nhiều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động tại điạ phương. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khách quan: Sản xuất thủ công nghiệp ở thị xã còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xuất hiện nhiều các ngành nghề mới để khai thác tiềm năng về sức lao động, nguồn nhiên liệu sẵn có ở địa phương. Giá trị sản xuất thủ công nghiệp ở các hợp tác xã còn thấp, phần lớn các hợp tác xã thủ công nghiệp chưa năng động, chưa nhạy bén trong cơ chế thị trường, nhất là trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các nghề mới. Tuy nhiên giai đoạn này, các cơ quan, đơn vị chức năng của thị xã đã mở được hàng chục lớp dạy nghề thủ công nghiệp cho hàng trăm lượt người, song thực tế sau đào tạo, phần lớn học viên không quan tâm tới nghề đã được đào tạo, ví dụ như nghề mây giang đan, năm 2005 có 337 học viên tham gia học nghề, đến cuối năm 2007, qua thống kê sơ bộ của phòng Công thương thị xã, chỉ còn 18 người làm nghề... Cũng ở giai đoạn này, nhiều nghề mới đã được hình thành, nhưng chỉ duy trì được một thời gian ngắn rồi nhanh chóng bị mai một, điển hình như HTX sản xuất cót ở phường Minh Xuân, vừa mới thành lập xong đã phải giải thể.

Xác định rõ thế mạnh của địa phương, nhìn nhận những khó khăn tồn tại trong phát triển công nghiệp thủ công nghiệp - Từ các mục tiêu, giải pháp trong đề án phát triển công nghiệp thủ công nghiệp gắn với xây dựng làng nghề - Thị xã xác định bên cạnh sự năng động nhạy bén của các hộ gia đình thì việc khuyến khích tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, các hợp tác xã thủ công nghiệp đầu tư phát triển các nghề thủ công nghiệp có vai trò quan trọng. Thị xã đã chủ động triển khai quy hoạch các điểm công nghiệp thủ công nghiệp tại các xã Nông Tiến, Ỷ La - tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, nguồn vốn và nhiều cơ chế phù hợp cho các hộ gia đình, các Hợp tác xã thủ công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh xây dựng và triển khai các dự án. Những việc làm đó là các điều kiện cần thiết để góp phần thúc đẩy công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã phát triển bền vững. Qua thời gian đầu triển khai thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn, phong trào sản xuất thủ công nghiệp dịch vụ ở thị xã đã có những chuyển dịch đáng ghi nhận, nhiều doanh nghiệp

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã đã đầu tư phát triển các nghề phù hợp bước đầu đã đứng vững trong cơ chế thị trường.

Điểm công nghiệp thủ công nghiệp xóm 16, xã Nông Tiến bước đầu có 5 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ hợp đồng thuê đất trong thời hạn 50 năm, với tổng diện tích trên 7.000 m2. Các cơ sở này đã đầu tư nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)