Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 65 - 68)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế - tốc độ tăng trưởng kinh tế

Mặc dù nền kinh tế của thị xã phải đối đầu với những khó khăn và thách thức lớn, nhưng được sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Thị uỷ, HĐND và UBND thị, sự vào cuộc của các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc, thị xã Tuyên Quang đã khắc phục được nhiều khó khăn, thu được nhiều kết quả tốt trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Trong thời gian từ 2001 đến 2008, kinh tế của thị xã đạt được tốc độ phát triển tương đối cao và vững chắc ở hầu hết các lĩnh vực. Bước đầu trong thị xã đã hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, trường học, lưới điện, bưu chính viễn thông... được đầu tư xây dựng và nâng cấp; đời sống nhân các dân tộc trong thị xã từng bước được nâng lên.

Thành tựu tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Trong tình hình chung của cả nước cũng như của tỉnh, nền kinh tế của thị xã những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng khá. Đến 2005 cơ cấu kinh tế của thị xã: nông, lâm nghiệp chiếm 7% tổng GTSX; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 40%; thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 53%...[29, tr.28] Với vị trí là trung tâm của tỉnh, kinh tế thị xã đã luôn đóng vai trò dẫn đầu.

Trong giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12% (của tỉnh là 11,04%). Trong hoạt động của 3 nhóm ngành chính thì hoạt động ngành công nghiệp - TTCN và xây dựng có tốc độ tăng trưởng 10,9%. Thể hiện ở giá trị gia tăng của mỗi ngành trong từng năm. Năm 2000 giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 28.317,5 triệu đồng, đến năm 2005 giá trị công nghiệp đạt 420.000 triệu đồng. Ngành dịch vụ tăng 13,6% trong giai đoạn 2001 - 2005 và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,8%/năm. [99, tr.17]

57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và tăng trưởng

Đơn vị: Tỷ đồng TT Ngành, lĩnh vực 2000 2005 2008 Tăng BQ (%) 2001 - 2005 Tăng BQ (%) 2006 - 2008 Tổng cộng 559186 929718 933610 12,0 13,5

1 Công nghiệp và xây dựng 216365 363000 227630 10,9 6,9

2 Dịch vụ 327981 531000 607920 13,6 18,57

3 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

14840 35718 53060 2,8 0,97

Nguồn:[15],[19],[20],[22] Trong giai đoạn 2001 - 2008 các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Do điểm xuất phát của thị xã còn thấp, nên dù tăng tưởng kinh tế cao trong những năm qua, nhưng thu nhập bình quân đầu người cũng chưa thật đạt cao, đạt 6,3 triệu đồng/người (525.000 đồng/tháng) vào 2005. [20, tr.28]

Năm 2007, thị xã đã hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020; quy hoạch các ngành chủ yếu; quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp thị xã đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An, quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến 2015 quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phân 3 loại rừng; quy hoạch chung và điều chỉnh mở rộng quy hoạch mở rộng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020...[91]

58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thấy rõ tầm quan trọng của việc cần thiết phải nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng yêu cầu hội nhập của cả nước, lãnh đạo tỉnh, thị xã đã chú trọng hoạch định kế hoạch, định hướng, đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Cơ cấu kinh tế là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã đã dần chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản. Đến 2008, tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 15,6%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch, tỷ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt 36,96% tổng GTSX; thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 57,65%; nông, lâm nghiệp đạt 5,39%. Trong khi đó cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Tuyên Quang ở mức độ trung bình đối với các ngành kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt 30,35% tổng GTSX; thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 32,85%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 36,62%. [24, tr.1]

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 543 tỷ đồng, tăng 75,5%; thu ngân sách đạt 64 tỷ đồng, tăng 28%; thu nhập bình quân đầu người đạt 635 USD/người [100, tr.6]; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Những năm qua thị xã thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp đã có kết quả cao, điển hình là có những diện tích trồng rau, hoa đạt 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, thị xã còn quan tâm chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế phi nông nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đã tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của thị xã bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song còn chậm, đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế của thị xã trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng phát triển. Chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)